Bài 2

Chia sẻ bởi Tri Phan | Ngày 14/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bài 2 thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

Tuần: 2 Bài 2: Thông tIN & biểu diễn thông tin
Tiết: 3-4
( Yêu cầu:
+ Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản.
+ Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính.
( Chuẩn bị:
+ Giáo viên: hình ảnh, băng đĩa hình, tiếng, các loại báo chí, sách, … minh họa cho các dạng thông tin. Giáo án, SGK, SGV.
+ Học sinh: SGK, xem trước bài 2, vở ghi.
( Lên lớp:
( Ổn định:
( Bài cũ:
1) Thông tin là gì ? Hoạt động thông tin của con người diễn ra như thế nào ?
2) Tin học là gì ?
+ GV: gọi 1 HS lên trả bài.
+ HS: 1 HS trả bài, GV nhận xét – đánh giá.
( Bài mới:
Trong những năm gần đây sự bùng nổ thông tin đã đưa xã hội loài người bước những bước tiến quan trọng trong lịch sử. Theo quan điểm truyền thống, ba nhân tố cơ bản của nền kinh tế là: điều kiện tự nhiên, nguồn lao động và vốn đầu tư. Ngày nay, ngoài ba nhân tố then chốt đó xuất hiện một nhân tố mới rất quan trọng, đó là thông tin – một dạng tài nguyên mới. Thông tin chúng ta đã tìm hiểu ở bài trước có những dạng nào ? Việc biểu diễn nó ra sao và nó được biểu diễn như thế nào trong máy tính ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay: “Thông tin và biểu diễn thông tin”
Nội dung
Hoạt động của giáo viên và học sinh

1- Các dạng thông tin cơ bản:
+ Dạng văn bản: là những gì ghi lại bằng các con số, chữ viết, hay kí hiệu
Ví dụ: báo chí, sách, vở, …
+ Dạng hình ảnh: là những thông tin thu nhận thông qua thị giác.
Ví dụ: tranh, ảnh, bản đồ, băng hình, đĩa hình, …
+ Dạng âm thanh: là những thông tin thu nhận thông qua thính giác.
Ví dụ: tiếng nói, tiếng đàn, tiếng chim hót, …
+ GV: gọi HS đọc mục 1 trang 6 SGK.
+ HS: 1 HS đọc mục 1/6 SGK. HS khác theo dõi SGK.
+ GV: các em đã biết được thông tin, hãy cho một số ví dụ về thông tin ?
+ HS: đưa ra các ví dụ.
+ GV: thống kê các ví dụ của học sinh.
* Vậy các thông tin trong các ví dụ vừa nêu xuất hiện dưới các dạng nào ?
+ HS: dựa vào kiến thức SGK và thực tế trả lời.
+ GV: giải thích thêm: “ngoài 3 dạng thông tin trên, trong cuộc sống con người còn thu nhận thông tin dưới các dạng khác như: mùi, vị, cảm giác, … Nhưng hiện tại 3 dạng thông tin trên máy tính có thể xử lí được, còn các dạng thông tin khác con người đang nghiên cứu các khả năng để có thể xử lí” và cho HS ghi bài.
+ HS ghi bài theo y/c của GV.

2- Biểu diễn thông tin:
( Biểu diễn thông tin: là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó.
+ Ba dạng thông tin cơ bản, về thực chất, chỉ là các cách biểu diễn thông tin mà thôi.
+ Cùng một thông tin có nhiều cách biểu diễn khác nhau.
Ví dụ: một bài hát có thể được viết trên giấy; có thể được ca sĩ hát trực tiếp; hoặc có thể được thu băng đĩa để phát qua máy, …
( Vai trò của biểu diễn thông tin:
+ Biểu diễn thông tin nhằm mục đích tiếp nhận, lưu trữ và truyền thông tin tiếp nhận được.
+ Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin, nhất là việc truyền và tiếp nhận thông tin.

+ GV: y/c HS đọc mục 2 trang 7 SGK.
+ HS: 1 HS đọc thông tin mục 2 tr.7 SGK.
+ GV: mỗi dân tộc có hệ thống chữ cái của riêng mình để biểu diễn thông tin dưới dạng văn bản.
* Để tính toán được chúng ta cần những t.tin nào ?
+ HS: dựa vào kiến thức toán học trả lời.
+ GV: chúng ta biểu diễn thông tin dưới dạng các số và các kí hiệu toán học để tính toán.
* Để diễn tả một bài nhạc ta cần có thông tin gì ?
+ HS: dựa vào kiến thức âm nhạc trả lời.
+ GV: dùng các nốt nhạc để biểu diễn.
* Thông tin được biểu diễn như thế nào ?
+ HS: dựa vào SGK
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tri Phan
Dung lượng: 36,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)