Bài 2. Nước Âu Lạc

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Huế | Ngày 14/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Nước Âu Lạc thuộc Lịch sử 4

Nội dung tài liệu:

1
LỊCH SỬ LỚP 4
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Hồ Chí Minh
Thứ ba ngày 14 tháng 10 năm 2014
LỊCH SỬ
Bài 2: HƠN MỘT NGHÌN NĂM ĐẤU TRANH GIÀNH LẠI ĐỘC LẬP
( Từ năm 179 TCN đến năm 938)
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Tìm hiểu nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
a) Đọc kĩ đoạn hội thoại của hai bạn dưới đây.
1. Sau khi bị quân xâm lược Triệu Đà thôn tính, tình hình nước ta như thế nào ?
2. Từ đó, các triều đại phong kiến phương Bắc nối tiếp nhau đô hộ nước ta. Nước ta bị chia thành quận, huyện do chính quyền người Hán cai quản. Đến năm 938, nước ta mới giành được độc lập.
3. Dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, đời sống của nhân dân ta như thế nào ?
4. Chúng bắt nhân dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp cho chúng. Chúng còn đưa người hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải học chữ Hán và sống theo phong tục của người Hán
b) Hỏi thầy, cô giáo những điều em chưa biết khi đọc đoan hội thoại.
c) Trao đổi với nhau để thống nhất trả lời câu hỏi: Dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, nhân dân ta cực khổ như thế nào ?
d) Trình bày kết quả trao đổi với thầy, cô giáo.
2. Tìm hiểu sự phản ứng của nhân dân ta dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
Đọc đoạn văn sau:
Không chịu khuất phục, nhân dân ta vẫn giữ được các phong tục truyền thống vốn có như ăn trầu, nhuộm răng đen, mở các lễ hội mùa xuân với những cuộc đua thuyền, đánh vật và hát những làn điệu dân ca. Đồng thời, nhân dân ta cũng biết tiếp thu nghề làm giấy, làm đồ thủy tinh, làm đồ trang sức bằng vàng, bạc…. Của người dân phương Bắc. Trong thời kì này, nhân dân ta liên tục nổi dậy, nhiều cuộc khởi nghĩa đã giành lại được độc lập. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40), rồi với chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) do Ngô Quyền lãnh đạo, đã giành được độc lập hoàn toàn cho nước ta.
b) Dựa vào đoạn văn đã đọc, trao đổi để thống nhất nối nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp:
A
B
1. Các phong tục truyền thống được giữ gìn
2. Các nghề mới tiếp thu
a) Ăn trầu, nhuộm răng đen
b) Làm giấy
c) Làm đồ thủy tinh
d) Đua thuyền, đánh vật, hát dân ca.
e) Làm đồ tranh sức bằng vàng, bạc
3. Tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
Các nhóm lắng nghe thầy, cô giáo kể chuyện:
Đầu thế kỉ I, nước ta bị nhà Hán đô hộ, Thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định nổi tiếng tham lam, tàn bạo. Bấy giờ ở huyện Mê Linh (vùng đất nay thuộc thành phố Hà Nội) có hai chị em là Trưng Trắc, Trưng Nhị. Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, hai chị em sớm có lòng căm thù quân xâm lược. Trưng Trắc cùng chồng là Thi Sách liên kết với các thủ lĩnh khác chuẩn bị nổi dậy. Chính lúc đó, Thi Sách bị Tô Định bắt và giết hại. Hai Bà Trưng càng quyết tâm khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.
b) Từng nhóm thảo luận đi đến thống nhất: Vì sao Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa ?
c) Trình bày kết quả thảo luận với thầy, cô giáo.
Samsung
Nguyên nhân.
Hai Bà Trưng chuẩn bị khởi nghĩa.
Những người tài ủng hộ Hai Bà.
Thuần voi để ra trận.
Hai Bà Trưng làm lễ tạ trời đất ra quân giết giặc.
Bà Trưng Trắc đền nợ nước thù nhà.
“ Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”.
(Thiên Nam Ngũ Lục)
Mê Linh
Hát Môn
Cổ Loa
Luy Lâu
Samsung
Diễn biến.
Hai Bà Trưng xuất quân.
Nghĩa quân tiến vào Mê Linh.
Nghĩa quân bao vây Dinh Thái thú Tô Định.
Tô Định cải trang trốn về nước.
Nghĩa quân chiến thắng.
Trưng Trắc lên ngôi, đóng đô ở Mê Limh.
e) Đọc đoạn văn sau:
Mùa xuân năm 40, tại cửa sông Hát (Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Tây), Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh. Từ Mê Linh, nghĩa quân tiến xuống đánh chiếm Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội); rồi từ Cổ Loa, tấn công Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), trung tâm của chính quyền đô hộ. Bị đòn bất ngờ, quân Hán không dám chống cự, bỏ hết của cải, vũ khí, lo chạy thoát thân. Tô Định sợ hãi đã cắt tóc, cạo râu, mặc giả thường dân, lẩn vào đám tàn quân trốn về Trung Quốc.
Trong vòng không đầy một tháng, Khởi nghĩa Hai Bà Trưng hoàn toàn thắng lơi và giữ được độc lập hơn ba năm.
g) Kết hợp quan sát bức tranh, lược đồ và đoạn văn mà em đã đọc, cả nhóm thảo luận, để đi đến thống nhất:
- Bức tranh mô tả quân Hai Bà Trưng với khí thế như thế nào ? Quân Tô Định ra sao ?
- Trình bày trên lược đồ diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào ?
h) Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc với thầy, cô giáo.
4. Tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến của trận Bạch Đằng (năm 938)
a) Chú ý nghe thầy, cô giáo kể chuyện:
Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Ông là người có tài, nên được Dương Đình Nghệ gả con gái cho. Được tin viên tướng Kiều Công tiễn giết Dương Đình nghệ, Ngô Quyền đem quân đánh để báo thù. Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Nhân cớ đó, nhà Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta.
Biết tin, Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán.

b) Đọc đoạn văn sau và kết hợp xem tranh minh họa:
Sang đánh nước ta lần này, quân Nam Hán đưa một đạo quân rất đông do Thái tử Hoằng Tháo chỉ huy.
Mũi tiến công chính do Hoằng Tháo chỉ huy đã vượt biển, ngược sông Bạch Đằng (Quảng Ninh) tiến vào nước ta. Lợi dụng nước thủy triều lên, xuống, Ngô Quyền dùng kế cắm cọc gỗ đầu nhọn xuông nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng. Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thủy triều lên, nước che lấp các cọc nhọn.
Ngô quyền cho quân bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiến, vừa đánh vừa lui, nhử cho giặc vào bãi cọc. Chờ lúc thủy triều xuống, khi hàng nghìn cọc nhọn nhô lên, quân ta mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh quyết liệt. Giặc hốt hoảng quay thuyền bỏ chạy thì va vào cọc nhọn, thuyền giặc chiếc bị thủng, chiếc bị vướng cọc nên không tiến, không lùi được. Quân ta tiếp tục truy kích. Quân Nam Hán chết đến quá nửa, Hoằng Tháo tử trận. Quân Nam Hán hoàn toàn thất bại.
Tr?n B?ch D?ng nam 938
Ngô Quyền giúp Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán, giành thắng lợi (năm 931)
Dương Đình Nghệ gả con gái cho Ngô Quyền
Kiều Công Tiễn sai người cầu cứu nhà Nam Hán
Nhân cớ đó nhà Nam Hán sang xâm lược nước ta lần thứ hai
Slide 92
Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ
Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh giặc xâm lược
Đầu mùa đông năm Mậu Tuất (938) Ngô Quyền kéo quân ra Bắc, tiến như vũ bão về Đại La để báo thù
Quân và dân chặt gỗ đẽo cọc nhọn
Di chuyển hàng ngàn cọc gỗ ra sông Bạch Đằng và đóng cọc ở lòng sông
Ngô Quyền đã dùng kế chôn cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở cửa sông Bạch Đằng (tỉnh Quảng Ninh vào cuối năm 938)
CHUẨN BỊ ỨNG PHÓ VỚI QUÂN NAM HÁN
Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thủy triều lên, nước che lấp các cọc nhọn.
Ngô Quyền cho quân bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiến,
Quân ta giả thua để nhử địch vào bãi cọc. Hoằng Tháo thúc quân hăm hở đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà không biết.
Quân ta mai phục sẵn sàng hai bên bờ sông Bạch Đằng
Thủy triều xuống, quân ta bắt đầu phản công quyết liệt.
Quân giặc hốt hoảng bỏ chạy thì thuyền va vào bãi cọc nhọn
DIỄN BIẾN TRẬN ĐÁNH TRÊN SÔNG BẠCH ĐẰNG
Toàn cảnh Chiến thắng Bạch Đằng 938
Quân ta tiếp tục truy kích, quân giặc chết quá nửa
Hoằng Tháo tử trận. Cuộc xâm lược của quân Nam Hán hoàn toàn thất bại,
KẾT QUẢ TRẬN ĐÁNH TRÊN SÔNG BẠCH ĐẰNG
Sông Chanh
Sông Cấm
sông Bạch Đằng
Cửa Cấm
Cửa Nam Triệu
Lược đồ trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938
c) Trao đổi trong nhóm:
- Ngô Quyền dùng kế gì để đánh giặc ?
- Dựa vào bức tranh, kể lại diễn biến của trận chiến trên sông Bạch Đằng.
d) Trình bày kết quả làm việc với thầy, cô giáo.
5. Tìm hiểu ý nghĩa của trận Bạch Đằng đói với lịch sử nước ta.
Đọc kĩ đoạn hội thoại của hai bạn dưới đây:
Sau khi đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã làm gì ?
Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương (gọi là Ngô Vương), chọn Cô Loa làm kinh đô.
Việc làm của Ngô Quyền có ý nghĩa gì ?
Việc làm đó có ý nghĩa đã chấm dứt thời kì hơn một nghìn năm dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc mở ra thời kì độc lập cho dân tộc.
6. Đọc kĩ và ghi vào vở đoạn văn sau:
Hơn một nghìn năm dưới ác đô hộ của quân xâm lược phương Bắc, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra. Mở đầu bằng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) và kết thúc thắng lợi hoàn toàn với chiến thứng Bạch Đằng (năm 938) do Ngô Quyền lãnh đọ. Nước ta hoàn toàn độc lập.
Lăng Ngô Quyền ở Đường Lâm
Tượng Ngô Quyền
GHI NHỚ CÔNG ƠN NGÔ QUYỀN
TRÒ CHƠI:

EM YÊU LỊCH SỬ
Quân Nam Hán tấn công nước ta
bằng đường nào ?
C. Đường thủy+ bộ
D. Đường hàng không
A.Đường thủy
B. Đường bộ
Câu 1
0
1
2
3
4
5
Ngô Quyền đã dựa vào hiện tượng
thiên nhiên nào để đánh giặc ?
C. Bão lớn
D. Thủy triều
A. Lũ lụt
B. Mưa to
Câu 2
0
1
2
3
4
5
Tướng giặc bị tử trận là ai?
C. Lưu Hoằng Tháo
D. Quang Sở Khách
A.Cao Chính Bình
B.Dương Tư Húc
Câu 3
0
1
2
3
4
5
Thời gian quân ta chiến thắng
Nam Hán?
B.Một ngày giữa
năm 938
D.Cả 3 ý đều
không đúng
A.Một ngày đầu
năm 938
C.Một ngày cuối
năm 938
Câu 4
0
1
2
3
4
5
Ai người quê ở Đường Lâm
Đánh tan quân Hán, Bạch Đằng
tiếng vang
B.Quang Trung
D.Cả 3 ý đều
không đúng
A.Dương Đình Nghệ
C.Tiền Ngô Vương
Câu 5
0
1
2
3
4
5
Nơi Ngô Quyền chọn làm kinh đô?
C. Cổ Loa
D. Mê Linh
A. Phú Xuân
B. Phương Bắc
Câu 6
0
1
2
3
4
5
Cám ơn quý thầy cô
và các em học sinh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Huế
Dung lượng: 5,99MB| Lượt tài: 0
Loại file: pptx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)