Bài 20. Tỉ khối của chất khí

Chia sẻ bởi Phan Hữu Đoàn | Ngày 23/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Tỉ khối của chất khí thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

Bài tập: Hãy tính khối lượng của hỗn hợp gồm 0,8(g) khí N2 và 0,2(g) khí O2.
Hãy làm theo các động tác sau:
Hãy vận dụng kiến thức đã học để giải thích điều trên?
Hình thức: Thảo luận nhóm. (ghi trên giấy A4)
Thời gian: 2 phút.
Lưu ý:
- Quả bóng A chứa khí Cacbonic (CO2)
- Quả bóng B chứa khí Hiđro (H2)
- Hai quả bóng có thể tích bằng nhau.
HẾT GiỜ
- Nếu tỉ khối lớn hơn 1 (hoặc MA > MB) ta kết luận khí A nặng hơn khí B.
- Nếu tỉ khối nhỏ hơn 1 (hoặc MA < MB) ta kết luận khí A nhẹ hơn khí B.
Hãy tính tỷ khối của khí cacbonic so với khí hiđro?
+ Bài toán: Nếu giả sử không khí chỉ gồm khí Nitơ (N2) chiếm 80% về thể tích và Oxi (O2) chiếm 20% về thế tích.
- Hãy tính khối lượng của 22,4 (lit) không khí (ở đktc).
- Nếu tỉ khối lớn hơn 1 (hoặc MA > 29) ta kết luận khí A nặng hơn không khí.
- Nếu tỉ khối nhỏ hơn 1 (hoặc MA < 29) ta kết luận khí A nhẹ hơn không khí.
Bài tập 1: Quan sát hình vẽ và cho biết kim đồng hồ sẽ lệch về bên nào?
Hình thức: Thảo luận nhóm (theo bàn)
Thời gian: 30 giây
HẾT GiỜ
Bài tập 2: Khí Z là hợp chất của nitơ với oxi, có tỉ khối so với hiđro (H2) bằng 22.
a. Tính khối lượng mol phân tử của khí Z.
b. Lập công thức hóa học của khí Z.
Bài tập 2:
Ta có

b. Gọi CTHH của Z là NxOy.
Ta có : 14.x + 16.y = 44
=> 7.x + 8.y = 22
=> x là số chẵn, mà x < 4 (do 7.4 > 22)
Chọn x = 2  => y = 1
- Vậy CTHH của khí Z là N2O
N2O có tên gọi khác là khí cười. Sở dĩ các bạn trẻ thích hít khí cười vì nó giống như ma túy nhẹ tạo sự phấn khích và ảo giác.
Một số chuyên gia cảnh báo hít nhiều khí này chắc chắn sẽ bị ngộ độc, rối loạn, thậm chí cả ung thư và các rối loạn khác trong cơ thể.
Bài tập 3: Khi điều chế khí cacbonic trong phòng thí nghiệm, một bạn học sinh đã thu khí bằng cách như hình vẽ.

Bạn ấy làm đúng hay sai?
Em hãy giải thích.
Trong lòng đất luôn luôn xảy ra sự phân hủy một số hợp chất vô cơ và hữu cơ, sinh ra khí cacbon đioxit (CO2). Khí cacbon đioxit không có màu, không có mùi, không duy trì sự cháy và sự sống của con Người và động vật. Mặt khác, khí cacbon đioxit lại nặng hơn không khí 1,52 lần. Vì vậy khí cacbon đioxit thường tích tụ trong đáy giếng khơi, trên nền hang sâu. Người và động vật xuống những nơi này sẽ bị chết ngạt nếu không mang theo bình dưỡng khí hoặc thông khí trước khi xuống.
Em hãy tìm hiểu những vụ tai nạn thương tâm vì những nguyên nhân như trên và cách khắc phục để chia sẻ với các bạn.

Khí cầu là một túi đựng không khí nóng hay các chất khí thường có khối lượng riêng nhỏ hơn không khí xung quanh (trong trường hợp dùng khí Hiđro thì được gọi là khinh khí cầu) và nhờ vào lực đẩy Ác-si-met có thể bay lên cao trong khí quyển.
Các loại khí cầu nhỏ dùng cho trang trí hay đồ chơi còn được gọi là bóng bay. Các loại khí cầu lớn được dùng cho mục đích thám hiểm, thể thao, viễn thám khoa học, viễn thông, vận tải… Trước đây, người ta dùng khinh khí cầu để di chuyển trên không để di chuyển từ nơi này sang nơi khác.
Hãy tìm hiểu và chia sẻ với các bạn trong lớp:
a. Những loại khí có đặc điểm nào thì có thể bơm vào trong khí cầu?
b. Nêu những ưu điểm, hạn chế của khí cầu so với các phương tiện vận chuyển khác?
Hướng dẫn về nhà:
Bài tập 3:
- Tính khối lượng mol của các chất khí.
- So sánh tỉ khối của chúng với không khí.
- Nếu nặng hơn không khí thì bình thu để đứng, ngược lại nếu nhẹ hơn không khí thì bình thu để úp.
Tìm hiểu bài 21: Tính theo công thức hóa học rồi trả lời câu hỏi:
Theo em khi biết CTHH chúng ta có thể tính được phần trăm về khối lượng của các nguyên tố trong CTHH đó hay không ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Hữu Đoàn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)