Bài 20. Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Bùi Thị Hương Ly | Ngày 07/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo) thuộc Lịch sử 6

Nội dung tài liệu:

Tiết 22 – Bài 20:
Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế giữa thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI (Tiếp theo)
3, Những biến chuyển về xã hội và văn hóa nước ta ở các thế kỉ I - VI
a. Xã hội
Sơ đồ phân hóa xã hội (so sánh)
Quan sát sơ đồ, em có nhận xét gì về sự biến chuyển xã hội ở nước ta ?
3, Những biến chuyển về xã hội và văn hóa nước ta ở các thế kỉ I - VI
b, Văn hóa
Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện chính sách văn hóa thâm độc như thế nào để cai trị dân ta ?
Khổng Tử (Thế kỉ VI – V TCN)
Lão Tử
Phật giáo
Theo em, việc chính quyền đô hộ mở ra một số trường học ở nước ta nhằm mục đích gì ?
Phong kiến phương Bắc muốn “đồng hóa” nhân dân ta, bắt dân ta học chữ Hán, nói tiếng Hán, sống theo phong tục Hán
Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên ?
Những phong tục cổ truyền mà người Việt gìn giữ được đến ngày nay
Nhuộm răng đen
Ăn trầu
Những phong tục cổ truyền mà người Việt gìn giữ được đến ngày nay
Làm bánh giầy
Làm bánh chưng
4, Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)
Thảo luận nhóm (mỗi tổ một nhóm)
Nhóm1: Tìm hiểu nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa?
Nhóm 2: Tiểu sử của Bà Triệu ? Câu nói nổi tiếng của Bà Triệu là câu nói nào?
Nhóm 3: Diễn biến của cuộc khởi nghĩa ?
Nhóm 4: Kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa ?
4, Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)
a, Nguyên nhân
-Dưới chính sách thống trị tàn bạo của quân Ngô, nhân dân ta không cam chịu bị áp bức, bóc lột nặng nề, đã nổi dậy ở nhiều nơi.
Bà Triệu cưỡi voi
Bà Triệu có tên thật là Triệu Thị Trinh, là em gái Triệu Quốc Đạt - một hào trường lớn ở miền núi huyện Quan Viên, thuộc quận Cửu Chân (huyện Yên Định, Thanh Hóa).
Bà là người có sức khỏe, có chí lớn và giàu mưu trí.
Năm 19 tuổi, đáp lại người hỏi bà việc chồng con, Bà Triệu khẳng khái đáp: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người !”
Qua câu nói của Bà Triệu em hiểu Bà Triệu là người như thế nào ?
Bà Triệu có ý chí đấu tranh kiên cường để giành độc lập dân tộc, không chịu làm nô lệ cho quân Ngô, bà nguyện hi sinh hạnh phúc các nhân cho độc lập dân tộc.
4, Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)
b, Diễn biến
Lược đồ cuộc khởi nghĩa Bà Triệu
-Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.
-Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc-Thanh Hóa), Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của bọn quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu.
-Nhà Ngô cử viên tướng Lục Dận đem 6000 quân sang đàn áp. Lục Dận huy động thêm lực lượng lớn vừa đánh, vừa mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
Khi ra trận Bà Triệu trông như thế nào?
Khi ra trận Bà triệu thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi, trông rất oai phong lẫm liệt.
4, Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)
c, Kết quả, ý nghĩa
Kết quả, ý nghĩa
Cuộc khởi nghĩa bị thất bại..Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng.
Khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.
Đền thờ Bà Triệu ở Hậu Lộc – Thanh Hóa
Lễ hội Đền Bà Triệu 21/2 âm lịch hằng năm
TRÒ CHƠI CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Câu hỏi 1: Chính quyền đô hộ mở một số trường học ở nước ta nhằm mục đích gì ?
Đáp án: Đồng hóa
Câu hỏi 2: Một phong tục ngày tết cổ truyền được nhân dân ta gìn giữ đến ngày nay ?
Đáp án: Bánh chưng
Câu hỏi 3: Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa năm 248 là ai ?
Đáp án: Bà Triệu
Câu hỏi 4: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ ở đâu ?
Đáp án: Phú Điền
Câu hỏi 5: Tên tướng giặc chỉ huy 600 quân sang đàn áp nhân dân ta là ai ?
Đáp án: Lục Dận
Câu hỏi 6: Nơi Bà Triệu hi sinh ?
Đáp án: Núi Tùng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Hương Ly
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)