Bài 19. Tục ngữ về con người và xã hội

Chia sẻ bởi Trường THCS Thống Nhất | Ngày 28/04/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Tục ngữ về con người và xã hội thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO
VỀ DỰ GIỜ NGỮ VĂN

LỚP 7C
Kiểm tra bài cũ
Tìm các câu tục ngữ tương ứng với các hình ảnh sau:
Được mùa cau, đau mùa lúa.

Lúa lép

Cau sai quả
Hết giờ
Hết giờ
Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt
Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa
Hết giờ
Hết giờ
Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ.
Tháng 2
Tháng 3
Hết giờ
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Tục ngữ về con người và xã hội
Tiết 77:
Chủ đề 2: Tục ngữ - Tiết 2
1. Đọc – Chú thích

TIẾT 77: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
(Chủ đề 2: Tục ngữ - Tiết 2)
I. ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG
2. Bố cục: 3 nhóm
II.TÌM HIỂU CHI TIẾT
1.Bài học về giá trị, vẻ đẹp và phẩm chất của con người: Câu 1, 2, 3
2.Bài học về việc học tập, tu dưỡng: Câu 4, 5, 6
3.Bài học về quan hệ ứng xử và đạo lí sống: Câu 7, 8, 9
Thảo luận:

Tổ 1: Câu 1, 2, 3
Tổ 2: Câu 4, 5, 6
Tổ 3: Câu 7, 8, 9
Một mặt người bằng mười mặt của
-Hoán dụ: mặt người

-Nhân hóa: mặt của

So sánh ngang bằng: bằng

- Đối lập: một >< mười
Người quý hơn của gấp bội lần

 Coi trọng con người và giá trị con người, đặt con người lên trên mọi thứ của cải.
-Phê phán những trường hợp coi của hơn người.

-An ủi, động viên những trường hợp được cho là “Của đi thay người”.

-Thể hiện tư tưởng đạo lí, triết lí sống của nhân dân: Đặt con người lên trên mọi thứ của cải.

-Quan niệm về việc sinh đẻ trước đây: Muốn có nhiều con.
1
Cái răng, cái tóc là góc con người
- Điệp âm “óc”: tóc - góc
-Răng và tóc phần nào thể hiện tình trạng sức khỏe và vẻ đẹp hình thức của con người.

-Răng và tóc cũng một phần thể hiện tính tình, tư cách con người (Hình thức góp phần thể hiện tính cách).
-Khuyên nhủ, nhắc nhở con người giữ gìn răng, tóc cho sạch, đẹp.

- Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm về con người của nhân dân.
2
Đói cho sạch, rách cho thơm
-Đối:
đói - rách, sạch - thơm

-Ẩn dụ: Nói cái ăn cái mặc nhưng thực ra là nói về việc giữ gìn nhân phẩm.
-Nghĩa đen: Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ; dù rách vẫn phải ăn mặc sạch sẽ, giữ gìn cho thơm tho.

-Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ, thiếu thốn về vật chất vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi; cần phải tự trọng, tránh sa ngã.
-Nhắc nhở, khuyên nhủ con người phải giữ gìn cái “sạch” và “thơm” của nhân phẩm, giữ gìn sự trong sạch, cao cả của đạo đức.

-Cần phải tự trọng tránh sa ngã, cám dỗ.
3
Học ăn, học nói, học gói, học mở
-Điệp từ “học”: 4 lần

-Nhấn mạnh, mở ra những điều con người cần phải học.
-Con người phải học để mọi hành vi, ứng xử đều chứng tỏ mình là người lịch sự, tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân xử thế, có văn hóa, nhân cách.
- Khuyên nhủ con người cần phải có ý thức học trong tất cả mọi mặt của cuộc sống, học mọi lúc, mọi nơi, học suốt đời.
4
Không thầy đố mày làm nên
-Hình thức thách đố

-Điệp âm “ay”: thầy, mày
-Ca ngợi, khẳng định vai trò, công ơn của thầy cô giáo - người có công lớn trong sự thành đạt của học trò.
- Khuyên nhủ con người phải kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
5
Học thầy không tày học bạn
-So sánh ngang bằng: không tày
-Đề cao ý nghĩa, vai trò của việc học bạn.

-Khuyên nhủ con người phải thương yêu người khác như chính bản thân mình.
Khuyến khích việc học hỏi bạn bè.

- Cần mở rộng đối tượng, phạm vi và cách học hỏi mọi lúc, mọi nơi.
6
Thương người như thể thương thân
-So sánh ngang bằng: như thể

-Từ “thương người” đặt trước “thương thân”
-Nhấn mạnh đối tượng yêu thương, đồng cảm.
-Khuyên nhủ con người phải thương yêu người khác như chính bản thân mình.
-Lời khuyên, triết lí về cách sống, cách ứng xử trong quan hệ giữa con người với con người.

- -> Đầy giá trị nhân văn.
7
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
-Ẩn dụ:
cây - quả
trồng - ăn
-Khi được hưởng thành quả nào đó, phải nhớ đến người đã có công gây dựng nên, phải biết ơn người đã giúp mình.
-Tình cảm biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo.

-Biết ơn những người đã giúp đỡ mình.

-Lòng biết ơn những anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ đất nước.
8
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
-Ẩn dụ
-Đối lập 2 vế: chẳng nên - nên
-Đối lập số ít - số nhiều:
một - ba
- Một người lẻ loi không thể làm nên việc lớn, việc khó; nhiều người hợp sức lại sẽ làm được việc cần làm, thậm chí việc lớn lao, khó khăn hơn
- Khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết.
9

TIẾT 77: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
(Chủ đề 2: Tục ngữ - Tiết 2)
III.TỔNG KẾT
1.Nghệ thuật:
Tục ngữ về con người và xã hội rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, cách diễn đạt, ngắt nhịp uyển chuyển, tạo nên những hình ảnh sinh động, ấn tượng, góp phần nhấn mạnh nội dung bài học.

Ví dụ: - Diễn đạt bằng so sánh: Câu 1, 6, 7
- Diễn đạt bằng ẩn dụ: Câu 8, 9
- Từ và câu có nhiều nghĩa: 2, 3, 4, 8, 9.

2.Nội dung:
Tục ngữ về con người và xã hội là những bài học bổ ích, lí thú, luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.
Cụ thể: - Diễn đạt bằng so sánh: Câu 1, 6, 7
- Diễn đạt bằng ẩn dụ: Câu 8, 9
- Từ và câu có nhiều nghĩa: 2, 3, 4, 8, 9.
Tác dụng của tục ngữ:

- Trong cuộc sống, tục ngữ cung cấp cho con người những tri thức, kinh nghiệm quý báu.
- Trong ngôn ngữ, tục ngữ có giá trị làm đẹp, làm sâu thêm ý nghĩa của lời nói.

TIẾT 77: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
(Chủ đề 2: Tục ngữ - Tiết 2)
IV. LUYỆN TẬP
Bài 1: Hãy tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với các câu tục ngữ sau:

Một mặt người bằng mười mặt của

- Người làm ra của chứ của không làm ra người
- Lấy của che thân, không ai lấy thân che của
- Người sống đống vàng
- Người ta là hoa đất
- Của nặng hơn người
 

TIẾT 77: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
(Chủ đề 2: Tục ngữ - Tiết 2)
IV. LUYỆN TẬP

Bài 1: Hãy tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với các câu tục ngữ sau:

b. Đói cho sạch, rách cho thơm

- Giấy rách phải giữ lấy lề
- Chết trong còn hơn sống đục
- Chết đứng còn hơn sống quỳ
- Chết vinh còn hơn sống nhục
- Cọp chết để da, người ta chết để tiếng
- Đói ăn vụng, túng làm liều
- Bần cùng sinh đạo tặc
 

TIẾT 77: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
(Chủ đề 2: Tục ngữ - Tiết 2)
IV. LUYỆN TẬP

c. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Uống nước nhớ nguồn
- Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi
- Ăn cháo đá bát
- Qua cầu rút ván
- Được chim quên ná, được cá quên nơm
Bài 1: Hãy tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với các câu tục ngữ sau:

TIẾT 77: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
(Chủ đề 2: Tục ngữ - Tiết 2)
IV. LUYỆN TẬP
Bài 2: Hãy phân biệt tục ngữ với thành ngữ và ca dao.
Hình thức
Là câu nói ngắn gọn, mỗi câu thường có hai vế
Thường mang hình thức cụm từ cố định
Thường mang hình thức lời thơ của những bài dân ca (Thơ lục bát)
Nội dung
Thiên về lí trí,biểu đạt kinh nghiệm, kết luận hoặc lời khuyên
Có chức năng định danh: Gọi tên, nêu tính chất, trạng thái hay hành động của sự vật hiện tượng
Thiên về tình cảm, chủ yếu biểu hiện đời sống nội tâm
VD: Uống nước nhớ nguồn
VD: Cao như sếu
Đen như than
VD:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

TIẾT 77: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
(Chủ đề 2: Tục ngữ - Tiết 2)
IV. LUYỆN TẬP
Bài 3: Hãy viết một đoạn văn khoảng 6 câu phân tích câu tục ngữ “Cha muốn con hay, thầy muốn cho trò khá”, trong đó có sử dụng câu rút gọn (gạch chân câu rút gọn đó).
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Nắm chắc nội dung bài học
Chuẩn bị bài: Câu đặc biệt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trường THCS Thống Nhất
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)