Bài 20. Ôn tập

Chia sẻ bởi Lê Thị Nga | Ngày 10/05/2019 | 116

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Ôn tập thuộc Lịch sử 4

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỨC XUÂN
THÀNH PHỐ BẮC KẠN
Lịch sử – Lớp 4B
Bài 20: Ôn tập.


KIỂM TRA BÀI CŨ
Em hãy kể tên các tác phẩm và tác giả tiêu biểu của văn học thời Hậu Lê.
Em hãy nêu tên các công trình khoa học tiêu biểu và tác giả của các công trình đó ở thời Hậu Lê
Vì sao có thể coi Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông là những nhà văn tiêu biểu trong giai đoạn này


Lịch sử
Bài 20: ÔN TẬP
I. ÔN LẠI CÁC GIAI ĐOẠN
VÀ TRIỀU ĐẠI LỊCH SỬ
TỪ NĂM 938 ĐẾN THẾ KỈ XV
Em hãy nêu tên các giai đoạn lịch sử Việt Nam
từ năm 938 đến thế kỉ XV
Thảo luận nhóm và điền vào bảng sau
Các triều đại lịch sử Việt Nam từ năm 938 đến thế kỉ XV
Thành Cổ Loa – Kinh đô nhà Ngô
Hình ảnh mô tả cố đô Hoa Lư – Kinh đô nhà Đinh, nhà Tiền Lê
Cố đô Hoa Lư
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
Cổng chính thành Thăng Long – Kinh đô nhà Lý, nhà Trần, nhà Hậu Lê
Đền thờ vua Trần
Thành Tây Đô – Kinh đô nhà Hồ
Bia tiến sĩ thời Hậu Lê
II. ÔN LẠI CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ
TIÊU BIỂU TỪ NĂM 938 ĐẾN THẾ KỈ XV
Nhìn tranh đoán sự kiện
TRÒ CHƠI
3
2
6
7
5
1
4
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long (1010)
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
(968)
Lý Chiêu Hoàng
Nhà Trần thành lập (1226)
Kháng chiến chống Tống xâm lược
lần thứ hai (1075 – 1077)
Chiến thắng Chi Lăng
Kháng chiến chống Tống xâm lược
lần thứ nhất (981)
Hội nghị
Diên Hồng
Trần Quốc Toản
Kháng chiến chống quân xâm lược
Mông- Nguyên
HOẠT ĐỘNG 3
THI KỂ SỰ KIỆN
VÀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ
Trình
bày
Mùa xuân năm 1010, một lần trở về thăm quê nhà, Lý Thái Tổ có ghé qua thành cũ Đại La (nay là Hà Nội). Ông thấy đây là vùng đất thích hợp để xây dựng một cuộc sống ấm no cho nhân dân.
Mùa thu năm ấy, kinh đô được dời từ vùng núi chật hẹp Hoa Lư ra thành Đại La. Lý Thái Tổ đổi tên Đại La thành Thăng Long. Đến đời vua Lý Thánh Tông, nước ta đổi tên thành Đại Việt.
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long (1010)
Ngô Quyền mất, các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy, chia cắt đất nước thành 12 vùng, sử cũ gọi là “loạn 12 sứ quân”. Đất nước rơi vào cảnh loạn lạc trong suốt hai mươi năm.
Bấy giờ ở vùng Hoa Lư có Đinh Bộ Lĩnh, tuổi trẻ tài cao, gặp buổi loạn lạc, ông đã tập hợp nhân dân dẹp loạn.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (968)
Đến cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu, mọi việc trong triều đều do Trần Thủ Độ quyết định.
Lý Huệ Tông không có con trai, phải nhường ngôi cho con gái Lý Chiêu Hoàng mới 7 tuổi. Trần Thủ Độ tìm cách để Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh.
Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng. Nhà Trần được thành lập.
Nhà Trần thành lập (1226)
Sau thất bại lần thứ nhất (981), nhà Tống chưa từ bỏ việc xâm lược nước ta.
Cuối năm 1075, Lý Thường Kiệt đem quân sang đánh bất ngờ vào nơi tập trung quân lương của giặc rồi rút về. Sau đó, ông cho xây dựng tuyến phòng thủ trên bờ sông Như Nguyệt.
Cuối năm 1076, quân Tống dưới sự chỉ huy của Quách Quỳ tiến đánh nước ta nhưng không thành.
Sau hơn ba tháng, Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa để mở lối thoát cho giặc, tàn quân Tống rút về nước. Nền độc lập được giữ vững.
Kháng chiến chống Tống xâm lược lần thứ hai (1075 – 1077)
Không cam chịu cảnh bị nhà Minh đô hộ, Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn tiến ra Bắc bao vây Đông Quan.
Nhà Minh cử đạo quân do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng. Quân ta ra nghênh chiến nhử giặc vào ải, sau đó mai phục giết được Liễu Thăng. Quân giặc hoảng sợ bỏ chạy.
Nhà Minh phải xin hàng và rút về nước. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế. Nhà Hậu Lê bắt đầu từ đây.
Chiến thắng Chi Lăng
Năm 979, Đinh Tiên Hoàng mất, con thứ Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi. Nhà Tống lợi dụng thời cơ sang xâm lược nước ta. Vì vua còn quá nhỏ, nên triều đình cùng Thái Hậu đã mời Lê Hoàn lên ngôi vua, lập ra nhà Lê, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.
Đầu năm 981, quân Tống tiến đánh nước ta theo 2 đường thủy, bộ. Vua Lê trực tiếp lãnh đạo thủy quân chặn đánh giặc trên sông Bạch Đằng. Trên bộ, quân ta đánh giặc ở Chi Lăng. Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết, kháng chiến thắng lợi.
Kháng chiến chống Tống xâm lược lần thứ nhất (981)
Thời nhà Trần, quân Mông – Nguyên 3 lần xâm lược nước ta. Cả 3 lần, quân ta đều chống trả quyết liệt.
Lần thứ nhất, quân giặc cắm cổ rút chạy, không còn hung hăng. Lần thứ hai, tướng giặc Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để thoát thân. Lần thứ ba, quân ta chặn đường rút lui của giặc, dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt chúng trên song Bạch Đằng.
Sau 3 lần đại bại, quân Mông – Nguyên không dám sang xâm lược nước ta nữa.
Kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
Bảng tổng kết các sự kiện lịch sử tiêu biểu
Các sự kiện lịch sử tiêu biểu
DẶN DÒ
?Về nhà tìm đọc các sách lịch sử Việt Nam.
?Ôn lại bài và các kiến thức đã học.
? Xem trước bài mới : Trịnh - Nguyễn phân tranh
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)