Bài 21. Con người và môi trường địa lí

Chia sẻ bởi Bùi Thế Vinh | Ngày 24/10/2018 | 93

Chia sẻ tài liệu: Bài 21. Con người và môi trường địa lí thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
Hãy nêu các cảnh quan ở trong các ảnh trên?
Bắc cực - Hàn đới
Rừng lá kim- Ôn đới
Xavan - nhiệt đới
Hoang mạc-nhiệt đới
Rừng rậm- nhiệt đới
Bài 21: con người và môi trường địa lí
Đoạn phim trên nói về hoạt động gì của con người?
Bài 21: con người và môi trường địa lí
1. Hoạt động nông nghiệp với môi trường địa lí
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người ở các châu lục rất đa dạng, gồm có trồng trọt và chăn nuôi.
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng làm thay đổi cảnh quan môi trường theo chiều hướng tiêu cực
- Con người khai thác các kiểu, các loại khí hậu và địa hình để trồng trọt, chăn nuôi.
- Điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển nông nghiệp
Bài 21: con người và môi trường địa lí
Bài 21: con người và môi trường địa lí
2. Hoạt động công nghiệp với môi trường địa lí
- Gồm có công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.
- Các họat động công nghiệp ít chịu sự tác động của tự nhiên
- Loài người với tiến bộ khoa học kĩ thuật ngày càng tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên
- Để bảo vệ môi trường con người phải lựa chọn hành động cho phù hợp với sự phát triển bền vững của môi trường
Nhóm 1: Bằng những kiến thức đã học em hãy cho biết hoạt động nông nghiệp đã ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?
Nhóm 3: Bằng những kiến thức đã học em hãy cho biết hoạt động công nghiệp đã ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?
Nhóm 2: Chúng ta cần phải làm gì để khắc phục những ảnh hưởng xấu của nông nghiệp với môi trường?
Nhóm 4: Chúng ta cần phải làm gì để khắc phục những ảnh hưởng xấu của công nghiệp với môi trường ?
Tích cực: Hoạt động nông nghiệp đã làm thay đổi rất lớn bộ mặt của Trái Đất như cánh đồng, trang trại , khu nông nghiệp trù phú.
Nhóm 1:
Tiêu cực: Hiện tượng chặt phá rừng làm nương rẫy, ô nhiễm môi trường nước do sử dụng bừa bãi chất hoá học, sử dụng đất không hợp lí.
Nhóm 2
Thâm canh tăng vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, định canh định cư, khuyến khích phát triển mô hình V.A.C hoặc V.A.C.R.
Tích cực: Hoạt động công nghiệp đã làm thay đổi rất lớn cảnh quan của Trái Đất như các nhà máy, công trường, khu công nghiệp .
Nhóm 3:
Tiêu cực: Hiện tượng CNH ồ ạt đã làm cho môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Tài nguyên, khoáng sản bị khai thác kiệt quệ

Nhóm 4
Chủ động khai thác tài nguyên hợp lí kết hợp bảo vệ môi trường, xanh hoá các khu công nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các hoạt động công nghiệp gây ra
Môi trường quanh ta đang kêu cứu !
Củng cố bài
Hãy chỉ ra những hành động của con người có tác động tích cực và tiêu cực với môi trường tự nhiên
1. Làm ruộng bậc thang ở miền núi, phát triển nông lâm ngư kết hợp với việc trồng, khai thác và bảo vệ rừng
2. Khai thác và chặt phá rừng đầu nguồn, đốt nương rẫy
3. Sử dụng không đúng khoa học các chất hoá học trong bảo vệ thực vật
4. Gây ra ô nhiễm khói bụi, ô nhiễm đất, nước do các hoạt động công nghiệp tạo ra
5. Trồng nhiều cây xanh xung quanh các khu công nghiệp, các nhà máy
6. Sử dụng những công nghệ sạch và không gây ô nhiễm cho môi trường trong ngành công nghiệp
Củng cố bài
Những hành động của con người có tác động tích cực tới môi trường tự nhiên
1. Làm ruộng bậc thang ở miền núi, phát triển nông lâm ngư kết hợp với việc trồng, khai thác và bảo vệ rừng
5. Trồng nhiều cây xanh xung quanh các khu công nghiệp, các nhà máy
6. Sử dụng những công nghệ sạch và không gây ô nhiễm cho môi trường trong ngành công nghiệp
Củng cố bài
Những hành động của con người có tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên
2. Khai thác và chặt phá rừng đầu nguồn, đốt nương rẫy
3. Sử dụng không đúng khoa học các chất hoá học trong bảo vệ thực vật
4. Gây ra ô nhiễm khói bụi, ô nhiễm đất, nước do các hoạt động công nghiệp tạo ra
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các sinh viên và các em học sinh đã tham gia tiết học này
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thế Vinh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)