Bài 20. Câu đặc biệt

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Minh Huệ | Ngày 28/04/2019 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài 20. Câu đặc biệt thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Ví dụ:
1. Mùa xuân. Tiết trời thật đẹp. Cây cối đâm chồi nẩy lộc.
2. Mùa xuân, bầu trời thật đẹp. Cây cối đâm chồi nẩy lộc.
Em có nhận xét gì về cấu tạo hai câu in đậm?
Câu 1: Không có cấu tạo chủ ngữ, vị ngữ.
Câu 2: Có cấu tạo đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ.
I. Thế nào là câu đặc biệt?

Ôi, em Thủy ! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.
(Khánh Hoài)
HỎI: Câu được in đậm có cấu tạo như thế nào?
A. Đó là một câu bình thường , có đủ chủ ngữ và vị ngữ.
B. Đó là một câu rút gọn, lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.
c. Đó là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ.
c
Hỏi: Tìm câu đặc biệt.
A. Bình minh. Trên bến cảng, tàu bè qua lại đông vui.
B. Chửi. Kêu. Đấm. Đá.
C. Con sông quê hương hiên lên thật đẹp. Con sông quê anh.

Bình minh -> từ ghép.
B. Chửi. Kêu. Đấm. Đá -> từ đơn
Con sông quê anh -> Cụm danh từ

Bài tập nhanh: Xác định câu đặc biệt, câu rút gọn và câu bình thường trong các ví dụ sau:
1. Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác đò Phán từ từ trôi.
(Nguyên Hồng).
2. An hỏi: - Chị gặp anh ấy bao giờ?
Lan trả lời: - Một đêm mùa xuân.
3. Một đêm mùa xuân, trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác đò Phán từ từ trôi.

Câu 1: Câu đặc biệt.
Câu 2: Câu rút gọn.
Câu 3: Câu có cấu tạo chủ ngữ, vị ngữ bình thường.

HS thảo luận nhóm bàn (2p).
Hãy so sánh câu đặc biệt với câu rút gọn và câu bình thường.

- Câu bình thường có cấu tạo đầy đủ C-V.
- Một số câu rút gọn có thể xuất hiện dưới dạng không có cả chủ ngữ, vị ngữ, tuy nhiên câu rút gọn khác câu đặc biệt ở chỗ: Đối với câu rút gọn, có thể căn cứ vào tình huống nói hoặc viết cụ thể để khôi phục lại các thành phần bị rút gọn, làm cho câu có cấu tạo chủ ngữ, vị ngữ bình thường.
- Câu đặc biệt không có cấu tạo chủ ngữ, vị ngữ.
Lệnh : HS tìm câu đặc biệt
X
X
X
X
Quê hương em thật đẹp. Những cánh đồng bát ngát. Những dòng sông. Những chuyến phà. Những sáng bình minh. Em yêu cả những đêm trăng vàng với ánh sáng lung linh, huyền ảo. Tất cả những cảnh, những ảnh ấy đã bồi đắp thật đầy tình yêu quê hương sâu thẳm trong trái tim em.
Dặn dò :
Về nhà:+ Học thuộc 2 Ghi nhớ.
+ Xem lại các Bài tập đã làm.
+ Tiếp tục làm Bài tập 2.
+ Làm Bài tập 4*, 5 / Sách Bài tập Ngữ văn 7 / tr.19.
Chuẩn bị bài mới:
+ Đọc, tìm hiểu bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận/SGK tr.30-32 (Vẽ sơ đồ, làm bài tập).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Minh Huệ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)