Bài 21. Thêm trạng ngữ cho câu

Chia sẻ bởi Païm Nguyeãn Hoaøng Minh | Ngày 28/04/2019 | 16

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Thêm trạng ngữ cho câu thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN TẠO
Trân trọng kính chào
Quý Thầy Cô đến tham dự tiết thao giảng
GV: Huỳnh Thanh Loan
Lớp : 7/5
KIỂM TRA BÀI CŨ

ĐỌC ĐOẠN VĂN SAU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI:
…“ Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu, mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kỳ lịch sử…”.(trích Sự giàu đẹp của tiếng Việt – Đặng Thai Mai).


Em hãy tìm câu văn mang luận điểm trong đoạn văn trên.
KIỂM TRA BÀI CŨ

ĐỌC ĐOẠN VĂN SAU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI:
…“Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu, mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kỳ lịch sử…”.(trích Sự giàu đẹp của tiếng Việt – Đặng Thai Mai).

Em hãy tìm câu văn mang luận điểm trong đoạn văn trên.


=> Luận cứ
2. Để làm sáng tỏ cho luận điểm vừa nêu, các câu văn còn lại được gọi là gì?
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Tuần 22, Tiết 80
Phần C

I. TÌM HIỂU ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận
a. Tìm hiểu ví dụ SGK / 21


ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN



Tuần 22, Tiết 80
Phần C


ĐỌC CÁC ĐỀ VĂN

(1) Lối sống giản dị của Bác Hồ.
(2) Tiếng Việt giàu đẹp.
(3) Thuốc đắng dã tật.
(4) Thất bại là mẹ thành công.
(5) Không thể sống thiếu tình bạn.
(6) Hãy biết quý thời gian.
(7) Chớ nên tự phụ.
(8) Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với nhau không?
(9) Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
(10) Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nên chăng?
(11) Thật thà là cha dại phải chăng?
ĐỌC CÁC ĐỀ VĂN
(1) Lối sống giản dị của Bác Hồ.
(2) Tiếng Việt giàu đẹp.
(Đề có tính chất giải thích, ca ngợi)
(3) Thuốc đắng dã tật.
(4) Thất bại là mẹ thành công.
(5) Không thể sống thiếu tình bạn.
(6) Hãy biết quý thời gian.
(7) Chớ nên tự phụ.
(Đề có tính chất khuyên nhủ, phân tích)
(8) Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với nhau không?
(9) Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
(Đề có tính chất suy nghĩ, bàn luận)
(10) Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nên chăng?
(11) Thật thà là cha dại phải chăng?
(Đề có tính chất tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề)
Tuần 22, Tiết 80
Phần C


ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN


I. TÌM HIỂU ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận
a. Tìm hiểu ví dụ SGK / 21
b. Ghi nhớ 1 SGK / 23
Các đề SGK / 21

I. TÌM HIỂU ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận
2. Tìm hiểu đề văn nghị luận
Tuần 22, Tiết 80
Phần C

ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
a. Đề bài: Chớ nên tự phụ
- Vấn đề nghị luận:
Chớ nên tự phụ.
- Phạm vi nghị luận:
Trong đời sống xã hội.

- Tính chất:
Lời khuyên nhủ.
b. Ghi nhớ 2 SGK /23
 Làm bài khỏi bị sai lệch (lạc đề)

I. TÌM HIỂU ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận
2. Tìm hiểu đề văn nghị luận
Tuần 22, Tiết 80
Phần C

ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
* Đề bài: “Sách là người bạn lớn của con người”.
- Vấn đề nghị luận:
Vai trò của sách đối với con người.
- Phạm vi nghị luận:
Trong đời sống xã hội.

- Tính chất:
Đề cao, ca ngợi.

I. TÌM HIỂU ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
II. LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
* Đề văn: Chớ nên tự phụ.
1. Xác lập luận điểm:
Luận điểm chính:
Tuần 22, Tiết 80
Phần C
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Chớ nên tự phụ.
- Không nên tự cao, tự đại.
Luận điểm phụ:
- Phải tôn trọng và học hỏi ở mọi người.
- …

I. TÌM HIỂU ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
II. LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
*Đề văn: Chớ nên tự phụ.
1. Xác lập luận điểm:
2. Tìm luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng)
Tuần 22, Tiết 80
Phần C
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
2. Tìm luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng)
- Tự phụ là tự đánh giá cao tài năng, thành tích của mình.
- Tự phụ là một thói xấu, có hại cho bản thân mình.
(Dẫn chứng:…)
- Tự phụ dẫn đến chủ quan, hỏng việc.
(Dẫn chứng:…)
- Tự phụ gây mất đoàn kết, không được mọi người yêu quý, giúp đỡ.
(Dẫn chứng:…)
- …
Tuần 22, Tiết 80
Phần C
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Đứa bé tự phụ
Jắc là con trai của một chủ trang trại lớn, giàu có nhất vùng. Nó rất kiêu ngạo, và nó muốn những đứa trẻ khác trong làng phải phục tùng nó. Nó chê bai quần áo rách rưới của những trẻ em khác, nó nói rằng thà trần truồng còn hơn mặc những quần áo ấy. Nó thường khoe khoang những con ngựa đẹp, những con bò cái có nhiều sữa của cha nó và nhìn một cách khinh bỉ trâu, bò của những người nông dân nghèo khổ. Trẻ con trong làng không ai thích nó.





Và vì nó hay xấc xược và hay nhục mạ người khác nên các em không ai chơi với Jắc.


Thế là Jắc bảo chúng:
- Tao muốn chơi với chúng mày! Nếu chúng mày không cho tao chơi cùng, thì tao sẽ bảo bố tao không cho bố chúng mày làm thuê cho nhà tao nữa!
Các em đó, biết nó có thể làm được việc này và các em đó biết cha mình sẽ rất khốn khổ nếu mất công ăn việc làm, nên đành phải chiều lòng nó.
Một năm nọ, đang trong mùa gặt hái thì trời bỗng nổi mưa to, gió lớn và sét đã đánh hai lần vào ban đêm, vào trang trại của bố mẹ thằng Jắc, thiêu trụi mọi của cải trong gia đình. Bò, cừu, lợn, gà cũng bị chết thui.
Ông chủ lúc ấy đang trông coi cối xay gió. Sét đánh, lúa và bột mì biến thành tro bụi trong lửa. Bố thằng Jắc bị sưng phổi cũng qua đời mười lăm ngày sau đó.
Bố mất, gia đình lâm vào cảnh sạt nghiệp, không còn gì để lại cho vợ con. Mẹ thằng Jắc không thể nuôi nổi con nữa, cho nó đi làm trẻ chăn bò cho một gia đình trong làng, gia đình có thằng Pi-e mà trước kia nó thường chế giễu. Nhưng Pi–e là đứa tốt bụng, thấy rõ thằng Jắc đã khốn khổ như thế mà khi phải làm lụng vất vả và mặc quần áo rách. Nó không nhắc lại những chuyện cũ của Jắc nữa.
Những đứa trẻ nhân dịp này chế giễu lại thằng Jắc khi nó cho bò uống nước:
- Này! Cái thằng tự phụ đang cho bò uống nước!
- Này! Cái thằng tự phụ mặc quần áo rách…!
Tất cả đều bị Pi–e xông vào đánh đuổi. Còn Jắc thì không nói gì, cảm thấy mình xứng đáng bị như vậy.
Nó cũng thấy rõ lòng tốt của Pi–e, tuy đã bị nó coi khinh, nay lại đứng ra bảo vệ nó, coi nó như bạn bè chứ không là người giúp việc.
Nỗi bất hạnh đã làm cho Jắc hiền lành và khiêm tốn. Nó suy nghĩ rất nhiều và cuối cùng nhận ra rằng nó có thể sung sướng trong nghèo khổ vì nó đã hết kiêu ngạo và đã được dân làng yêu thương./.



I. TÌM HIỂU ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
II. LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
1. Xác lập luận điểm
2. Tìm luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng)
Tuần 22, Tiết 80
Phần C
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
3. Xây dựng lập luận:
- Giải thích từ “tự phụ”.
- Nêu tác hại của tính tự phụ.
- Lời khuyên chớ nên tự phụ.
* Ghi nhớ 3 SGK/ 23
I. TÌM HIỂU ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
II. LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
III. LUYỆN TẬP
Hãy tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài: “Sách là người bạn lớn của con người”.

Tuần 22, Tiết 80
Phần C
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Tuần 22, Tiết 80
Phần C

ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I. TÌM HIỂU ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
II. LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
III. LUYỆN TẬP
Hãy tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài: “Sách là người bạn lớn của con người”.
1. Tìm hiểu đề
2. Lập ý
Luận điểm chính:
Luận điểm phụ:
- Sách giúp con người học tập, rèn luyện tư duy.
- Sách giúp con người thư giãn trong cuộc sống.
- …
Sách là người bạn lớn.
Tuần 22, Tiết 80
Phần C

ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

III. LUYỆN TẬP
Hãy tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài: “Sách là người bạn lớn của con người”.

1. Tìm hiểu đề
2. Lập ý
* Luận điểm
* Luận cứ
THẢO LUẬN
( Thời gian 3 phút)
2) Tìm luận cứ cho đề văn
“Sách là người bạn lớn của con người”.

(Phiếu học tập nhóm)
Trường THCS TÂN TẠO NHÓM ______
Học sinh:__________________________________________________________
Lớp:_7/5
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM

III. LUYỆN TẬP
Luận cứ :
- Sách là kết tinh của trí tuệ nhân loại. (Dẫn chứng:…)
- Sách giúp con người học tập, tham gia vào quá trình sáng tạo của nhân loại. (Dẫn chứng:…)
- Sách giúp con người có vốn ngôn ngữ giàu có, có cách sống cao đẹp. (Dẫn chứng:…)
- Chúng ta phải biết chọn sách tốt để làm bạn, loại bỏ những cuốn sách xấu, vô ích. (Dẫn chứng:…)
- …
Tuần 22, Tiết 80
Phần C
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I. TÌM HIỂU ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
II. LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
III. LUYỆN TẬP
Tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài: “Sách là người bạn lớn của con người”
1. Tìm hiểu đề:
2. Lập ý:
3. Lập luận:
Tuần 22, Tiết 80
Phần C
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
* Đọc kĩ các câu hỏi sau đây và chọn câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Một bài văn nghị luận phải có các yếu tố nào?
A. Luận điểm C. Luận cứ
B. Lập luận D. Cả 3 yếu tố trên
Củng cố
D. Cả 3 yếu tố trên
Củng cố
* Đọc kĩ các câu hỏi sau đây và chọn câu trả lời đúng nhất:
Câu 2: Tính chất nào sau đây phù hợp nhất với đề bài nghị luận: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”?
A. Ca ngợi. C. Khuyên nhủ.
B. Tranh luận. D. Phân tích.



C. Khuyên nhủ.


Giải ô chữ
Củng cố
1
5
4
3
2
6
7
8
9
Câu
hỏi
Câu 1: Tác giả bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” là ai?
Câu 2: Bài ca dao sau sử dụng biện pháp tu từ gì? “Bà già đi chợ Cầu Đông,
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn”.
Câu 3: Để lí lẽ trong văn nghị luận có sức thuyết phục đòi hỏi phải có yếu tố nào đi kèm?
Câu 4: Bài thơ tứ tuyệt miêu tả ánh trăng đẹp nhất ra đời thời kháng chiến Việt Bắc năm 1947 có nhan đề là gì?
Câu 5: Trong văn nghị luận, ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của bài văn được viết dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, nhất quán được gọi là gì?
Câu 6: Tên nhân vật chính cũng là tên bài thơ của tác giả Tố Hữu viết về một em bé làm công tác giao liên có tên gọi là gì?
Câu 7: Luận điểm được đúng đắn và thuyết phục người đọc, người nghe nhờ yếu tố nào?
Câu 8: Bài thơ “Tiếng gà trưa”của Xuân Quỳnh sử dụng biện pháp tu từ nào đặc trưng nhất?
Câu 9: Nhà thơ nữ được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm là ai?
DẶN DÒ
- Xem lại bài “Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận”.
- Soạn văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”- Hồ Chí Minh.
+ Tìm bố cục bài văn.
+ Xác định câu văn mang luận điểm.
+ Lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài.
Tiết học của chúng ta đến đây là kết thúc!
Xin chân thành cảm ơn các em!
KÍNH CHÚC QUÝ
THẦY CÔ
DỒI DÀO SỨCKHỎE
NĂM MỚI AN LÀNH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Païm Nguyeãn Hoaøng Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)