Bài 2. Nước Âu Lạc

Chia sẻ bởi Âu Dương Văn Trọng | Ngày 10/05/2019 | 120

Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Nước Âu Lạc thuộc Lịch sử 4

Nội dung tài liệu:

Bài 2:
NƯỚC ÂU LẠC
Bản đồ các tộc Bách Việt ngày xưa
I. NGƯỜI ÂU VIỆT – LẠC VIỆT
Ở vùng núi phía Bắc nước Văn Lang, bên cạnh người Lạc Việt, còn có người Âu Việt. Họ cũng biết chế tạo đồ đồng thau, trồng lúa, chăn nuôi, đánh cá và có những tục lệ giống với người Lạc Việt. Dân Lạc Việt và Âu Việt sống hòa nhập với nhau.
KẾT LUẬN
II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TẦN
1. Nhà Tần thống nhất 6 nước – Chính sách đối nội, đối ngoại
Năm 221 TCN, nước Tần tiêu diệt 6 nước (Hàn, Ngụy, Triệu, Sở, Yên và Tề) kết thúc cục diện “thất hùng thời Chiến quốc”, thâu tóm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Vua Tần là Doanh Chính tự xưng là Tần Thủy Hoàng đế, thiết lập một nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế.
a. Nhà Tần Thống nhất 6 nước.
230 – 229 TCN
229 – 228 TCN
226 TCN
222 TCN
221 TCN
225 TCN
224 – 223 TCN
Tần Thủy Hoàng Đế và quân đội nước Tần
b. Chính sách đối nội, đối ngoại
Về mặt đối nội, nhà Tần thi hành một số chính sách tích cực nhằm phát triển nông nghiệp, mở mang công thương nghiệp, thống nhất văn tự, thống nhất tiền tệ và thống nhất đơn vị đo lường, chứng tỏ những bước tiến lớn của lịch sử Trung Quốc. Nhưng chế độ nhà Tần là một chế độ chuyên chế bạo ngược và Tần Thủy Hoàng được sử sách cho là một bạo chúa.
* Chính sách đối nội
* Sơ lược về Vạn Lý Trường Thành
Để bảo vệ nước Tần khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ và những bộ tộc du mục khác. Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây Vạn Lý Trường Thành từ năm 220 TCN và 200 TCN, một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích.
Theo số liệu mới được công bố, Vạn Lý Trường Thành dài 21.196 km, chiều dài này được đưa ra dựa trên một cuộc khảo sát mới nhất, nhưng thật sự nếu chúng ta chấp nối tất cả các đoạn Trường Thành đã biết ngày nay lại với nhau thì chiều dài của chúng lên tới 56.000 km.Chiều cao trung bình tường thành là 7m so với mặt đất, mặt trên của trường thành rộng trung bình 5-6m. Vạn Lý Trường Thành bắt đầu từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ và Mãn Châu đến La Bố Bạc ở phần phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
Một số hình ảnh Vạn Lý Trường Thành
Một số hình ảnh Vạn Lý Trường Thành
b. Chính sách đối nội, đối ngoại
* Chính sách ngoại
Về mặt đối ngoại, nhà Tần mở những cuộc chiến tranh chinh phục đại quy mô, bành trướng mạnh mẽ về phía bắc và chủ yếu là về phía nam, lập thành một đế chế rộng lớn đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TẦN
2. Hoàn cảnh, diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tần.
a. Hoàn cảnh:
Vào cuối thế kỷ III TCN, thời vua Hùng Vương thứ 18, nước Văn Lang không còn yên bình, vua chỉ ham vui chơi, lụt lội xảy ra, nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhà Tần đe dọa xâm lược.
1. Hoàn cảnh, diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tần.
a. Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tần
- Năm 218 TCN, quân Tần đánh xuống phương Nam; bốn năm sau, quân Tần chiếm vùng Bắc Văn Lang (nơi cư trú của người Lạc Việt và Âu Việt).
- Thục Phán lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến lâu dài, đánh du kích : ngày trốn vào rừng, đêm đến ra đánh giặc, sáu năm sau giết được Hiệu úy Đồ Thư, nhà Tần bãi binh.
QUÂN TẦN ĐÁNH XUỐNG PHÍA NAM (218-214 TCN)
- Nam 218 TCN quõn T?n dỏnh xu?ng phớa Nam
- Năm 218 TCN quân Tần Đánh xuống phía Nam
- Năm 214 TCN quân Tần Kéo quân đến phía Bắc Văn Lang
Lạc Việt
218 TCN
214 TCN
Lạc Việt
Âu Việt
Lạc Việt
Âu Việt
Âu Việt
- Nhân dân ta chiến đấu quyết liệt chống quân Tần.
208 TCN
- Năm 208 quân Tần Rút về nước.
DIễN BIếN CUộC KHáNG CHIếN CHốNG QUÂN TầN (218-208 TCN)
=> Nguyên nhân thắng lợi
- Tinh thần đoàn kết và chiến đấu kiên cường của người Âu Việt và Lạc Việt.

- Tài chỉ huy của Thục Phán.
* Sơ lược đôi nét về Thục Phán – An Dương Vương
An Dương Vương, tên thật là Thục Phán, là con trai của vua Tày Thục Chế và là cháu của Thục Vương Lư Tử bá vương. Ông là vị vua vĩ đại đã mở rộng lãnh thổ nước Âu Việt, lập nên đất nước Âu Lạc và cũng là vị vua duy nhất cai trị nhà nước này. Âu Lạc là nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam sau nhà nước Văn Lang đầu tiên của các vua Hùng.
Thời đại nước Âu Lạc nhất, cho rằng An Dương Vương và nước Âu Lạc tồn tại từ khoảng 208 TCN đến 179 TCN, tức là gần 30 năm.
Hình ảnh về Thục Phán – An Dương Vương
Cổng vào đền thờ An Dương Vương
Thượng điện thờ An Dương Vương
Những hình ảnh lễ hội trong đền thờ An Dương Vương
Nghi thức rước kiệu
Nghi thức tế lễ
Chơi cờ người
Hát tuồng
Hát quan họ trên sông
Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé thăm phong cảnh Loa thành Thục Vương
Cổ Loa thành cũ khác thường
Trải bao năm tháng dấu thành còn ghi.
Qua những hoạt động sôi nổi của lễ hội Cổ Loa, đền thờ An Dương Vương. Từ xưa cho đến nay lớp lớp người đến tham dự từ đó nhân dân truyền miệng nhau câu ca dao sau:
II. NƯỚC ÂU LẠC RA ĐỜI
Sau khi đánh thắng quân Tần, năm 207 TCN Thục Phán lên ngôi vua xưng là An Dương Vương, kinh đô được dời xuống Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay) và hợp nhất người Âu Việt và Lạc Việt thành nước Âu Lạc.
1. Hoàn cảnh ra đời nước Âu Lạc
Cổ Loa
2. Bộ máy nhà nước
- Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương, giúp vua có Lạc Hầu và Lạc Tướng. Cả nước chia thành nhiều bộ  do Lạc Tướng đứng đầu, các chiềng chạ vẫn do Bồ Chính cai quản .
- So sánh với thời Vua Hùng, quyền hành của An Dương Vương cao hơn và chặt chẽ hơn thời vua Hùng, đã có luật pháp và quân đội.
So sánh bộ máy nhà nước Âu Lạc và Văn Lang
Sơ đồ bộ máy nhà nước Âu Lạc
Về cơ bản bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là giống nhau
II. NƯỚC ÂU LẠC RA ĐỜI
2. Sự phát triển của nước Âu Lạc
a. Sự phát triển về nông nghiệp
b. Sự phát triển thủ công nghiệp
c. Sự phát triển về quốc phòng
2. Sự phát triển của nước Âu Lạc
a. Sự phát triển về nông nghiệp
- Lưỡi cày đồng được dùng phổ biến, lúa gạo rau củ nhiều hơn.
- Chăn nuôi, đánh cá săn bắn đều phát triển .
b. Sự phát triển thủ công nghiệp
- Có nhiều tiến bộ như làm đồ gốm, dệt, làm đồ trang sức.
- Đặc biệt phát triển ngành xây dựng và luyện kim như rìu đồng, cuốc sắt, rìu sắt, giáo mác, mũi tên đồng.
- Xã hội có sự phân biệt giàu nghèo.
c. Sự phát triển về quốc phòng
- Chế tạo ra được nỏ bắn được nhiều mũi tên, xây thành Cổ Loa.
* Sơ lược về thành Cổ Loa
Để tăng cường  phòng thủ và  bảo vệ  kinh đô mới, An Dương Vương đã cho xây dựng thành Cổ Loa kiên cố, xây dựng quân đội mạnh , trang bị vũ khí nhiều loại .
Cấu trúc:
+ Thành có 3 vòng khép kín, tổng chiều dài chu vi 16.000m
+ Chiều cao: 5 – 10m
+ Mặt thành rộng trung bình 10m.
+ Chân thành rộng từ 10 – 20m
+ Các thành đều có hào nước (rộng từ 10 – 30m) bao quanh, các hào thông với nhau vừa nối với Đầm Cả, vừa nối với Sông Hoàng, có thể ra Sông Hồng.
+ Bên trong thành nội là nơi ở và làm việc của vua và các Lạc hầu, Lạc tướng.
C?a Nam
Sơ đồ thành Cổ Loa.
Thành Ngoại
Thành Trung
Thành Nội
Mặt cắt ngang một đoạn thành Cổ Loa
Khoảng 5 m  10 m
Chiều cao
Mặt thành
Trung bình 10 m
Rộng 10 m  20 m
Chân thành
Rộng 10 m  30 m
Hào
Lớp đá tảng
Lớp gốm vỡ
Em có nhận xét gì về Thành Cổ Loa của nước Âu Lạc vào thế kỉ III - II TCN?
- Là một công trình kiến trúc to lớn, độc đáo và sáng tạo xây dựng cách đây hơn 2000 năm.
- Là một căn cứ  quân sự lợi hại, một vị trí phòng thủ kiên cố.
- Thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc, là biểu tượng của nền văn minh Việt Cổ.
III. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TRIỆU ĐÀ
1. Lần thứ nhất: giành thắng lợi – Nguyên nhân
- Năm 207 TCN Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc. Quân dân Âu Lạc với vũ khí tốt, tinh thần chiến đấu dũng cảm, có thành Cổ Loa kiên cố, có quân đội mạnh, có tướng giỏi, đã đánh bại được  quân Triệu Đà, giữ vững được độc lập.
CỔ LOA
NAM VIỆT
ÂU LẠC
Dao găm, kiếm
Mũi giáo
Vũ khí Cổ Loa
Hàng vạn mũi tên được tìm thấy ở phía nam thành Cổ Loa
Cầu Vực
Lẫy nỏ Cổ Loa
* Sơ lược về tướng Cao Lỗ
Vào nửa cuối thế kỷ thứ III trước công nguyên ở “nước Văn Lang có ông Cao Lỗ, một nhân vật nổi tiếng vùng Cổ Loa, tục gọi là Đô Lỗ vì có lẽ ông rất giỏi võ, giỏi vật. Thục Phán lên ngôi Vua, hiệu là An Dương Vương, đặt tên nước là Âu Lạc. Cao Lỗ còn là người sáng chế ra nỏ liên châu, bắn một lần được nhiều phát mà các mũi tên đều bịt đồng sắc nhọn. Ông chuyên việc luyện quân bắn nỏ và cũng là một người bắn nỏ giỏi nên ông còn được gọi với cái tên thương yêu là Ông Nỏ. Cao Lỗ được An Dương Vương giao cho giữ trấn giữ cửa bắc Cổ Loa nơi quan trọng nhất.
Cao Lỗ thường xuyên khuyên vua nhưng vua không nghe và ngày càng xa lánh, ông từ quan và trở về quê. Khi quân Triệu Đà sang xâm lược lần nữa thì An Dương Vương bỏ thành mà chạy ông nhận được tin liền về cứu giá nhưng thế cục đã không cứu vãng được. Tương truyền rằng trong lúc bị thương nặng ông đã thoát khỏi vòng vây, về tới quê hương ở Bình Than, Lục Dầu, được ít lâu sau thì mất.
* Hình ảnh tướng quân Cao Lỗ
Tượng Cao Lỗ
* Hình ảnh tướng quân Cao Lỗ
Đền thờ Cao Lỗ - ở Cao Lỗ Vương, Cao Đức, Gia Bình, Bắc Ninh
* Hình ảnh tướng quân Cao Lỗ
Lăng mộ Cao Lỗ - ở Cao Lỗ Vương, Cao Đức, Gia Bình, Bắc Ninh
2. Lần thứ hai: Thất bại – Nguyên nhân
- Triệu Đà dùng mọi thủ đoạn: chia rẽ nội bộ, ly gián…

- Chủ quan, mất cảnh giác.
ÂU LẠC
CỔ LOA
BẮC NINH
NAM VIỆT
NGHỆ AN
=> Liên hệ câu truyện Trọng Thủy – Mỵ Châu
=> Từ sự thất bại của An Dương Vương rút ra bài học kinh nghiệm
- Phải tuyệt đối cảnh giác âm mưu của kẻ thù.
- Vua phải tin tưởng trung thần.
- Phải dựa vào dân để đánh giặc, tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân tộc bảo vệ đất nước.
Cuối thế kỉ III TCN, nước Âu Lạc tiếp nối nước Văn
Lang. Nông nghiệp tiếp tục được phát triển. Kĩ
Thuật chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên và việc
Xây dựng thành Cổ Loa là những thành tựu đặc sắc
Về quốc phòng của người dân Âu Lạc.
Năm 179 TCN, quân Triệu Đà đã chiếm được
Âu Lạc .
Ghi nhớ :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Âu Dương Văn Trọng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)