Bài 20. Thêm hình ảnh để minh họa
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng |
Ngày 14/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Thêm hình ảnh để minh họa thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
Ngày soạn: 22/3/2010
Ngày dạy : 25/3/2010
Lớp dạy : 63
Tuần 28 Tiết 56
Bài 20: THÊM HÌNH ẢNH ĐỂ MINH HỌA (tiết 1)
Mục tiêu giáo dục:
- Hiểu mục đích của việc chèn hình ảnh vào văn bản.
- Chèn được hình ảnh vào văn bản.
- Hiểu được hình ảnh cũng là đối tượng của văn bản.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án, tài liệu liên quan đến bài học, những dụng cụ cần thiết cho tiết học.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. Họat động dạy học:
1. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Công cụ tìm kiếm và thay thế có tác dụng như thế nào?
Đáp án: Tìm kiếm và thay thế là công cụ hỗ trợ giúp tìm kiếm nhanh một từ hoặc một dãy kí tự có trong văn bản và thay thế dãy kí tự tìm được bằng một dãy khác.
Câu 2: Tìm kiếm dãy kí tự “rùa con” và thay bằng dãy kí tự “RC”?
GV: Mở văn bản “Cuộc sống mới bắt đầu” và gọi HS lên máy giáo viên.
3.Dạy bài mới:
Giới thiệu bài mới: Chiếu hai văn bản: Một văn bản kèm hình ảnh và một văn bản không kèm hình ảnh để học sinh quan sát, so sánh và rút ra nhận xét.
Giáo viên liên hệ vào bài mới: Một kĩ thuật trang trí văn bản nữa rất hay được sử dụng đó là thêm hình ảnh vào văn bản để minh họa. Bài học hôm nay chúng ta sẽ khám phá kĩ thuật này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
GV: Chiếu hai văn bản đã chèn sẵn hình ảnh. Giải thích nội dung văn bản và hình ảnh được chèn vào.
Vậy qua hai văn bản trên các em cho cô biết việc chèn hình ảnh vào văn bản có tác dụng như thế nào?
GV: Hình ảnh minh họa thường được sử dụng trong văn bản và làm cho nội dung văn bản trực quan sinh động hơn. Không những thế trong rất nhiều trường hợp nội dung văn bản sẽ rất khó hiểu nếu thiếu hình ảnh minh họa.
GV: Chiếu nội dung tác dụng của việc chèn hình ảnh vào văn bản. Gọi một học sinh đứng tại chỗ đọc nộ dung trình chiếu.
GV: Trong chương 1 các em đã được học, các tranh vẽ hình ảnh được lưu trong máy tính dưới dạng tệp gì?
GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh.
Hình ảnh được tạo ra từ trước bằng các phần mềm đồ họa và được lưu dưới dạng các tệp đồ họa hoặc là các hình ảnh chụp được bằng máy ảnh kĩ thuật số đều có thể chèn vào văn bản của mình.
Để chèn hình ảnh vào văn bản các em cần thực hiện các bước sau:
GV: Chiếu các bước chèn hình ảnh và nhấn mạnh rõ các bước.
B1: đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí cần chèn hình ảnh.
B2: Chọn lệnh Insert ( Picture ( From File…hộp thoại Insert Picture xuất hiện.
B3: Chọn tệp đồ họa và nháy Insert.
GV: Liên kết đến Word để làm mẫu.
GV: Gọi 3 HS lên thực hành chèn hình ảnh vào văn bản.
GV: Gọi học sinh khác nhận xét.
GV: Theo em chúng ta có thể thực hiện sao chép, xóa hay di chuyển hình ảnh trong văn bản được không? Nếu được thì bằng cách nào?
GV: Nhận xét và hiển thị kết luận: Hình ảnh cũng là một đối tượng của văn bản, nên ta cũng có thể sao chép, xóa hình ảnh hay di chuyển tới vị trí khác trong văn bản bằng các nút lệnh copy, cut, paste trên thanh công cụ.
GV: Gọi học sinh đứng tại chỗ đọc nội dung trên.
Gọi 3 học sinh lên thực hành việc sao chép, di chuyển, xóa hình ảnh.
GV: Giới thiệu cách khác để chèn hình ảnh:
Sử dụng nút lệnh Insert Picture trên thanh công cụ.
Gọi hai học sinh lên máy giáo viên thực hiện chèn hình ảnh bằng nút lệnh Insert picture.
GV: Các em cũng có thể chèn hình ảnh vào văn bản bằng cách mở sẵn thư mục chứa hình ảnh và sao chép tệp hình ảnh cần chèn vào văn bản của mình.
GV: Cho học sinh ghi cách khác để chèn hình ảnh vào văn bản.
GV: Thực hiện mẫu trên máy.
GV: Gọi 1 học sinh khác lên máy thực hiện.
GV: Cho học sinh làm bài tập củng cố.
HS: Nghe giảng
HS: Chèn hình ảnh vào văn bản giúp cho văn bản đẹp hơn, dễ hiểu hơn.
Ngày dạy : 25/3/2010
Lớp dạy : 63
Tuần 28 Tiết 56
Bài 20: THÊM HÌNH ẢNH ĐỂ MINH HỌA (tiết 1)
Mục tiêu giáo dục:
- Hiểu mục đích của việc chèn hình ảnh vào văn bản.
- Chèn được hình ảnh vào văn bản.
- Hiểu được hình ảnh cũng là đối tượng của văn bản.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án, tài liệu liên quan đến bài học, những dụng cụ cần thiết cho tiết học.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. Họat động dạy học:
1. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Công cụ tìm kiếm và thay thế có tác dụng như thế nào?
Đáp án: Tìm kiếm và thay thế là công cụ hỗ trợ giúp tìm kiếm nhanh một từ hoặc một dãy kí tự có trong văn bản và thay thế dãy kí tự tìm được bằng một dãy khác.
Câu 2: Tìm kiếm dãy kí tự “rùa con” và thay bằng dãy kí tự “RC”?
GV: Mở văn bản “Cuộc sống mới bắt đầu” và gọi HS lên máy giáo viên.
3.Dạy bài mới:
Giới thiệu bài mới: Chiếu hai văn bản: Một văn bản kèm hình ảnh và một văn bản không kèm hình ảnh để học sinh quan sát, so sánh và rút ra nhận xét.
Giáo viên liên hệ vào bài mới: Một kĩ thuật trang trí văn bản nữa rất hay được sử dụng đó là thêm hình ảnh vào văn bản để minh họa. Bài học hôm nay chúng ta sẽ khám phá kĩ thuật này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
GV: Chiếu hai văn bản đã chèn sẵn hình ảnh. Giải thích nội dung văn bản và hình ảnh được chèn vào.
Vậy qua hai văn bản trên các em cho cô biết việc chèn hình ảnh vào văn bản có tác dụng như thế nào?
GV: Hình ảnh minh họa thường được sử dụng trong văn bản và làm cho nội dung văn bản trực quan sinh động hơn. Không những thế trong rất nhiều trường hợp nội dung văn bản sẽ rất khó hiểu nếu thiếu hình ảnh minh họa.
GV: Chiếu nội dung tác dụng của việc chèn hình ảnh vào văn bản. Gọi một học sinh đứng tại chỗ đọc nộ dung trình chiếu.
GV: Trong chương 1 các em đã được học, các tranh vẽ hình ảnh được lưu trong máy tính dưới dạng tệp gì?
GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh.
Hình ảnh được tạo ra từ trước bằng các phần mềm đồ họa và được lưu dưới dạng các tệp đồ họa hoặc là các hình ảnh chụp được bằng máy ảnh kĩ thuật số đều có thể chèn vào văn bản của mình.
Để chèn hình ảnh vào văn bản các em cần thực hiện các bước sau:
GV: Chiếu các bước chèn hình ảnh và nhấn mạnh rõ các bước.
B1: đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí cần chèn hình ảnh.
B2: Chọn lệnh Insert ( Picture ( From File…hộp thoại Insert Picture xuất hiện.
B3: Chọn tệp đồ họa và nháy Insert.
GV: Liên kết đến Word để làm mẫu.
GV: Gọi 3 HS lên thực hành chèn hình ảnh vào văn bản.
GV: Gọi học sinh khác nhận xét.
GV: Theo em chúng ta có thể thực hiện sao chép, xóa hay di chuyển hình ảnh trong văn bản được không? Nếu được thì bằng cách nào?
GV: Nhận xét và hiển thị kết luận: Hình ảnh cũng là một đối tượng của văn bản, nên ta cũng có thể sao chép, xóa hình ảnh hay di chuyển tới vị trí khác trong văn bản bằng các nút lệnh copy, cut, paste trên thanh công cụ.
GV: Gọi học sinh đứng tại chỗ đọc nội dung trên.
Gọi 3 học sinh lên thực hành việc sao chép, di chuyển, xóa hình ảnh.
GV: Giới thiệu cách khác để chèn hình ảnh:
Sử dụng nút lệnh Insert Picture trên thanh công cụ.
Gọi hai học sinh lên máy giáo viên thực hiện chèn hình ảnh bằng nút lệnh Insert picture.
GV: Các em cũng có thể chèn hình ảnh vào văn bản bằng cách mở sẵn thư mục chứa hình ảnh và sao chép tệp hình ảnh cần chèn vào văn bản của mình.
GV: Cho học sinh ghi cách khác để chèn hình ảnh vào văn bản.
GV: Thực hiện mẫu trên máy.
GV: Gọi 1 học sinh khác lên máy thực hiện.
GV: Cho học sinh làm bài tập củng cố.
HS: Nghe giảng
HS: Chèn hình ảnh vào văn bản giúp cho văn bản đẹp hơn, dễ hiểu hơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng
Dung lượng: 63,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)