Bài 2. Khí hậu châu Á
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Huệ |
Ngày 24/10/2018 |
56
Chia sẻ tài liệu: Bài 2. Khí hậu châu Á thuộc Địa lí 8
Nội dung tài liệu:
Bài 2: khí hậu lục địa á - âu
I. Các điều kiện hình thành khí hậu
Vị trí địa lí
Hình dáng và kích thước lục địa
Địa hình
Các dòng biển
Hoàn lưu khí quyển
Vị trí địa lí
Đặc điểm vị trí địa lí của lục địa á - Âu?
Đặc điểm đó đã dẫn đến hệ quả gì?
77 44` B
1 16` B
Đặc điểm vị trí địa lí:
Tọa độ địa lí: 77 44`B - 1 16`B
9 34`T - 169 40`T
Lục địa á Âu nằm kéo dài từ vùng cực cho tới xích đạo, trải ra trên tất cả các đới địa lí khác nhau.
Hệ quả của vị trí địa lí:
+ Lượng bức xạ mặt trời phân bố trên lục địa không đồng đều, giảm từ N lên B: (Tại sao?)
+ ở các vùng phía N lục địa thuộc đới xích đạo và nhiệt đới, lượng bức xạ rất cao, từ 140 đến 180 Kcal/cm2/n. Trong đó, khu vực Tây Nam á là nơi cao nhất.
+ Các khu vực từ đường vòng cực B trở lên, trị số đó không vượt quá 80 Kcal/cm2/n.
Mặt khác, tuỳ theo vị trí gần hay xa biển, tổng bức xạ năm có khác nhau:
Các vùng Trung á và Nội á, do nằm ở trung tâm lục địa, lượng bức xạ từ 140 đến 160 Kcal/cm2/n. Trong khi đó, các vùng Tây Âu và Đông Âu, tuy nằm trên cùng vĩ độ, nhưng do ở gần biển, độ ẩm không khí cao, bầu trời nhiều mây nên lượng bức xạ giảm xuống còn 100 đến 120 Kcal/cm2/n.
Hệ quả của sự phân bố bức xạ không đồng đều?
Lượng bức xạ phân bố không đồng đều là nguyên nhân chủ yếu làm cho điều kiện nhiệt nói riêng, điều kiện khí hậu nói chung, thay đổi từ N lên B và khác nhau giữa vùng nội địa với các miền duyên hải.
2. Hình dạng và kích thước lục địa:
+ Đặc điểm: Lục địa có diện tích rộng lớn và dạng khối vĩ đại
+ Hệ quả: sự tương phản sâu sắc giữa vùng nội địa và duyên hải.
+ Đặc điểm: lục địa nằm cạnh các đại dương lớn
+ Hệ quả: sự tương phản về khí áp giữa lục địa và biển theo mùa, làm cho hoàn lưu gió mùa phát triển rất mạnh.
Các vùng Trung á và Nội á nằm rất xa biển nên quanh năm tồn tại khối khí lục địa khô, dễ bị sưởi nóng về mùa hè và hoá lạnh về mùa đông, làm cho nhiệt độ của vùng trung tâm chênh lệch giữa hai mùa rất lớn, là điều kiện hình thành các trung tâm khí áp thay đổi theo mùa. Mùa đông: ở trung tâm lục địa do không khí bị hoá lạnh mạnh nên hình thành một khu vực áp cao, tâm điểm nằm ở phía N hồ Baican, gọi là áp cao Xibia. Mùa hè: Trái lại, ở vùng trung tâm không khí nóng bốc lên tạo thành một khu áp thấp, tâm điểm nằm ở phía Đ sơn nguyên Iran.
+ Khối lục địa á Âu rộng lớn nằm bên cạnh các đại dương mênh mông nên xuất hiện sự tương phản về khí áp giữa lục địa và biển theo mùa, làm cho hoàn lưu gió mùa phát triển rất mạnh, đặc biệt dọc theo duyên hải phía Đ và phía N lục địa. á - Âu là lục địa duy nhất trên thế giới có đủ các kiểu khí hậu gió mùa: gió mùa xích đạo, gió mùa nhiệt đới, gió mùa cận nhiệt đới và gió mùa ôn đới.
Diện tích lục địa á - Âu so với các lục địa khác
Kích thước lục địa rộng lớn: từ đông sang tây trải ra gần 200 độ kinh tuyến, tương đương 12000 km. Từ bắc tới nam dài hơn 76 độ vĩ, tương đương 8500 km.
Như vậy á - Âu là lục địa có kích thước và diện tích rộng lớn nhất.
3. Địa hình:
- Địa hình chi phối sự phân bố nhiệt trên lục địa khá rõ rệt:
+ Các mạch núi hướng Đ - T có tác dụng ngăn các khối khí khô và lạnh từ phía B không xâm nhập xuống phía N và các khối khí nóng ẩm phía N không lan xa về phía B.
+ Các bồn địa như những "hồ" chứa không khí. Về mùa đông, không khí bị hoá lạnh nhanh hơn và nằm yên tại chỗ. Vì thế nhiệt độ thường thấp hơn các vùng xung quanh. Về mùa hè, trái lại, không khí trong các bồn địa được sưởi nóng mạnh, nhiệt độ cao hơn các vùng lân cận.
+ ở các vùng núi và sơn nguyên cao như Anpơ, Cápcadơ, Pamia, Thiên Sơn, Himalaya, Tây Tạng v.v.càng lên cao nhiệt độ càng giảm dần và đến độ cao khoảng từ 3000 đến 5000m thì nhiệt độ giảm xuống < 0 độ C, bắt đầu đới băng tuyết vĩnh viễn.
Do những điều kiện như vậy, sự phân bố nhiệt độ trên lục địa rất phức tạp, nhất là về mùa đông.
- Địa hình làm cho sự phân bố mưa trên lục địa không đồng đều:
Trong các vùng núi, hướng sườn có vai trò rất quan trọng.
+ Các núi chạy theo hướng B - N: Có tác dụng ngăn các khối khí ẩm từ phía Đ và phía T đi sâu vào lục địa. Đồng thời, trên các sườn đón gió của chúng thường có mưa nhiều. Ví dụ: Sườn phía TB dãy Xcăngđinavi, Anpơ, Pinđơ và Đinarich ở châu Âu; sườn T của các dãy Gát Tây và Aracan, sườn Đ các núi ở Việt Nam, Philíppin, Triều Tiên, Nhật Bản v.v.ở châu á đều là những nơi có mưa nhiều.
+ Các núi chạy theo hướng Đ - T: Có tác dụng ngăn các khối khí ẩm từ phía N lên, làm cho sườn N các núi có mưa khá lớn. Vídụ: Sườn N dãy Himalaya, mưa trung bình từ 3.000 đến 4.000mm/n. Trong khi Tây Tạng nằm ở phía B của đãy núi này lại mưa không quá 300mm/n. Đặc biệt, Sêrappundi nằm trên sườn thẳng góc với hướng gió nên là nơi có mưa nhiều nhất thế giới, trung bình đạt tới gần 12.000mm/n.
4. Các dòng biển
Các dòng biển cũng có ảnh hưởng khá quan trọng đến khí hậu các vùng tiếp cận. Trong số các dòng biển chảy gần bờ lục địa á Âu, quan trọng nhất là dòng Bắc Đại Tây Dương. Dòng biển này khi chảy qua các biển TB châu Âu làm cho nước và không khí trên các biển ấm lên. Nhờ vậy, về mùa đông các biển Na Uy, Baren tuy ở vĩ độ cao nhưng vẫn không bị đóng băng. Nước biển bốc hơi mạnh lại được gió tây đưa vào đất liền, làm cho phần Tây Âu về mùa đông có thời tiết ấm và ẩm ướt. Dòng lạnh Curin Camsátca làm cho miền duyên hải ĐB á về mùa hè hơi lạnh, thời tiết u ám và thường có mưa.
5. Hoàn lưu khí quyển
a. Mùa đông
Không khí vùng trung tâm và phần B lục địa bị hoá lạnh nhanh và lan xuống phía N.
Trên lục địa hình thành áp cao Xibia. Khối không khí ở vùng trung tâm lạnh và rất khô, tạo nên thời tiết trong sáng và yên tĩnh. Vào giữa mùa đông, áp cao phát triển mạnh nhất, bao phủ gần toàn bộ châu á. Phía T, nó thu hẹp thành một dải chạy dọc vĩ tuyến 60 độ B, nối liền với áp cao Axo. Dải áp cao này phân cách với áp cao Bắc Phi bởi khu áp hạ trên Địa Trung Hải. Nhờ có áp hạ này cùng với phrông ôn đới, khu vực Địa Trung Hải trong mùa đông có gió tây và khí xoáy hoạt động, thời tiết hay thay đổi và có mưa nhiều.
áp hạ Aixơlen trong thời gian này cũng phát triển mạnh, trùm lên phần B và TB lục địa thành một dải hướng ĐB - TN. Do đó gần toàn bộ châu Âu và Tây Bắc á (khoảng từ 50độ B trở lên) nằm trong hoạt động của gió tây và khí xoáy ôn đới. Thời tiết bị nhiễu loạn, có gió mạnh và mưa nhiều.
Phía Thái Bình Dương, áp hạ Alêút cũng phát triển mạnh, bao phủ gần toàn bộ phần B của đại dương và lan sang bờ Đ châu á. Trong thời gian này, miền duyên hải Đông á có sự chênh lệch về khí áp giữa lục địa và biển rất lớn,
ở phía N lục địa là đới áp hạ xích đạo. Trên Bắc Thái Bình Dương, áp cao Haoai vẫn tồn tại và thường tác động tới vùng ĐN Trung Quốc, bán đảo Trung ấn. Vì vậy, phần B các bán đảo nói trên về mùa đông vẫn nằm trong dải áp cao cận nhiệt.
Do sự phân bố khí áp như vậy, toàn bộ phần N lục địa (kể cả Tây Nam á) về mùa đông có gió ĐB từ lục địa thổi xuống. Tuy nhiên, do địa hình nên không xâm nhập tới các bán đảo phía nam.
Gió ĐB mang theo khối khí nhiệt đới lục địa khô nên không có mưa, thời tiết trong sáng, ổn định và tương đối nóng.
Như vậy: Về mùa đông, đại bộ phận lục địa chịu sự chi phối của gió từ lục địa thổi ra biển, khô và lạnh.. Mùa đông nói chung là mùa khô.
Về điều kiện nhiệt, tuy phụ thuộc vào bức xạ nhưng do ảnh hưởng của hoàn lưu khí quyển nên sự phân bố thể hiện tính chất địa phương:
+ Phần lớn lục địa có nhiệt độ < 0 độ C
+ Toàn bộ miền Bắc á (miền Xibia của Nga) và các vùng núi cao ở Trung á và Nội á có nhiệt độ thấp nhất, trung bình từ < -24 độ C.
+ Sự phân bố nhiệt độ nhìn chung giảm từ N và TN lên ĐB
Sự phân bố nhiệt độ như trên là do ảnh hưởng của các đại dương, các dòng biển và kích thước của lục địa đối với sự hình thành khí hậu.
b. Mùa hè
Không khí trên lục địa nóng lên, áp cao Xibia yếu đi, ở Nam á hình thành áp hạ Iran. Đây là áp hạ lớn nhất thế giới, hoạt động mạnh nhất vào giữa mùa hè.
ở phía T, áp cao Axo phát triển và dịch lên phía B, bao trùm vùng Trung Âu và Địa Trung Hải. ở phía Đ, áp hạ Alêut suy yếu và áp cao Haoai phát triển, chiếm phần B Thái Bình Dương, lan sang tận bờ Đông á. ở Bán Cầu Nam, các khu áp cao Nam Phi, Nam ấn Độ Dương và Ôxtrâylia cũng phát triển thành một đới áp cao liên tục.
Hoàn lưu khí quyển trên lục địa khá phức tạp: Vùng Tây Âu vẫn nằm trong đới gió tây, song hoạt động của khí xoáy yếu đi. Thời tiết dịu và mưa nhiều. Đông Âu có gió tây bắc, mưa giảm nhanh. ở các vùng Bắc á và Nội á có gió bắc hoặc đông bắc. Gió này đem theo không khí cực và ôn đới xuống phía N. Nhưng càng xuống càng nóng lên, độ ẩm giảm nên mưa rất ít. Các vùng Bắc á ẩm và mát, còn ở Trung á và Nội á rất khô và nóng.
ở Địa trung Hải, thời tiết ổn định, khô nóng và mưa rất ít.
Vùng Tây Nam á thống trị gió tây bắc, thực chất là gió mậu dịch, gây nên thời tiết khô và nóng.
ở Nam á, Đông Nam á và Đông á,có gió tây nam và đông nam từ biển thổi vào lục địa, mang theo khối khí xích đạo nóng ẩm từ ấn Độ Dương và Thái Bình Dương vào gây mưa lớn, nhất là trên các sườn đón gió như Tây ấn Độ, Nam Himalaya, Tây Mianma, Tây Nam Campuchia v.v. Lượng mưa trên các sườn đón gió có thể gấp từ 10 đến 15 lần lượng mưa ở các sườn khuất gió.
ở Đông á, gió mùa đông nam gây mưa nhiều. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các dãy núi, gió mùa chỉ hạn chế trong một dải không rộng dọc theo duyên hải.
Các vùng duyên hải Nam á, Đông Nam á và Đông á về mùa hè thường có bão (khí xoáy nhiệt đới) xâm nhập. Bão làm cho thời tiết nhiễu loạn, gió to, mưa lớn.
Như vậy, về mùa hè, phần lớn lục địa chịu sự chi phối của gió từ biển thổi vào, có mưa phổ biến ở nhiều nơi.
Nhiệt độ: Toàn bộ lục địa được sưởi nóng và có nhiệt độ dương.
Sự thay đổi khí áp và gió theo mùa như trên dẫn đến sự hình thành chế độ gió, mưa và sự phân bố mưa trên lục địa.
Về chế độ gió: Có thể phân thành 3 loại chính:
+ Gió Tây
+ Gió mậu dịch
+ Gió mùa
Ngoài ra, trên các vùng thuộc đới cận nhiệt (khoảng từ 30 đến 40 độ B) về mùa đông thường có khí xoáy. Còn các vùng Bắc á và trung tâm lục địa, chế độ gió thay đổi rất phức tạp, nhưng quanh năm thống trị các khối khí lục địa, thời tiết nói chung khô và lượng mưa hàng năm thấp.
Sự phân bố mưa trên lục địa nhìn chung không đồng đều: ở các khu vực có gió từ biển thổi vào thì mưa hàng năm nhiều, còn các vùng ở nội địa khuất gió thì mưa rất ít.
Bản đồ các đới khí hậu lục địa á - âu
I
II
III
IV
b
V
VII
a
a
a
a
b
b
b
b
a
a
c
c
c
d
d
e
I. Đới khí hậu cực
II. Đới khí hậu cận cực
a. Kiểu hải dương phía T
b. Kiểu lục địa
c. Kiểu hải dương phía Đ
III. Đới KH ôn đới
a. Kiểu hải dương phía T
b. Kiểu chuyển tiếp
c. Kiểu lục địa
d. Kiểu gió mùa
e. Kiểu hải dương phía Đ
IV, Đới cận nhiệt
a.Kiểu Địa Trung Hải
b. Kiểu lục địa
c. Kiểu núi cao
d. Kiểu gió mùa
V. Đới nhiệt đới
a. Kiểu nhiệt đới ẩm
b. Kiểu nhiệt đới khô
VI. Đới cận xích đạo
VII. Đới xích đạo
Ranh giới đới
Ranh giới kiểu
II. Các đới khí hậu.
VI
1. Đới khí hậu cực
Đới khí hậu cực
Gồm các đảo, quần đảo và một dải hẹp dọc theo duyên hải phía B lục địa. Giới hạn phía N của đới gần trùng với vĩ tuyến 71 độ B.
Đặc điểm: Do nằm trên những vĩ độ cao nên quanh năm thống trị khối khí cực khô lạnh.
+ Về mùa đông, ở đây có đêm địa cực kéo dài nên nhiệt độ rất thấp. Nhiệt độ trung bình tháng giêng từ - 22 độ C (ở đảo Nôvaia Demlia) đến - 34 độ C (trên bán đảo Taimưa). Mùa đông thường có gió mạnh và bão tuyết, thời tiết rất giá buốt.
+ Mùa hè có ngày liên tục kéo dài, độ nắng phong phú, song do cường độ bức xạ rất yếu nên nhiệt độ mùa hè vẫn thấp. Nhiệt độ trung bình tháng ấm nhất vẫn không vượt 5 độ C. Mùa hè thường có gió B, thời tiết lạnh, hay có sương mù và mưa tuyết.
+ Lượng mưa trung bình từ 100 đến 200mm/n.
2. Đới khí hậu cận cực
II
a
b
c
Gồm một dải hẹp nằm phía N đới khí hậu cực. Giới hạn N của đới ở phía T gần trùng với đường vòng cực, còn ở phía Đ xuống tới vĩ tuyến 60 độ B.
a. Kiểu hải dương T
b. Kiểu lục địa
c. Kiểu hải dương Đ
Đặc điểm: Có sự thay đổi các khối khí theo mùa:
+ Mùa đông là khối khí cực lục địa rất lạnh. Nhiệt độ tháng I từ -30 (ở phía T) đến -50 độ C (ở phía Đ).
+ Mùa hè là khối khí ôn đới ấm và ẩm. Nhiệt độ tháng VI từ 8-10 độ C.
Đới này chia thành 3 kiểu:
+ Kiểu hải dương phía tây: có mùa đông tương đối dịu. Mùa hè mát và ẩm.
+ Kiểu lục địa: có mùa đông rất lạnh và biên độ nhiệt giữa hai mùa lớn nhất Địa Cầu.
+ Kiểu hải dương phía đông: tương tự như kiểu phía tây, nhưng có mùa đông lạnh hơn và thường có gió B hoặc ĐB. Mùa hè có gió ĐN.
3. Đới khí hậu ôn đới
Gồm một dải rộng lớn nhất. Đường ranh giới phía N từ 45 độB ở Tây Âu đến 40 độB ở Trung á và 35 độB ở Triều Tiên và Nhật Bản.
a. Kiểu hải dương phía T
b. Kiểu chuyển tiếp
c. Kiểu lục địa
d. Kiểu gió mùa
e. Kiểu hải dương phía Đ
III
a
b
c
d
e
Đặc điểm của đới: Quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí ôn đới. Khí hậu thay đổi từ duyên hải vào nội địa nên được chia thành 4 kiểu sau:
a. Kiểu ôn đới hải dương
Phạm vi: là một dải hẹp dọc theo duyên hải phía T lục địa.
Đặc điểm: Quanh năm có gió tây, mang theo khối khí ấm ẩm, ôn hòa.
+ Mùa đông thời tiết ấm dịu, không có băng giá, mưa nhiều, gió mạnh và thỉnh thoảng có sương mù dày đặc. Nhiệt độ tháng giêng từ 1 đến 6 độ C.
+ Mùa hè mát, mưa nhiều. Nhiệt độ tháng VII từ 12 - 18 độ C.
+ Mưa phân bố tương đối đều trong năm, đạt từ 500 đến 600mm/n.
b. Kiểu ôn đới chuyển tiếp
Phạm vi: gồm phần châu Âu ôn đới cho tới dãy Uran.
Đặc điểm: Càng đi sâu vào nội địa mùa đông càng lạnh, mùa hè càng nóng, dao động nhiệt độ giữa hai mùa càng lớn, lượng mưa càng giảm, thời gian băng giá càng dài.
+ Nhiệt độ trung bình tháng giêng từ 0 - 15 độ C, còn tháng VII từ 12 - 24 độ C theo hướng từ T sang Đ.
+ Lượng mưa cũng giảm từ T sang Đ, từ 600 xuống 300mm/n.
c. Kiểu khí hậu ôn đới lục địa
Phạm vi: ở vùng trung tâm lục địa, từ dãy Uran đến dãy Đại Hưng An.
Đặc điểm: quanh năm thống trị khối khí ôn đới lục địa.
+ Mùa đông rất khô và lạnh. Nhiệt độ tháng I từ -4 (Trung á) đến -40 độ C (ở Xibia).
+ Mùa hè ấm ẩm ở phía B, khô nóng ở phía N. Nhiệt độ tháng VII từ 15 độ (ở phía B) đến 28 độ C (ở phía N).
Mưa rơi chủ yếu vào mùa hè, mưa giảm dần từ B xuống N.
d. Kiểu khí hậu ôn đới gió mùa.
Hình thành trong miền duyên hải phía Đ.
Mùa đông, gió TB từ lục địa thổi ra rất khô lạnh. Mùa hè có gió ĐN từ biển thổi vào ấm ẩm. Mưa rơi chủ yếu vào mùa hè, chiếm tới 60% đến 70% lượng mưa cả năm. Về mùa hè thỉnh thoảng có bão từ phía ĐN lên, làm thời tiết nhiễu loạn.
4. Đới khí hậu cận nhiệt
Chiếm một dải rộng từ bờ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương. Gồm 4 kiểu sau:
a. Kiểu Địa Trung Hải
b. Kiểu lục địa
c. Kiểu núi cao
d. Kiểu gió mùa
IV
a
a
b
b
c
d
a. Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải
Phạm vi: trong khu vực Địa Trung Hải, bán đảo Tiểu á, sơn nguyên Acmêni và các vùng thuộc Xiri, Irắc.
Đặc điểm: mùa hè khô nóng, thời tiết ổn định, trong sáng. Mùa đông, thời tiết hay thay đổi, mát và mưa nhiều (tại sao?)
Nhiệt độ trung bình tháng I từ 4 độ C (ở phía B) đến 12 độ C (ở phía N), và tháng VII từ 25 - 28 độ C.
Lượng mưa trung bình từ 500 đến 600mm/n.
b. Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa
Phạm vi: Trong nội địa, gồm phần N các đồng bằng Trung á, Nội á và các vùng trên sơn nguyên Iran.
Đặc điểm:
+ Mùa hè khô nóng, nhiệt độ tháng VII tới 30 độ C, độ ẩm thấp, mưa rất hiếm.
+ Mùa đông, thời tiết lạnh, có mưa (tại sao?). Nhiệt độ trung bình tháng giêng từ 0 - 1 độ C. ở Trung á có nhiệt độ tối thấp tới -30 độ C.
Lượng mưa không đáng kể, từ 100 đến 300mm/n.
c. Kiểu khí hậu cận nhiệt núi cao
Phạm vi: Trên các sơn nguyên và núi cao Trên 3500m, chủ yếu ở Pamia và Tây Tạng.
Đặc điểm: Mang tính lục địa: mùa đông rất lạnh và khô, mùa hè mát. Biên độ nhiệt giữa các mùa lớn, thời tiết trong ngày luôn thay đổi, nhất là ở Tây Tạng.
Lượng mưa trung bình thấp, vì thế các vùng núi và sơn nguyên cao phần lớn là hoang mạc núi cao.
d. Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa
Phạm vi: Nằm ở phía đông lục địa, trên phần Đ Trung Quốc, N Triều Tiên và N Nhật Bản.
Đặc điểm: đối lập với kiểu địa trung hải:
+ Mùa hè có gió mùa ĐN, thời tiết nóng và mưa nhiều. Lượng mưa mùa hè chiếm tới 60% đến 75% lượng mưa cả năm.
+ Mùa đông, gió mùa TB từ lục địa thổi ra, khô và lạnh. Nhưng nhờ hoạt động của khí xoáy nên thỉnh thoảng vẫn có mưa.
Lượng mưa trung bình từ 1.000 đến 1.500mm/n. Đây là miền ẩm nhất của đới khí hậu cận nhiệt.
5. Đới khí hậu nhiệt đới
V
Đới này không tạo thành một dải liên tục, mà chỉ chiếm phần TN châu á, gồm bán đảo Arap, N sơn nguyên Iran đến vùng TB ấn độ.
Đặc điểm: Các khu vực này quanh năm thống trị khối khí nhiệt đới lục địa và gió mậu dịch. Vì thế, mùa hè rất khô nóng, mùa đông khô và hơi lạnh. Lượng mưa thấp, trung bình < 100mm/n (ở đồng bằng) và từ 300 đến 400mm/n (ở miền núi).
Do không khí khô nên khả năng bốc hơi lớn gấp hàng chục lần lượng mưa nên thiếu ẩm gay gắt. Nhiệt độ trung bình tháng VII từ 28 - 32 độ C, và tháng I từ 12 độ (ở phía B) đến 20 độ C (ở phía N). Biên độ nhiệt giữa các mùa và giữa ngày đêm rất lớn.
6. Đới khí hậu cận xích đạo
VI
a
b
b
Phạm vi: bao gồm khu
vực Nam á, bán đảo
Trung ấn, N Trung
Quốc và quần đảo
Philippin.
So với đới cận xích đạo của các lục địa khác, đới này nằm cao hơn về phía B.
Đặc điểm: mùa hè có gió mùa từ biển vào, nóng, ẩm và có mưa nhiều, thường có bão xâm nhập làm cho thời tiết nhiễu loạn gây mưa lớn. Do ảnh hưởng của địa hình nên sự phân bố mưa không đồng đều: trên các sườn đón gió mưa trung bình từ 2.000 đến 4.000mm/n, còn ở đồng bằng từ 1.000 đến 2.000mm/n. Đây là đới có mưa nhiều nhất lục địa.
Mùa đông có gió mùa ĐB từ lục địa thổi ra, thời tiết khô ráo. Tuy nhiên, về mùa này ở B ấn Độ, phía B và ĐB bán đảo Trung ấn thời tiết tương đối lạnh và có mưa do ảnh hưởng của khí xoáy; chỉ có phần N các bán đảo này tương đối nóng, thời tiết khô và trong sáng.
VII
7. Đới khí hậu xích đạo
Bao gồm phần N đảo Xri Lanca, phần N bán đảo Malắcca và phần lớn quần đảo Inđônêxia.
Đặc điểm: Với vị trí nằm trên các đảo và bán đảo, ở đây biên độ nhiệt giữa các mùa thấp hơn, lượng mưa cao hơn vùng xích đạo của lục địa Phi. Biên độ nhiệt hàng năm ở đây từ 1 độ C đến 2 độ C. Lượng mưa trung bình đạt từ 2000 đến 4000mm/n. Riêng khu vực từ nửa Đ đảo Giava trở về phía Đ thuộc đới khí hậu gió mùa xích đạo Nam Bán Cầu nên có đặc điểm khí hậu mang tính chất mùa rõ rệt.
I. Các điều kiện hình thành khí hậu
Vị trí địa lí
Hình dáng và kích thước lục địa
Địa hình
Các dòng biển
Hoàn lưu khí quyển
Vị trí địa lí
Đặc điểm vị trí địa lí của lục địa á - Âu?
Đặc điểm đó đã dẫn đến hệ quả gì?
77 44` B
1 16` B
Đặc điểm vị trí địa lí:
Tọa độ địa lí: 77 44`B - 1 16`B
9 34`T - 169 40`T
Lục địa á Âu nằm kéo dài từ vùng cực cho tới xích đạo, trải ra trên tất cả các đới địa lí khác nhau.
Hệ quả của vị trí địa lí:
+ Lượng bức xạ mặt trời phân bố trên lục địa không đồng đều, giảm từ N lên B: (Tại sao?)
+ ở các vùng phía N lục địa thuộc đới xích đạo và nhiệt đới, lượng bức xạ rất cao, từ 140 đến 180 Kcal/cm2/n. Trong đó, khu vực Tây Nam á là nơi cao nhất.
+ Các khu vực từ đường vòng cực B trở lên, trị số đó không vượt quá 80 Kcal/cm2/n.
Mặt khác, tuỳ theo vị trí gần hay xa biển, tổng bức xạ năm có khác nhau:
Các vùng Trung á và Nội á, do nằm ở trung tâm lục địa, lượng bức xạ từ 140 đến 160 Kcal/cm2/n. Trong khi đó, các vùng Tây Âu và Đông Âu, tuy nằm trên cùng vĩ độ, nhưng do ở gần biển, độ ẩm không khí cao, bầu trời nhiều mây nên lượng bức xạ giảm xuống còn 100 đến 120 Kcal/cm2/n.
Hệ quả của sự phân bố bức xạ không đồng đều?
Lượng bức xạ phân bố không đồng đều là nguyên nhân chủ yếu làm cho điều kiện nhiệt nói riêng, điều kiện khí hậu nói chung, thay đổi từ N lên B và khác nhau giữa vùng nội địa với các miền duyên hải.
2. Hình dạng và kích thước lục địa:
+ Đặc điểm: Lục địa có diện tích rộng lớn và dạng khối vĩ đại
+ Hệ quả: sự tương phản sâu sắc giữa vùng nội địa và duyên hải.
+ Đặc điểm: lục địa nằm cạnh các đại dương lớn
+ Hệ quả: sự tương phản về khí áp giữa lục địa và biển theo mùa, làm cho hoàn lưu gió mùa phát triển rất mạnh.
Các vùng Trung á và Nội á nằm rất xa biển nên quanh năm tồn tại khối khí lục địa khô, dễ bị sưởi nóng về mùa hè và hoá lạnh về mùa đông, làm cho nhiệt độ của vùng trung tâm chênh lệch giữa hai mùa rất lớn, là điều kiện hình thành các trung tâm khí áp thay đổi theo mùa. Mùa đông: ở trung tâm lục địa do không khí bị hoá lạnh mạnh nên hình thành một khu vực áp cao, tâm điểm nằm ở phía N hồ Baican, gọi là áp cao Xibia. Mùa hè: Trái lại, ở vùng trung tâm không khí nóng bốc lên tạo thành một khu áp thấp, tâm điểm nằm ở phía Đ sơn nguyên Iran.
+ Khối lục địa á Âu rộng lớn nằm bên cạnh các đại dương mênh mông nên xuất hiện sự tương phản về khí áp giữa lục địa và biển theo mùa, làm cho hoàn lưu gió mùa phát triển rất mạnh, đặc biệt dọc theo duyên hải phía Đ và phía N lục địa. á - Âu là lục địa duy nhất trên thế giới có đủ các kiểu khí hậu gió mùa: gió mùa xích đạo, gió mùa nhiệt đới, gió mùa cận nhiệt đới và gió mùa ôn đới.
Diện tích lục địa á - Âu so với các lục địa khác
Kích thước lục địa rộng lớn: từ đông sang tây trải ra gần 200 độ kinh tuyến, tương đương 12000 km. Từ bắc tới nam dài hơn 76 độ vĩ, tương đương 8500 km.
Như vậy á - Âu là lục địa có kích thước và diện tích rộng lớn nhất.
3. Địa hình:
- Địa hình chi phối sự phân bố nhiệt trên lục địa khá rõ rệt:
+ Các mạch núi hướng Đ - T có tác dụng ngăn các khối khí khô và lạnh từ phía B không xâm nhập xuống phía N và các khối khí nóng ẩm phía N không lan xa về phía B.
+ Các bồn địa như những "hồ" chứa không khí. Về mùa đông, không khí bị hoá lạnh nhanh hơn và nằm yên tại chỗ. Vì thế nhiệt độ thường thấp hơn các vùng xung quanh. Về mùa hè, trái lại, không khí trong các bồn địa được sưởi nóng mạnh, nhiệt độ cao hơn các vùng lân cận.
+ ở các vùng núi và sơn nguyên cao như Anpơ, Cápcadơ, Pamia, Thiên Sơn, Himalaya, Tây Tạng v.v.càng lên cao nhiệt độ càng giảm dần và đến độ cao khoảng từ 3000 đến 5000m thì nhiệt độ giảm xuống < 0 độ C, bắt đầu đới băng tuyết vĩnh viễn.
Do những điều kiện như vậy, sự phân bố nhiệt độ trên lục địa rất phức tạp, nhất là về mùa đông.
- Địa hình làm cho sự phân bố mưa trên lục địa không đồng đều:
Trong các vùng núi, hướng sườn có vai trò rất quan trọng.
+ Các núi chạy theo hướng B - N: Có tác dụng ngăn các khối khí ẩm từ phía Đ và phía T đi sâu vào lục địa. Đồng thời, trên các sườn đón gió của chúng thường có mưa nhiều. Ví dụ: Sườn phía TB dãy Xcăngđinavi, Anpơ, Pinđơ và Đinarich ở châu Âu; sườn T của các dãy Gát Tây và Aracan, sườn Đ các núi ở Việt Nam, Philíppin, Triều Tiên, Nhật Bản v.v.ở châu á đều là những nơi có mưa nhiều.
+ Các núi chạy theo hướng Đ - T: Có tác dụng ngăn các khối khí ẩm từ phía N lên, làm cho sườn N các núi có mưa khá lớn. Vídụ: Sườn N dãy Himalaya, mưa trung bình từ 3.000 đến 4.000mm/n. Trong khi Tây Tạng nằm ở phía B của đãy núi này lại mưa không quá 300mm/n. Đặc biệt, Sêrappundi nằm trên sườn thẳng góc với hướng gió nên là nơi có mưa nhiều nhất thế giới, trung bình đạt tới gần 12.000mm/n.
4. Các dòng biển
Các dòng biển cũng có ảnh hưởng khá quan trọng đến khí hậu các vùng tiếp cận. Trong số các dòng biển chảy gần bờ lục địa á Âu, quan trọng nhất là dòng Bắc Đại Tây Dương. Dòng biển này khi chảy qua các biển TB châu Âu làm cho nước và không khí trên các biển ấm lên. Nhờ vậy, về mùa đông các biển Na Uy, Baren tuy ở vĩ độ cao nhưng vẫn không bị đóng băng. Nước biển bốc hơi mạnh lại được gió tây đưa vào đất liền, làm cho phần Tây Âu về mùa đông có thời tiết ấm và ẩm ướt. Dòng lạnh Curin Camsátca làm cho miền duyên hải ĐB á về mùa hè hơi lạnh, thời tiết u ám và thường có mưa.
5. Hoàn lưu khí quyển
a. Mùa đông
Không khí vùng trung tâm và phần B lục địa bị hoá lạnh nhanh và lan xuống phía N.
Trên lục địa hình thành áp cao Xibia. Khối không khí ở vùng trung tâm lạnh và rất khô, tạo nên thời tiết trong sáng và yên tĩnh. Vào giữa mùa đông, áp cao phát triển mạnh nhất, bao phủ gần toàn bộ châu á. Phía T, nó thu hẹp thành một dải chạy dọc vĩ tuyến 60 độ B, nối liền với áp cao Axo. Dải áp cao này phân cách với áp cao Bắc Phi bởi khu áp hạ trên Địa Trung Hải. Nhờ có áp hạ này cùng với phrông ôn đới, khu vực Địa Trung Hải trong mùa đông có gió tây và khí xoáy hoạt động, thời tiết hay thay đổi và có mưa nhiều.
áp hạ Aixơlen trong thời gian này cũng phát triển mạnh, trùm lên phần B và TB lục địa thành một dải hướng ĐB - TN. Do đó gần toàn bộ châu Âu và Tây Bắc á (khoảng từ 50độ B trở lên) nằm trong hoạt động của gió tây và khí xoáy ôn đới. Thời tiết bị nhiễu loạn, có gió mạnh và mưa nhiều.
Phía Thái Bình Dương, áp hạ Alêút cũng phát triển mạnh, bao phủ gần toàn bộ phần B của đại dương và lan sang bờ Đ châu á. Trong thời gian này, miền duyên hải Đông á có sự chênh lệch về khí áp giữa lục địa và biển rất lớn,
ở phía N lục địa là đới áp hạ xích đạo. Trên Bắc Thái Bình Dương, áp cao Haoai vẫn tồn tại và thường tác động tới vùng ĐN Trung Quốc, bán đảo Trung ấn. Vì vậy, phần B các bán đảo nói trên về mùa đông vẫn nằm trong dải áp cao cận nhiệt.
Do sự phân bố khí áp như vậy, toàn bộ phần N lục địa (kể cả Tây Nam á) về mùa đông có gió ĐB từ lục địa thổi xuống. Tuy nhiên, do địa hình nên không xâm nhập tới các bán đảo phía nam.
Gió ĐB mang theo khối khí nhiệt đới lục địa khô nên không có mưa, thời tiết trong sáng, ổn định và tương đối nóng.
Như vậy: Về mùa đông, đại bộ phận lục địa chịu sự chi phối của gió từ lục địa thổi ra biển, khô và lạnh.. Mùa đông nói chung là mùa khô.
Về điều kiện nhiệt, tuy phụ thuộc vào bức xạ nhưng do ảnh hưởng của hoàn lưu khí quyển nên sự phân bố thể hiện tính chất địa phương:
+ Phần lớn lục địa có nhiệt độ < 0 độ C
+ Toàn bộ miền Bắc á (miền Xibia của Nga) và các vùng núi cao ở Trung á và Nội á có nhiệt độ thấp nhất, trung bình từ < -24 độ C.
+ Sự phân bố nhiệt độ nhìn chung giảm từ N và TN lên ĐB
Sự phân bố nhiệt độ như trên là do ảnh hưởng của các đại dương, các dòng biển và kích thước của lục địa đối với sự hình thành khí hậu.
b. Mùa hè
Không khí trên lục địa nóng lên, áp cao Xibia yếu đi, ở Nam á hình thành áp hạ Iran. Đây là áp hạ lớn nhất thế giới, hoạt động mạnh nhất vào giữa mùa hè.
ở phía T, áp cao Axo phát triển và dịch lên phía B, bao trùm vùng Trung Âu và Địa Trung Hải. ở phía Đ, áp hạ Alêut suy yếu và áp cao Haoai phát triển, chiếm phần B Thái Bình Dương, lan sang tận bờ Đông á. ở Bán Cầu Nam, các khu áp cao Nam Phi, Nam ấn Độ Dương và Ôxtrâylia cũng phát triển thành một đới áp cao liên tục.
Hoàn lưu khí quyển trên lục địa khá phức tạp: Vùng Tây Âu vẫn nằm trong đới gió tây, song hoạt động của khí xoáy yếu đi. Thời tiết dịu và mưa nhiều. Đông Âu có gió tây bắc, mưa giảm nhanh. ở các vùng Bắc á và Nội á có gió bắc hoặc đông bắc. Gió này đem theo không khí cực và ôn đới xuống phía N. Nhưng càng xuống càng nóng lên, độ ẩm giảm nên mưa rất ít. Các vùng Bắc á ẩm và mát, còn ở Trung á và Nội á rất khô và nóng.
ở Địa trung Hải, thời tiết ổn định, khô nóng và mưa rất ít.
Vùng Tây Nam á thống trị gió tây bắc, thực chất là gió mậu dịch, gây nên thời tiết khô và nóng.
ở Nam á, Đông Nam á và Đông á,có gió tây nam và đông nam từ biển thổi vào lục địa, mang theo khối khí xích đạo nóng ẩm từ ấn Độ Dương và Thái Bình Dương vào gây mưa lớn, nhất là trên các sườn đón gió như Tây ấn Độ, Nam Himalaya, Tây Mianma, Tây Nam Campuchia v.v. Lượng mưa trên các sườn đón gió có thể gấp từ 10 đến 15 lần lượng mưa ở các sườn khuất gió.
ở Đông á, gió mùa đông nam gây mưa nhiều. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các dãy núi, gió mùa chỉ hạn chế trong một dải không rộng dọc theo duyên hải.
Các vùng duyên hải Nam á, Đông Nam á và Đông á về mùa hè thường có bão (khí xoáy nhiệt đới) xâm nhập. Bão làm cho thời tiết nhiễu loạn, gió to, mưa lớn.
Như vậy, về mùa hè, phần lớn lục địa chịu sự chi phối của gió từ biển thổi vào, có mưa phổ biến ở nhiều nơi.
Nhiệt độ: Toàn bộ lục địa được sưởi nóng và có nhiệt độ dương.
Sự thay đổi khí áp và gió theo mùa như trên dẫn đến sự hình thành chế độ gió, mưa và sự phân bố mưa trên lục địa.
Về chế độ gió: Có thể phân thành 3 loại chính:
+ Gió Tây
+ Gió mậu dịch
+ Gió mùa
Ngoài ra, trên các vùng thuộc đới cận nhiệt (khoảng từ 30 đến 40 độ B) về mùa đông thường có khí xoáy. Còn các vùng Bắc á và trung tâm lục địa, chế độ gió thay đổi rất phức tạp, nhưng quanh năm thống trị các khối khí lục địa, thời tiết nói chung khô và lượng mưa hàng năm thấp.
Sự phân bố mưa trên lục địa nhìn chung không đồng đều: ở các khu vực có gió từ biển thổi vào thì mưa hàng năm nhiều, còn các vùng ở nội địa khuất gió thì mưa rất ít.
Bản đồ các đới khí hậu lục địa á - âu
I
II
III
IV
b
V
VII
a
a
a
a
b
b
b
b
a
a
c
c
c
d
d
e
I. Đới khí hậu cực
II. Đới khí hậu cận cực
a. Kiểu hải dương phía T
b. Kiểu lục địa
c. Kiểu hải dương phía Đ
III. Đới KH ôn đới
a. Kiểu hải dương phía T
b. Kiểu chuyển tiếp
c. Kiểu lục địa
d. Kiểu gió mùa
e. Kiểu hải dương phía Đ
IV, Đới cận nhiệt
a.Kiểu Địa Trung Hải
b. Kiểu lục địa
c. Kiểu núi cao
d. Kiểu gió mùa
V. Đới nhiệt đới
a. Kiểu nhiệt đới ẩm
b. Kiểu nhiệt đới khô
VI. Đới cận xích đạo
VII. Đới xích đạo
Ranh giới đới
Ranh giới kiểu
II. Các đới khí hậu.
VI
1. Đới khí hậu cực
Đới khí hậu cực
Gồm các đảo, quần đảo và một dải hẹp dọc theo duyên hải phía B lục địa. Giới hạn phía N của đới gần trùng với vĩ tuyến 71 độ B.
Đặc điểm: Do nằm trên những vĩ độ cao nên quanh năm thống trị khối khí cực khô lạnh.
+ Về mùa đông, ở đây có đêm địa cực kéo dài nên nhiệt độ rất thấp. Nhiệt độ trung bình tháng giêng từ - 22 độ C (ở đảo Nôvaia Demlia) đến - 34 độ C (trên bán đảo Taimưa). Mùa đông thường có gió mạnh và bão tuyết, thời tiết rất giá buốt.
+ Mùa hè có ngày liên tục kéo dài, độ nắng phong phú, song do cường độ bức xạ rất yếu nên nhiệt độ mùa hè vẫn thấp. Nhiệt độ trung bình tháng ấm nhất vẫn không vượt 5 độ C. Mùa hè thường có gió B, thời tiết lạnh, hay có sương mù và mưa tuyết.
+ Lượng mưa trung bình từ 100 đến 200mm/n.
2. Đới khí hậu cận cực
II
a
b
c
Gồm một dải hẹp nằm phía N đới khí hậu cực. Giới hạn N của đới ở phía T gần trùng với đường vòng cực, còn ở phía Đ xuống tới vĩ tuyến 60 độ B.
a. Kiểu hải dương T
b. Kiểu lục địa
c. Kiểu hải dương Đ
Đặc điểm: Có sự thay đổi các khối khí theo mùa:
+ Mùa đông là khối khí cực lục địa rất lạnh. Nhiệt độ tháng I từ -30 (ở phía T) đến -50 độ C (ở phía Đ).
+ Mùa hè là khối khí ôn đới ấm và ẩm. Nhiệt độ tháng VI từ 8-10 độ C.
Đới này chia thành 3 kiểu:
+ Kiểu hải dương phía tây: có mùa đông tương đối dịu. Mùa hè mát và ẩm.
+ Kiểu lục địa: có mùa đông rất lạnh và biên độ nhiệt giữa hai mùa lớn nhất Địa Cầu.
+ Kiểu hải dương phía đông: tương tự như kiểu phía tây, nhưng có mùa đông lạnh hơn và thường có gió B hoặc ĐB. Mùa hè có gió ĐN.
3. Đới khí hậu ôn đới
Gồm một dải rộng lớn nhất. Đường ranh giới phía N từ 45 độB ở Tây Âu đến 40 độB ở Trung á và 35 độB ở Triều Tiên và Nhật Bản.
a. Kiểu hải dương phía T
b. Kiểu chuyển tiếp
c. Kiểu lục địa
d. Kiểu gió mùa
e. Kiểu hải dương phía Đ
III
a
b
c
d
e
Đặc điểm của đới: Quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí ôn đới. Khí hậu thay đổi từ duyên hải vào nội địa nên được chia thành 4 kiểu sau:
a. Kiểu ôn đới hải dương
Phạm vi: là một dải hẹp dọc theo duyên hải phía T lục địa.
Đặc điểm: Quanh năm có gió tây, mang theo khối khí ấm ẩm, ôn hòa.
+ Mùa đông thời tiết ấm dịu, không có băng giá, mưa nhiều, gió mạnh và thỉnh thoảng có sương mù dày đặc. Nhiệt độ tháng giêng từ 1 đến 6 độ C.
+ Mùa hè mát, mưa nhiều. Nhiệt độ tháng VII từ 12 - 18 độ C.
+ Mưa phân bố tương đối đều trong năm, đạt từ 500 đến 600mm/n.
b. Kiểu ôn đới chuyển tiếp
Phạm vi: gồm phần châu Âu ôn đới cho tới dãy Uran.
Đặc điểm: Càng đi sâu vào nội địa mùa đông càng lạnh, mùa hè càng nóng, dao động nhiệt độ giữa hai mùa càng lớn, lượng mưa càng giảm, thời gian băng giá càng dài.
+ Nhiệt độ trung bình tháng giêng từ 0 - 15 độ C, còn tháng VII từ 12 - 24 độ C theo hướng từ T sang Đ.
+ Lượng mưa cũng giảm từ T sang Đ, từ 600 xuống 300mm/n.
c. Kiểu khí hậu ôn đới lục địa
Phạm vi: ở vùng trung tâm lục địa, từ dãy Uran đến dãy Đại Hưng An.
Đặc điểm: quanh năm thống trị khối khí ôn đới lục địa.
+ Mùa đông rất khô và lạnh. Nhiệt độ tháng I từ -4 (Trung á) đến -40 độ C (ở Xibia).
+ Mùa hè ấm ẩm ở phía B, khô nóng ở phía N. Nhiệt độ tháng VII từ 15 độ (ở phía B) đến 28 độ C (ở phía N).
Mưa rơi chủ yếu vào mùa hè, mưa giảm dần từ B xuống N.
d. Kiểu khí hậu ôn đới gió mùa.
Hình thành trong miền duyên hải phía Đ.
Mùa đông, gió TB từ lục địa thổi ra rất khô lạnh. Mùa hè có gió ĐN từ biển thổi vào ấm ẩm. Mưa rơi chủ yếu vào mùa hè, chiếm tới 60% đến 70% lượng mưa cả năm. Về mùa hè thỉnh thoảng có bão từ phía ĐN lên, làm thời tiết nhiễu loạn.
4. Đới khí hậu cận nhiệt
Chiếm một dải rộng từ bờ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương. Gồm 4 kiểu sau:
a. Kiểu Địa Trung Hải
b. Kiểu lục địa
c. Kiểu núi cao
d. Kiểu gió mùa
IV
a
a
b
b
c
d
a. Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải
Phạm vi: trong khu vực Địa Trung Hải, bán đảo Tiểu á, sơn nguyên Acmêni và các vùng thuộc Xiri, Irắc.
Đặc điểm: mùa hè khô nóng, thời tiết ổn định, trong sáng. Mùa đông, thời tiết hay thay đổi, mát và mưa nhiều (tại sao?)
Nhiệt độ trung bình tháng I từ 4 độ C (ở phía B) đến 12 độ C (ở phía N), và tháng VII từ 25 - 28 độ C.
Lượng mưa trung bình từ 500 đến 600mm/n.
b. Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa
Phạm vi: Trong nội địa, gồm phần N các đồng bằng Trung á, Nội á và các vùng trên sơn nguyên Iran.
Đặc điểm:
+ Mùa hè khô nóng, nhiệt độ tháng VII tới 30 độ C, độ ẩm thấp, mưa rất hiếm.
+ Mùa đông, thời tiết lạnh, có mưa (tại sao?). Nhiệt độ trung bình tháng giêng từ 0 - 1 độ C. ở Trung á có nhiệt độ tối thấp tới -30 độ C.
Lượng mưa không đáng kể, từ 100 đến 300mm/n.
c. Kiểu khí hậu cận nhiệt núi cao
Phạm vi: Trên các sơn nguyên và núi cao Trên 3500m, chủ yếu ở Pamia và Tây Tạng.
Đặc điểm: Mang tính lục địa: mùa đông rất lạnh và khô, mùa hè mát. Biên độ nhiệt giữa các mùa lớn, thời tiết trong ngày luôn thay đổi, nhất là ở Tây Tạng.
Lượng mưa trung bình thấp, vì thế các vùng núi và sơn nguyên cao phần lớn là hoang mạc núi cao.
d. Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa
Phạm vi: Nằm ở phía đông lục địa, trên phần Đ Trung Quốc, N Triều Tiên và N Nhật Bản.
Đặc điểm: đối lập với kiểu địa trung hải:
+ Mùa hè có gió mùa ĐN, thời tiết nóng và mưa nhiều. Lượng mưa mùa hè chiếm tới 60% đến 75% lượng mưa cả năm.
+ Mùa đông, gió mùa TB từ lục địa thổi ra, khô và lạnh. Nhưng nhờ hoạt động của khí xoáy nên thỉnh thoảng vẫn có mưa.
Lượng mưa trung bình từ 1.000 đến 1.500mm/n. Đây là miền ẩm nhất của đới khí hậu cận nhiệt.
5. Đới khí hậu nhiệt đới
V
Đới này không tạo thành một dải liên tục, mà chỉ chiếm phần TN châu á, gồm bán đảo Arap, N sơn nguyên Iran đến vùng TB ấn độ.
Đặc điểm: Các khu vực này quanh năm thống trị khối khí nhiệt đới lục địa và gió mậu dịch. Vì thế, mùa hè rất khô nóng, mùa đông khô và hơi lạnh. Lượng mưa thấp, trung bình < 100mm/n (ở đồng bằng) và từ 300 đến 400mm/n (ở miền núi).
Do không khí khô nên khả năng bốc hơi lớn gấp hàng chục lần lượng mưa nên thiếu ẩm gay gắt. Nhiệt độ trung bình tháng VII từ 28 - 32 độ C, và tháng I từ 12 độ (ở phía B) đến 20 độ C (ở phía N). Biên độ nhiệt giữa các mùa và giữa ngày đêm rất lớn.
6. Đới khí hậu cận xích đạo
VI
a
b
b
Phạm vi: bao gồm khu
vực Nam á, bán đảo
Trung ấn, N Trung
Quốc và quần đảo
Philippin.
So với đới cận xích đạo của các lục địa khác, đới này nằm cao hơn về phía B.
Đặc điểm: mùa hè có gió mùa từ biển vào, nóng, ẩm và có mưa nhiều, thường có bão xâm nhập làm cho thời tiết nhiễu loạn gây mưa lớn. Do ảnh hưởng của địa hình nên sự phân bố mưa không đồng đều: trên các sườn đón gió mưa trung bình từ 2.000 đến 4.000mm/n, còn ở đồng bằng từ 1.000 đến 2.000mm/n. Đây là đới có mưa nhiều nhất lục địa.
Mùa đông có gió mùa ĐB từ lục địa thổi ra, thời tiết khô ráo. Tuy nhiên, về mùa này ở B ấn Độ, phía B và ĐB bán đảo Trung ấn thời tiết tương đối lạnh và có mưa do ảnh hưởng của khí xoáy; chỉ có phần N các bán đảo này tương đối nóng, thời tiết khô và trong sáng.
VII
7. Đới khí hậu xích đạo
Bao gồm phần N đảo Xri Lanca, phần N bán đảo Malắcca và phần lớn quần đảo Inđônêxia.
Đặc điểm: Với vị trí nằm trên các đảo và bán đảo, ở đây biên độ nhiệt giữa các mùa thấp hơn, lượng mưa cao hơn vùng xích đạo của lục địa Phi. Biên độ nhiệt hàng năm ở đây từ 1 độ C đến 2 độ C. Lượng mưa trung bình đạt từ 2000 đến 4000mm/n. Riêng khu vực từ nửa Đ đảo Giava trở về phía Đ thuộc đới khí hậu gió mùa xích đạo Nam Bán Cầu nên có đặc điểm khí hậu mang tính chất mùa rõ rệt.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Huệ
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)