Bài 19. Tục ngữ về con người và xã hội

Chia sẻ bởi Phan Tấn Quan | Ngày 28/04/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Tục ngữ về con người và xã hội thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS BÌNH MỸ







NGỮ VĂN 7






GIÁO VIÊN : PHAN TẤN QUAN
- Tục ngữ là gì ?
Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ đã
học.
- Nêu nội dung của các câu tục ngữ.
- Nêu nghệ thuật của tục ngữ.
KIỂM TRA BÀI CŨ
TỤC NGỮ
VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
Bài 19
I/ Tìm hiểu chung :
Đây là những câu tục ngữ đúc kết các bài học kinh nghiệm về con người và xã hội.



Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích để hiểu văn bản và những từ ngữ khó.

II/ Đọc - hiểu văn bản :
GV: Lê Thị Xuân Huyền
Câu 1 : Một mặt người bằng mười mặt của.
Câu 2 : Cái răng, cái tóc là góc con người.
Câu 3 : Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu 4 : Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Câu 5 : Không thầy đố mày làm nên.
Câu 6 : Học thầy không tày học bạn.
Câu 7 : Thương người như thể thương thân.
Câu 8 : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Câu 9 : Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Phân tích nghĩa của
từng câu tục ngữ theo yêu cầu SGK




1/ Phân tích nghĩa từng câu tục ngữ :
- Câu 1 : Con người là vốn quý nhất, quý hơn mọi của cải trên đời.
Câu tục ngữ này có thể sử dụng trong nhiều trường hợp :
+ Phê phán những trường hợp coi trọng của hơn người.
+ An ủi, động viên những trường hợp mà nhân dân cho là của đi thay người.
+ Nói về tư tưởng đạo lí, triết lí sống của nhân dân : đặt con người lên trên mọi thứ của cải.
+ Quan niệm về việc sinh đẻ trước đây.
GV: Lê Thị Xuân Huyền
* Một số câu tương tự :
- Người sống đống vàng.
- Người ta là hoa đất.
- Người như hoa ở đâu thơm đó.
Người làm ra của chứ của không làm ra
người.
Lấy của che thân không ai lấy thân che
của.
- Câu 2 : Câu này có hai nghĩa :
+ Răng và tóc phần nào thể hiện tình trạng sức khoẻ con người.
+ Răng, tóc là một phần thể hiện hình thức, tính tình, tư cách của con người.





Câu tục ngữ này có thể sử dụng trong nhiều trường hợp :
+ Khuyên nhủ, nhắc nhở con người biết giữ gìn răng, tóc sạch, đẹp.
+ Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân.
GV: Lê Thị Xuân Huyền
* Một số câu tương tự :
- Một thương em giỏi bán buôn
Hai thương búi tóc thơm hương trên đầu…
( Ca dao )
- Một thương tóc xõa mơ màng
Hai thương ăn nói dịu dàng có duyên …
( Ca dao )
- Tiếc cây mía ngọt mà sâu
Tiếc cô gái đẹp trọc đầu khó coi.
( Ca dao )
- Câu 3 : Câu này có hai nghĩa :
+ Dù đói cũng phải ăn uống sạch sẽ, dù nghèo cũng phải ăn mặc cho thơm tho.
+ Dù nghèo khổ vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo mà làm điều xấu, phải có lòng tự trọng.
 




Các từ đói, rách và sạch, thơm ở đây có nghĩa là gì ?
 Các từ đói, rách thể hiện sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất.
 Các từ sạch, thơm chỉ những điều con người cần phải đạt, phải giữ gìn, vượt lên trên hoàn cảnh.



GV: Lê Thị Xuân Huyền


* Một số câu có nội dung tương tự :
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
Thà chết trong sống đục.
- Cọp chết để da, người ta chết để tiếng.

* Một số câu có nội dung trái ngược :
- Đói ăn vụng, túng làm liều.
- Bần cùng sinh đạo tặc.
- Câu 4 : Câu tục ngữ chỉ ra nhiều điều con người cần phải học. Học cách ăn nói, cách giao tiếp, ứng xử, học để biết đối nhân xử thế, học để tỏ ra mình là con người lịch sự, tế nhị, có văn hóa.
 




GV: Lê Thị Xuân Huyền
* Một số câu có nội dung tương tự :
- Ăn no tức bụng.
- Ăn một miếng, tiếng một đời.
- Ăn coi nồi, ngồi coi hướng.
- Miếng ăn là miếng nhục.
- Ăn cho nên đọi, nói cho nên lời.
- Lời nói gói bạc.
- Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.
- Uốn lưỡi ba lần trước khi nói.
- Người không học như ngọc không mài.
Nhân bất học bất tri lí, ngọc bất trác bất
thành khí.
- Câu 5 : Khẳng định vai trò của người thầy trong việc hướng dẫn, giúp đỡ học sinh học tập. Do đó, phải biết kính trọng thầy, tìm thầy mà học.
 





GV: Lê Thị Xuân Huyền
* Một số câu có nội dung tương tự :
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- Thầy cô như thể mẹ cha
Kính yêu, chăm sóc mới là trò ngoan.
( Ca dao )
- ... Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nói sao cho bỏ những ngày ước ao.
( Ca dao )
Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Ơn cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu.
( Ca dao )

Câu 6 : Đề cao ý nghĩa, vai trò của việc học bạn.
 Tóm lại, hai câu tục ngữ 5 và 6 nói về hai vấn đề khác nhau. Học bạn và học thầy đều đúng. Hai câu tục ngữ tưởng chừng như mâu thuẫn, đối lập nhưng thực ra lại bổ sung cho nhau, khuyên nhủ chúng ta biết tận dụng hai cách học để nâng cao trình độ.


 





- Câu 7 : Câu này khuyên nhủ yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình.
 

 





GV: Lê Thị Xuân Huyền
* Một số câu có nội dung tương tự :
- Lá lành đùm lá rách.
- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
- Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
( Ca dao )

- Câu 8 : Đây là lời khuyên nhủ : khi hưởng thành quả nào đó, phải nhớ ơn những người đã tạo nên thành quả cho ta hưởng, phải biết ơn người đã giúp mình.
 





GV: Lê Thị Xuân Huyền
* Một số câu có nội dung tương tự :
Uống nước nhớ nguồn.
- Lá rụng về cội.
- Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi.
- Ăn một trái đào nhớ người vun gốc.
Ăn một con ốc nhớ người đi mò.
Sang đò nhớ người chèo chống.
Nằm võng nhớ người mắc dây.
Đứng mát dưới cây nhớ người chăm sóc.

- Câu 9 : Câu này khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết.
 

 





GV: Lê Thị Xuân Huyền
* Một số câu có nội dung tương tự :
- Góp gió thành bão.
- Đông tay vỗ nên kêu.
- Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.

Tìm hiểu nghệ thuật của các câu tục ngữ.

3/ Nghệ thuật của các câu tục ngữ :
+ So sánh : câu 1, 6, 7
+ Ẩn dụ : câu 8, 9
+ Từ, câu có nhiều nghĩa : câu 2, 3,
4 .




4/ Ý nghĩa văn bản :
Không ít các câu tục ngữ là những kinh nghiệm quí báu của nhân dân ta về cách sống, cách đối nhân xử thế.
III/ Tổng kết : Ghi nhớ SGK/13




IV/ Luyện tập :




Tìm các câu tục ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa với vài câu tục ngữ
trong bài học.
- Câu 1 :
+ Người sống đống vàng.
- Của nặng hơn người.
- Câu 8 :
+ Uống nước nhớ nguồn.
- Ăn cháo đá bát.
- Qua cầu rút ván.
- Vắt chanh bỏ vỏ.
- Được chim quên ná, được cá quên
nơm.




CỦNG CỐ
- Nêu nội dung của các câu tục ngữ.
- Nêu nghệ thuật của các câu tục ngữ.
DẶN DÒ
- Học thuộc tất cả các câu tục ngữ trong bài.
- Vận dụng các câu tục ngữ trong bài học trong những đoạn đối thoại giao tiếp.
- Tìm câu tục ngữ gần nghĩa, trái nghĩa với vài câu tục ngữ trong bài học.
- Đọc thêm và tìm hiểu ý nghĩa của các câu tục ngữ Việt Nam và nước ngoài.
- Tìm những câu tục ngữ Việt Nam có ý nghĩa gần gũi với các câu tục ngữ nước ngoài trên.
- Soạn bài : Rút gọn câu
Xem và trả lời các câu hỏi SGK/ 14  18
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Tấn Quan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)