Bài 19. Tục ngữ về con người và xã hội

Chia sẻ bởi Ngô Hoàng Tuấn | Ngày 28/04/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Tục ngữ về con người và xã hội thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Bài 19- tiết 77
Tục ngữ về con người và xã hội
I/ ĐỌC- HIỂU CHÚ THÍCH
1. ĐỌC.
2. CHÚ THÍCH.
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN
Những hình ảnh này gợi cho em nghĩ đến câu tục ngữ nào trong bài?
Câu 1.Một mặt người bằng mười mặt của.
-Nghệ thuật: Vần lưng (mười-người), so sánh, nhân hóa
Đề cao giá trị con người so với mọi thứ của cải.
Những câu tục ngữ tương tự:
-Người sống đống vàng.
-Người làm ra của chứ của không làm ra người.
-Lấy của che thân chứ ai lấy thân che của.
-Nêu cảm nhận của em về các sự vật trong các hình ảnh sau đây?
-Những hình ảnh này gợi cho em nghĩ đến câu tục ngữ nào?
Câu 2.Cái răng cái tóc là góc con người.
Tóc ngắn trẻ trung
Răng đen hạt na
Tóc dài quábất tiện
Duyên dáng
-Răng và tóc phần nào thể hiện được tình trạng sức khỏe của con người.
-Răng, tóc là một phần thể hiện hình thức, tính tình, tư cách con người.
Câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự tương tự:
Một yêu tóc bỏ đuôi gà
Hai yêu răng trắng như ngà dễ thương.
Câu 3.
Đói cho sạch, rách cho thơm.
-Nghệ thuật:
+ Vần lưng, vần trắc: sạch-rách.
+Nhịp 3/3, đối rất chỉnh.

-Nghĩa đen: Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù mặc quần áo rách vẫn phải giữ cho sạch sẽ, thơm tho.
-Nghĩa bóng:Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều xấu, tội lỗi.

Câu 4.
Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Muốn sống cho có văn hóa, lịch sự thì cần phải học từ cái lớn đến cái nhỏ, học hàng ngày.
Câu 5.
Không thầy đố mày làm nên.
Câu 6. Học thầy không tày học bạn.
“mày”: cách diễn đạt suồng xã.
So sánh hơn kém.
Đề cao vai trò, công ơn của người thầy.
Nêu ý nghĩa, vai trò của việc học bạn.
Hai câu tục ngữ không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau: Khẳng định vai trò của người thầy và sự cần thiết học tập bạn bè.
Câu 7.
Thương người như thể thương thân.

Cần quý trọng, đồng cảm, thương yêu đồng loại như bản thân mình.
Câu 8.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Giáo dục lòng biết ơn.
Câu 9.
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
-Một cây - ba cây
-Riêng lẻ-chụm lại
-Chẳng nên - nên hòn núi cao
Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ
Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết.


Những câu tục ngữ tương tự:
-Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.
-Thuận vợ thuận chồng, biển Đông tát cạn.
-Đoàn kết là sức mạnh vô địch.
-Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết!
Thành công, thành công, đại thành công!

Các truyện kể, bài thơ có nội dung tương tự:
-Câu chuyện bó đũa.
-Bài thơ “Hòn đá” của Hồ Chí Minh

III/ TỔNG KẾT
Tục ngữ về con người và xã hội thường rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Những câu tục ngữ này luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.
IV/ LUYỆN TẬP.
Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ trong bài 19 đã học.
DẶN DÒ
-Học thuộc chín câu tục ngữ trong bài, thuộc ghi nhớ.
-Chuẩn bị bài Rút gọn câu.
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Hoàng Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)