Bài 20. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Chia sẻ bởi Lê Thị Hồng Thắm | Ngày 28/04/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY BẮC
TRƯỜNG THCS PHƯỚC MỸ TRUNG
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ LỚP 7/5
TRƯỜNG THCS PHƯỚC MỸ TRUNG
GV: LÊ THỊ HỒNG THẮM

1. Đọc thuộc lòng và nêu nội dung của các câu tục ngữ về con người và xã hội đã học.


2. Nêu một câu tương tự với những câu tục ngữ vừa học.
KIỂM TRA BÀI CŨ
Bài 20
TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
2/ Bố cục bài văn : 3 phần

Mở bài : “Dân ta … lũ cướp nước”
-> Nhận định chung về lòng yêu nước


Thân bài : “Lịch sử ta … nồng nàn yêu nước”
-> Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.
Kết bài : Phần còn lại
->Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước ngày càng phát huy mạnh mẽ.


Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần
yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
- Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng.
- Từ kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm.
- Từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi.
- Từ chiến sĩ ngoài mặt trận ... đến công chức ở hậu phương …
- Từ những phụ nữ … đến bà mẹ …
- Từ nam nữ … đến đồng bào điền chủ …
2/ Ý nghĩa văn bản :
Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.

1/ Nghệ thuật :
Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc.
Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh, cặp quan hệ từ “từ … đến” hiệu quả.
Sử dụng biện pháp liệt kê tên các anh hùng dân tộc, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước.
IV/ Luyện tập :
Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4 – 5 câu có sử dụng mô hình liên kết “từ ...đến ...”
Chỉ còn khoảng hơn ba tuần nữa là đến Tết Nguyên Đán. Không khí mùa xuân đã tràn ngập đất trời và lòng người. Khắp nơi, từ già đến trẻ, từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến miền biển ... Tất cả đều rạo rực, hân hoan đón chào năm mới, một mùa xuân an bình và hạnh phúc.
CỦNG CỐ
Bài văn nghị luận về vấn đề gì ?
Để chứng minh cho nhận định : Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào ?
Trình bày những đặc sắc nghệ thuật của bài.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài, làm tiếp bài tập.
- Kể tên một số văn bản nghị luận của
Bác.
Phân tích tác dụng của từ ngữ, câu văn
nghị luận giàu hình ảnh trong văn bản.
- Soạn bài : Luyện tập về phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận (Xem và trả lời các câu hỏi SGK/3234)
 
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hồng Thắm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)