Bài 2: Con lắc lò xo

Chia sẻ bởi Ngô Thùy Linh | Ngày 17/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài 2: Con lắc lò xo thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

Con lắc lò xo (tờ 1)
Bài 1: Khi treo một vật có khối lượng M vào một lò xo thẳng đứng thì lò xo dãn một đoạn 25cm. Từ vị trí cân bằng kéo vật theo phương thẳng đứng một đoạn 20cm rồi thả nhẹ.
Viết phương trình dao động.Lấy g 
Ở một thời điểm vật có li độ là x1 = 5cm. Xác định li độ của vật sau thời điểm đó 1/8s.

Bài 2: Một con lắc lò xo đặt theo phương thẳng đứng k = 2,7N/m; m = 0.3kg
Tính chu kì.
Từ vị trí cân bằng kéo vật xuống dưới một đoạn x1= 3cm rối cung cấp cho quả nặng một vận tốc ban đầu v1= 12cm/s hướng về vị trí cân bằng. Viết phương trình dao động t = 0, x = 0, v>0.

Bài 3: Thực hiện tính toán cần thiết để trả lời các câu hỏi sau đây:
Sau 12s , vật gắn vào lò xo có độ cứng k = 40N/m thực hiện được 24 dao động. Tính chu kì và khối lượng của vật (lấy= 10)
Vật có khối lượng m 0.5kg gắn vào một lò xo. Con lắc dao động với tần số f = 2,0 Hz. Tính độ cứng của lò xo. (lấy =10)
Lò xo dãn thêm 4cm khi treo vật nặng vào.Tính chu kì dao động tự do của con lắc. (Lấy g = m/s)

Bài 4: Gắn quả cầu có khối lượng m1 vào lò xo, hệ dao động với chu kỳ T1 = 0.6s. Thay quả cầu bằng một quả cầu khác có khối lượng m2 thì hệ dao động với chu kì T2 = 08s. Tính chu kì dao động của hệ gồm hai quả cầu cùng gắn vào lò xo.

Bài 5: Lò xó có độ cứng k = 80N/m. Lần lượt gắn hai quả cầu có các khối lượng m1, m2 và kích thích. Trong cùng một khoảng thời gian, con lắc lò xo có m1 thực hiện được 10 dao động trong khi con lắc có m2 thực hiện được 5 dao động. Gắn cả hai quả cầu lò xo. Hệ này có chu kì dao động là 1,57s= /2s. Tính m1 và m2.

Bài 6: Quả cầu khối lượng m gắn vào đầu một lò xo. Gắn thêm vào lò xo vật có khối lượng m1 = 120g thì tần số dao động của hệ là 2,5Hz. Lại gắn thêm vào vật có khối lượng m2 = 180g thì tần số dao động của hệ là 2,0Hz. Tính khối lượng của quả cầu, độ cứng của lò xo và tần số củ hệ (quả cầu + lò xo). Lấy = 10

Bài 7: Treo một quả cầu khối lượng m vào một lò xo có độ cứng k. Quả cầu đứng cân bằng khi lò xo dãn một đoạn 4cm. Kéo quả cầu xưống dưới vị trí cân bằng một đoạn nhỏ rồi thả ra không vận tốc ban đầu. Lấy g  10
Tính chu kỳ vật dao động.
Viết phương trình dao động biết rằng khi qua vị trí cân bằng vận tốc của vật có trị số là 31,4cm/s.
Tính vận tốc của vật khi vật cách vị trí cân bằng 1cm.

Bài 8: Một con lắc lò xo gồm một lò xo có độ cứng k = 100N/m và một vật khối lượng m= 40g.
Tính tần số và chu kì dao động.
Thả vật từ vị trí lò xo có chiều dài tự nhiên không vận tốc ban đầu. Viết phương trình dao động.
Xác định lực cực đại cực tiểu tác dụng lên lò xo và lên vật.

Bài 9: Một lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng k=100N/m được treo thẳng đứng, đầu dưới được mắc một vật m= 100g.
Xác định độ dãn của lò xo khi vật đứng cân bằng.
Kéo vật xuống dưới vị trí cân bằng một đoạn 1cm rồi cung cấp cho một vận tốc vo= 10cm/s hướng lên. Viết phương trình dao động. Tính chu kì.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thùy Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)