Bài 21. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

Chia sẻ bởi Dương Nguyên Đức | Ngày 28/04/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Tiết 85: Văn bản.
Sự giàu đẹp của tiếng việt
( Đặng Thai Mai )
Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc :
Yêu cầu: Đọc rõ ràng, mạch lạc. Chú ý những câu có bộ phận mở rộng thành phần: Đọc có ngừng giọng để lưu ý người nghe về phần mở rộng.
2. Chú thích:
a, Tác giả:
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc :
Hãy đọc chú thích * SGK. Nêu những nét khái quát về tác giả Đặng Thai Mai?
Đặng Thai Mai ( 1902 - 1984 ) Quê ở Nghệ An.
Là nhà văn , nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng. Nhà hoạt động xã hội có uy tín.
Năm 1996 ông được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá - nghệ thuật.
b, Tác phẩm:
Tác phẩm ra đời bao giờ? Em hãy nêu xuất xứ của tác phẩm?
- " Sự giầu đẹp của tiếng việt". Trích ở phần đầu bài nghiên cứu " Tiếng việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc". ( GS Đặng Thai Mai 1967 ).
In trong tuyển tập Đặng Thai Mai tập II - NXB VH Hà Nội 1984.
c, Từ khó: SGK ( chú ý chú thích 2 và 4 ).
Tác giả dùng phương thức nào để tạo văn bản? Vì sao em xác định như vậy?
Phương thức: Nghị luận ( chủ yếu lý lễ và dẫn chứng ).
Theo em mục đích nghị luận của tác giả trong văn bản này là gì?
* Mục đích: Khẳng định sự giầu đẹp của tiếng việt để mọi người tự hào và tin tưởng vào tương lai của tiếng việt.
II. Đọc và tìm hiểu văn bản.

Bố cục:
Văn bản trên được chia thành mấy phần? Chỉ rõ ranh giới và nội dung từng phần?
Hai phần:
a. Từ đầu đến qua các thời kỳ lịch sử: Nhận định về phẩm chất của tiếng việt.
B. Tiếp đến hết: Những biểu hiện sự giàu đẹp của tiếng việt.
Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản này?
Chặt chẽ, hợp lý, rõ ràng.
2. Tìm hiểu văn bản
a. Nhận định về phẩm chất của tiếng việt.
- Theo dõi phần đầu của văn bản và cho biết:
Câu văn nào khái quát phẩm chất của tiếng việt ( luận điểm bao trùm ).
Tiếng việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

Trong nhận xét đó, tác giả đã phát hiện phẩm chất của tiếng việt trên những phương diện nao?
Tiếng việt đẹp.
Tiếng việt hay.
Vẻ đẹp của tiếng việt được giải thích trên những yếu tố nào? ( nhịp điêu? Cú pháp )
+ Tiếng Việt đẹp:
Nhịp điệu: Hài hoà về âm hưởng, thanh điệu.
Cú pháp: Tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.
Dựa trên căn cứ nào để tác giả nhận xét tiếng việt là một thứ tiếng hay?
+ Tiếng việt hay:
Đủ khả năng diễn đạt tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam.
Thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kỳ lịch sử.
Tính chất giải thích của đoạn văn này được tác giả thể hiện bằng một cụm từ lặp lại. Đó là cụm từ nào?
Nói thế có nghĩa là nói rằng(2)
Qua phân tích trên em thấy cách lập luận của tác giả có gì đặc biệt?
Cách lập luận: Ngắn ngọn, rành mạch, đi từ khái quát đến cụ thể.
Tác dụng của cách lập luận này?.
Người đọc dễ theo dõi, dễ hiểu.
b. Biểu hiện giàu đẹp của tiếng việt.
Vẻ đẹp của tiếng việt được tác giả chứng minh dựa trên những đặc sắc nào trong cấu tạo của nó?
* Tiếng việt đẹp như thế nào?
- Trong ấn tượng của người nước ngoài: Tiếng việt là một thú tiếng giàu chất nhạc.
Chất nhạc của tiếng việt được xác nhận trên những chúng cớ nào trong đời sống và trong khoa học?
Uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ.
ở đây tác giả chưa có dịp đưa ra những dẫn chứng sinh động về sự giàu chất nhạc của tiếng việt. Em hãy giúp tác giả bằng cách dẫn một câu ca dao, một đoạn thơ em cho là giàu chất nhạc nhất?
Uyển chuyển trong câu kéo, ngon lành trong tục ngữ biểu hiện ở điểm nào?
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
( Lượm - Tố Hữu )
Cấu tạo: +Có một hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú.
+Giàu về thanh điệu ( 2 thanh bằng và 4 thanh trắc)
Cú pháp: Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng.
Còn tính cân đối nhịp nhàng của câu văn tiếng việt thể hiện như thế nao? Cho một ví dụ minh hoạ cho tác giả.
" Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát.
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông"
Hoặc: Người sống đống vàng.
Em hãy giúp tác giả bằng cách đưa ra một dẫn chứng về tục ngữ, ca dao hoặc thơ để chứng minh cho tính uyển chuyển của tiếng việt?
Em có nhận xét gì về cách nghị luận của tác giả về cái đẹp của tiếng việt qua phần phân tích trên?
Tác giả đã kết hợp chứng cứ khoa học vào đời sống làm cho lý lẽ trở nên sâu sắc.
Dẫn chứng: Khách quan chân thực nhưng còn thiếu cụ thể.
b. Tiếng việt là một thứ tiếng hay.
" Miền Nam là máu của Việt Nam, thịt của Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi".
( Hồ Chí Minh ).
Hãy theo dõi đoạn văn " . là một phương tiện trau dồi . văn nghệ"
Tác giả quan niệm như thế nào về một thứ tiếng hay?
Dựa trên những chứng cớ nào để tác giả xác nhận các khả năng hay đó của tiếng việt?
- Thoả mãn nhu cầu trao đổi tình cẳm, ý nghĩ giữa người với người.
- Thoả mãn yêu cầu của đời sống văn hoá ngày càng phức tạp.
+ Về từ vựng: Tiếng việt dồi dào, không ngừng tăng nên mỗi ngày( giầu có).
+ Về ngữ pháp: Tiếng việt trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn ( trong sáng )

+ Về từ vựng: Tiếng việt dồi dào, không ngừng tăng nên mỗi ngày( giầu có).
+ Về ngữ pháp: Tiếng việt trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn ( trong sáng )
+ Về số lượng: Tiếng việt không ngừng đặt ra những từ mới, cách nói mới, việt hoá những từ, những cách nói của các dân tộc anh em.
Hoạt động thảo luận nhóm:
Hãy giúp tác giả làm rõ thêm các khả năng của tiếng việt bằng một vài dẫn chứng cụ thể trong mảng văn học hoặc đời sống ( Chinh phụ ngân khúc, truyện Kiều, ca dao.. )
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biết non phơi bóng vàng.
( Truyện Kiều- Nguyễn Du )
.thấy xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một mầu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
( Trinh Phụ Ngân Khúc )
Lập luận: Dùng lý lẽ dẫn chứng khoa học, khách quan, chủ quan.
Thuyết phục người đọc.

Theo em trong tác phẩm đẹp và hay của tiếng việt mà tác giả chứng minh, phẩm chất nào thuộc hình thức, phẩm chất nào thuộc nội dung?
Đẹp: Thuộc phẩm chất hình thức.
Hay thuộc phẩm chất nội dung.

Hay và đẹp trong tiếng việt có mối quan hệ như thế nào?
Đó là mối quan hệ gắn bó: Cái đẹp đi liền với cái hay, ngược lại cái hay cũng tạo ra vẻ đẹp của tiếng việt.
Hãy đọc câu cuối đoạn trích. Cho biết câu cuối của văn bản có tác dụng gi?
Là câu kết đoạn: Khẳng định tiếng việt về mặt cấu toạ, về khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử đã chứng tỏ: " Sức sống của nó ".
Tổng kết - ghi nhớ:
Tổng kết:
Văn bản trên cho em hiểu gì về tiếng việt?
Tiếng việt rất hay và rất đẹp
Nghệ thuật nghị luận trong văn bản có gì nổi bật?
+ Kết hợp giải thích, chứng minh và bình luận.
+ Dẫn chứng toàn diện, bao quát, khoa học.
+ Lập luận chặt chẽ ( nhận định - giải thích - chứng minh)
2. Ghi nhớ: SGK- 37.
3. Luyện tập:
Qua văn bản trên em thấy tác giả là người như thế nào?
+ Am hiểu tiếng việt.
+ Yêu tiếng mẹ đẻ.
+ Có tinh thần dân tộc.
+ Tin tưởng vào tương lai của tiếng việt.
Em đã làm gì cho tiếng việt ngày càng giàu đẹp ( trong giao tiếp, trong khi học môn ngữ văn, trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt?
Bác Hồ: " Tiếng nói là một thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp ".
( Nâng cao hơn nữa chất lượng báo chí - báo nhân dân 9/9/1962)
" Hai nguồn của cái giàu và cái đẹp của tiếng việt là ở chỗ nó là tiếng nói của quần chúng nhân dân, đầy tình cảm, hình ảnh, mầu sắc và âm điệu, hôn nhiên ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa, đồng thời nó là ngôn ngữ cảu văn học văn nghệ.
Chính cái giàu đẹp đó đã làm nên cái chất, giá trị, bản sắc, tinh hoa của tiếng việt, kết quả của cả một quá trình và biết bao công sức dồi mài."
( Phạm Văn Đồng - giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt )
Kết hợp giải thích với chứng minh và bình luận.
Lập luận chặt chẽ.
Các dẫn chứng khá toàn diện, bao quát.
Sử dụng nhiều loại biện pháp tu từ.
Nhận xét nào không phải là uy điểm trong nghệ thuật nghị luận của bài văn?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Nguyên Đức
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)