Bài 19. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Chia sẻ bởi Lê Thị Hằng |
Ngày 26/04/2019 |
71
Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng thuộc Vật lí 6
Nội dung tài liệu:
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Câu 1. Em hãy làm bài 18.3 (Trang 22 SBT)
Câu 2. Em hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất rắn. Làm bài 18.a,18.c (Vở BT Vật lí 6).
Đáp án câu 2:
Kết luận:
- Các chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Bài 18.a: Câu D
- Bài 18.c: Câu A
Đáp án câu 1 Bài 18.3 :
1. Câu C. Hợp kim platinit vì hợp kim platinit có độ nở dài gần bằng độ nở dài của thuỷ tinh.
2. Đổ nước nóng vào cốc thuỷ tinh chịu lửa thì cốc không bị vỡ vì thuỷ tinh chịu lửa nở vì nhiệt ít hơn thuỷ tinh thường tới 3 lần. Nghĩa là khi bị nóng lên do rót nước sôi vào thì thuỷ tinh chịu lửa nở ra rất ít, cốc không bị vỡ.
Đổ nước nóng vào cốc thuỷ tinh thường thì cốc dễ bị vỡ vì thuỷ tinh thường nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ tinh chịu lửa tới 3 lần. Nghĩa là khi bị nóng lên do rót nước sôi vào thì thuỷ tinh thường nở ra nhiều hơn, làm cho cốc dễ bị vỡ hơn.
SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
1. Thí nghiệm:
a/ Dụng cụ thí nghiệm:
Một bình cầu thuỷ tinh đựng nước màu có nút cao su cắm xuyên qua một ống thuỷ tinh, một bình nước nóng, một bình nước lạnh, khăn lau khô và sạch.
b/ Tiến hành thí nghiệm :
-Nút chặt bình bằng nút cao su. Quan sát nước màu dâng lên trong ống thuỷ tinh.
- Đặt bình cầu vào chậu nước nóng. Quan sát hiện tượng xảy ra với mực nước màu trong ống thuỷ tinh.
2.Trả lời câu hỏi:
C1: Có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thuỷ tinh khi ta đặt bình vào chậu nước nóng? Giải thích ?
Hiện tượng: Mực nước dâng lên, vì nước nóng lên, nở ra.
C2: Nếu sau đó ta đặt bình cầu vào nước lạnh thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thuỷ tinh? Hãy dự đoán và làm thí nghiệm kiểm chứng.
Hiện tượng: Mực nước hạ xuống, vì nước lạnh đi, co lại.
Tại sao trong thí nghiệm phải dùng các bình giống nhau, chứa các chất lỏng khác nhau?
Trong thí nghiệm phải dùng các bình giống nhau (bình có dung tích bằng nhau, làm bằng cùng một chất), chứa các chất lỏng khác nhau để khi tăng nhiệt độ lên như nhau, các bình nở vì nhiệt giống nhau, ta mới quan sát được chính xác các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt.
C3: Em hãy quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau.
Tại sao lượng chất lỏng trong cả 3 bình phải như nhau?
Lượng chất lỏng trong cả 3 bình phải như nhau để thể tích ban đầu của 3 chất lỏng bằng nhau.
Tại sao cả 3 bình lại phải nhúng vào cùng một chậu nước nóng?
Cả 3 bình phải nhúng vào cùng một chậu nước nóng để độ tăng nhiệt độ của các chất lỏng trong 3 bình như nhau.
Em hãy cho biết trong những điều kiện như nhau, các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt có giống nhau hay không?
Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
3. Kết luận:
C4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống của các câu sau:
a) Thể tích của nước trong bình ……. khi nóng lên, ……. khi lạnh đi.
b) Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt……………………
tăng
giảm
không giống nhau
4.Vận dụng:
C5:Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
Khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài.
C6: Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt, vì chất lỏng khi nở bị nắp chai cản trở sẽ gây ra lực lớn đẩy bật nắp ra.
C7: Nếu trong thí nghiệm mô tả ở hình 19.1, ta cắm hai ống có tiết diện khác nhau vào hai bình có dung tích bằng nhau và đựng cùng một lượng chất lỏng, thì khi tăng nhiệt độ của hai bình lên như nhau, mực chất lỏng trong hai ống có dâng cao như nhau không? Tại sao?
Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn. Vì thể tích chất lỏng ở hai bình tăng lên như nhau nên ở ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn.
Em hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng.
- Các chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
BÀI TẬP
Bài tập 1: Hãy chọn câu đúng trong các câu sau:
A/ Mọi chất lỏng đều giãn nở như nhau.
B/ Chất lỏng nở ra khi lạnh đi và co lại khi nóng lên.
C/ Các chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
D/ Khi nhiệt độ thay đổi thì chất lỏng không giãn nở.
Câu C.
Bài tập 2: Hãy chọn câu sai trong các câu sau:
A/ Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
B/ Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
C/ Khi đun nước, nếu ta đổ nước đầy ấm thì khi nước sôi sẽ tràn ra ngoài.
D/ Ở nhiệt độ 4oC nước có trọng lượng riêng nhỏ nhất.
Câu D.
Bài tập 19.2 (Trang 23 SBT)
Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thuỷ tinh?
A/ Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.
B/ Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
C/ Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.
D/ Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng
Câu B.
Vì Khối lượng riêng của một lượng chất lỏng D = m/V, khi nung nóng chất lỏng này trong một bình thuỷ tinh, khối lượng của chất lỏng (m) không đổi, thể tích của chất lỏng (V) tăng nên khối lượng riêng của chất lỏng (D) giảm
Bài tập về nhà:
Học thuộc kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Làm bài 19 vở bài tập vật lí.
Tìm hiểu thêm về sự nở vì nhiệt đặc biệt của nước trong thực tế.
Câu 1. Em hãy làm bài 18.3 (Trang 22 SBT)
Câu 2. Em hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất rắn. Làm bài 18.a,18.c (Vở BT Vật lí 6).
Đáp án câu 2:
Kết luận:
- Các chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Bài 18.a: Câu D
- Bài 18.c: Câu A
Đáp án câu 1 Bài 18.3 :
1. Câu C. Hợp kim platinit vì hợp kim platinit có độ nở dài gần bằng độ nở dài của thuỷ tinh.
2. Đổ nước nóng vào cốc thuỷ tinh chịu lửa thì cốc không bị vỡ vì thuỷ tinh chịu lửa nở vì nhiệt ít hơn thuỷ tinh thường tới 3 lần. Nghĩa là khi bị nóng lên do rót nước sôi vào thì thuỷ tinh chịu lửa nở ra rất ít, cốc không bị vỡ.
Đổ nước nóng vào cốc thuỷ tinh thường thì cốc dễ bị vỡ vì thuỷ tinh thường nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ tinh chịu lửa tới 3 lần. Nghĩa là khi bị nóng lên do rót nước sôi vào thì thuỷ tinh thường nở ra nhiều hơn, làm cho cốc dễ bị vỡ hơn.
SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
1. Thí nghiệm:
a/ Dụng cụ thí nghiệm:
Một bình cầu thuỷ tinh đựng nước màu có nút cao su cắm xuyên qua một ống thuỷ tinh, một bình nước nóng, một bình nước lạnh, khăn lau khô và sạch.
b/ Tiến hành thí nghiệm :
-Nút chặt bình bằng nút cao su. Quan sát nước màu dâng lên trong ống thuỷ tinh.
- Đặt bình cầu vào chậu nước nóng. Quan sát hiện tượng xảy ra với mực nước màu trong ống thuỷ tinh.
2.Trả lời câu hỏi:
C1: Có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thuỷ tinh khi ta đặt bình vào chậu nước nóng? Giải thích ?
Hiện tượng: Mực nước dâng lên, vì nước nóng lên, nở ra.
C2: Nếu sau đó ta đặt bình cầu vào nước lạnh thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thuỷ tinh? Hãy dự đoán và làm thí nghiệm kiểm chứng.
Hiện tượng: Mực nước hạ xuống, vì nước lạnh đi, co lại.
Tại sao trong thí nghiệm phải dùng các bình giống nhau, chứa các chất lỏng khác nhau?
Trong thí nghiệm phải dùng các bình giống nhau (bình có dung tích bằng nhau, làm bằng cùng một chất), chứa các chất lỏng khác nhau để khi tăng nhiệt độ lên như nhau, các bình nở vì nhiệt giống nhau, ta mới quan sát được chính xác các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt.
C3: Em hãy quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau.
Tại sao lượng chất lỏng trong cả 3 bình phải như nhau?
Lượng chất lỏng trong cả 3 bình phải như nhau để thể tích ban đầu của 3 chất lỏng bằng nhau.
Tại sao cả 3 bình lại phải nhúng vào cùng một chậu nước nóng?
Cả 3 bình phải nhúng vào cùng một chậu nước nóng để độ tăng nhiệt độ của các chất lỏng trong 3 bình như nhau.
Em hãy cho biết trong những điều kiện như nhau, các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt có giống nhau hay không?
Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
3. Kết luận:
C4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống của các câu sau:
a) Thể tích của nước trong bình ……. khi nóng lên, ……. khi lạnh đi.
b) Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt……………………
tăng
giảm
không giống nhau
4.Vận dụng:
C5:Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
Khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài.
C6: Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt, vì chất lỏng khi nở bị nắp chai cản trở sẽ gây ra lực lớn đẩy bật nắp ra.
C7: Nếu trong thí nghiệm mô tả ở hình 19.1, ta cắm hai ống có tiết diện khác nhau vào hai bình có dung tích bằng nhau và đựng cùng một lượng chất lỏng, thì khi tăng nhiệt độ của hai bình lên như nhau, mực chất lỏng trong hai ống có dâng cao như nhau không? Tại sao?
Mực chất lỏng trong ống nhỏ dâng lên nhiều hơn. Vì thể tích chất lỏng ở hai bình tăng lên như nhau nên ở ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn.
Em hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng.
- Các chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
BÀI TẬP
Bài tập 1: Hãy chọn câu đúng trong các câu sau:
A/ Mọi chất lỏng đều giãn nở như nhau.
B/ Chất lỏng nở ra khi lạnh đi và co lại khi nóng lên.
C/ Các chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
D/ Khi nhiệt độ thay đổi thì chất lỏng không giãn nở.
Câu C.
Bài tập 2: Hãy chọn câu sai trong các câu sau:
A/ Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
B/ Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
C/ Khi đun nước, nếu ta đổ nước đầy ấm thì khi nước sôi sẽ tràn ra ngoài.
D/ Ở nhiệt độ 4oC nước có trọng lượng riêng nhỏ nhất.
Câu D.
Bài tập 19.2 (Trang 23 SBT)
Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thuỷ tinh?
A/ Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.
B/ Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
C/ Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.
D/ Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng
Câu B.
Vì Khối lượng riêng của một lượng chất lỏng D = m/V, khi nung nóng chất lỏng này trong một bình thuỷ tinh, khối lượng của chất lỏng (m) không đổi, thể tích của chất lỏng (V) tăng nên khối lượng riêng của chất lỏng (D) giảm
Bài tập về nhà:
Học thuộc kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Làm bài 19 vở bài tập vật lí.
Tìm hiểu thêm về sự nở vì nhiệt đặc biệt của nước trong thực tế.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Hằng
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)