Bài 19. Tục ngữ về con người và xã hội

Chia sẻ bởi Trần Ngọc Thư | Ngày 28/04/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Tục ngữ về con người và xã hội thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ:
Câu 1) Tục ngữ là gì?
Câu 2) Đọc thuộc lòng 8 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất? Phân tích đặc điểm nghệ thuật và nội dung của các câu tục ngữ trên?
Tiết 77: Văn bản: TỤC NGỮ
VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.
?Trong câu 1, từ mặt người và mặt của có nghĩa là gì?
->Mặt người: chỉ con người, mặt của : chỉ của cải.
?Không tày trong câu 6 được hiểu như thế nào?
->Không tày: không bằng
II. Tìm hiểu văn bản.
Câu 1: Một mặt người bằng mười mặt của.
?Nếu từ mặt chỉ sự hiện diện(có mặt) thì nghĩa của một mặt người là gì?
->Sự hiện diện của một con người.
?Nghĩa của mười mặt của là gì?
->Sự hiện diện của mười thứ của.
?Câu tục ngữ này đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Các biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng, ý nghĩa gì?
?So sánh (mặt người-mặt của), nhân hoá(mặt của)->giá trị của con người hơn rất nhiều so với của cải.
?Theo em bài học từ kinh nghiệm sống này là gì?
?Khẳng định tư tưởng coi trọng giá trị con người.
?Hãy tìm những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự?
+Người làm ra của chứ của không làm ra người.
+Người sống hơn đống vàng.
+Lấy của che thân, không ai lấy thân che của
?Câu tục ngữ này được vận dụng trong hoàn cảnh nào của đời sống?
+Phê phán những trường hợp coi của hơn người.
+An ủi động viên những trường hợp nhân dân cho là của đi thay người.
+Nói về triết lí sống của nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải
+Quan niệm về việc sinh đẻ trước đây: muốn đẻ nhiều con.
Câu 2: Cái răng, cái tóc, là góc con người.
?Em hiểu như thế nào về các từ răng, tóc, góc trong câu tục ngữ này?
->Răng: nụ cười, lời nói
Tóc: khuôn mặt
Góc: một mặt quan trọng của con người, cả về hình dáng lẫn tính cách.
?Vậy nghĩa của câu tục này là gì?
?Hình thức mỗi con người thể hiện nhân cách người đó.
?Từ câu tục ngữ này em rút ra bài học gì cho bản thân mình?
Câu 3: Đói cho sạch, rách cho thơm.
?Từ đó em hiểu nhân dân ta muốn nói gì thông qua câu tục ngữ?
->Đói, rách: sự khó khăn thiếu thốn về vật chất.
->Sạch, thơm: sự trong sạch cao cả của đạo đức, nhân cách con người.
?Đói , rách , sạch, thơm có thể được hiểu là gì?
?Hai vế đối nhau, đối trong mỗi vế(đói - sạch > ?Hình thức câu tục ngữ có gì đặc biệt so với các câu trên?
? Dù nghèo khổ thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi.
->Chết trong còn hơn sống đục.
?Tìm câu tục ngữ gần nghĩa với câu này?
Câu 4:Học ăn, học nói, học gói, học mở.
->Học ăn, nói: học cách giao tiếp
->Học gói, mở: học cách thực hành trong công việc hàng ngày
?Vậy ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì?
?Con người cần phải học để chứng tỏ mình là người lịch sư,� tế nhị, thành thạo công việc, ứng xử có văn hoá.
?Em hiểu ăn, nói, gói, mở là gì? Có phải dân gian chỉ nói về cách ăn, cách nói, cách gói, cách mở vật gì đó không?
Câu 5,6:Không thầy đố mày làm nên.
Học thầy không tày học bạn.
-Hai câu tục ngữ trên không mâu thuẫn mà bổ sung ý nghĩa cho
nhau
Câu hỏi thảo luận: theo em những điều khuyên răn trong hai câu
tục ngữ trên có mâu thuẫn với nhau không vì sao?
->Nhấn mạnh việc học ở bạn bè.
?Câu 6 có nghĩa là gì?
->Nhấn mạnh vai trò quan trọng của người thầy.
?Câu 5 có nghĩa là gì?
?Đề cao việc học, học tập ở tất cả mọi người.
Câu 7: Thương người như thể thương thân.
?Đây là lời khuyên, triết lí về cách sống, phải thương yêu người khác như chính bản thân mình.
?Ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì?
->Nhấn mạnh đối tượng cần đồng cảm thương yêu. Câu tục ngữ khuyên con người nên lấy bản thân mình soi vào người khác, coi người khác như bản thân mình, để quý trọng, đồng cảm, thương yêu đồng loại.
?Em có suy nghĩ gì về hai tiếng thương người đặt trước hai tiếng thương thân?
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Tìm câu tục ngữ gần nghĩavới câu này?
?Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với câu tục ngữ này?
Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
?Khi được hưởng thành quả nào đó phải nhớ và biết ơn người đã gây dựng, tạo ra nó.
Câu hỏi thảo luận: Câu tục ngữ này có ý nghĩa là gì? Được sử dụng trong những hoàn cảnh nào?
Câu 9: Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
?Nghệ thuật diễn đạt ở câu 9 có gì đặc sắc?
->Vần lưng: non - hòn.
->Hình ảnh ẩn dụ: cây -người, núi cao - công việc to lớn
->Đối lập: câu lục - câu bát.
?Phân tích giá trị biểu đạt thông qua các biện pháp nghệ thuật trên?
->Một người lẻ loi không thể làm nên việc lớn, khó. Nhiều người hợp sức lại sẽ làm được việc cần làm, thậm chí là việc lớn lao, khó khăn gấp nhiều lần.
?Em biết nhân dân ta vận dụng câu tục ngữ này trong trường hợp nào?
?Khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết.
->Trong các cuộc đấu tranh chống xâm lược và trong công cuộc xây dựng đất nước.
III. Tổng kết :
?Qua việc tìm hiểu các câu tục ngữ, em hãy rút ra nhận xét chung về cách diễn đạt của chúng?
->Diễn đạt bằng cách so sánh: câu 1,6,7
->Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ: câu 8,9
->Từ và câu có nhiều nghĩa: câu 2,3,4,8,9
?Những câu tục ngữ vừa học có điểm chung gì về nội dung?
?Ghi nhớ SGK trang 13
Củng cố
1) f
2) b
3) c
6) g
5) d
4) a
7) e
Nối cột A với cột B:
Dặn dò :
Bài cũ: - Học thuộc lòng 9 câu tục ngữ. Nắm nghệ thuật và nội dung của các câu tục ngữ
- Học ghi nhớ SGK /13
Bài mới: Câu rút gọn/14
- Thế nào là câu rút gọn?
- Cách dùng câu rút gọn?
- Xem phần luyện tập.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ngọc Thư
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)