Bài 19. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Chia sẻ bởi Nguyễn Ái Chính | Ngày 04/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ
1/ Tính đa dạng đặc thù của prôtêin do những yếu tố nào xác định ?

- Tính đa dạng đặc thù của prôtêin được qui định bởi số lượng và trình tự sắp xếp các axitamin. Prôtêin còn được đặc trưng bởi cấu trúc không gian của chuỗi axitamin.
+ Chức năng cấu trúc.
+ Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất.
+ Chức năng điều hòa các quá trình trao đổi chất.

2/ Prôtêin có những chức năng quan trọng nào ?
TIẾT : 19
BÀI :19
I/ MỐI QUAN HỆ GIỮA ARN VÀ PRÔTÊIN.
HS nghiên cứu thông tin đoạn 1 SGK và quan sát hình 19 .1 SGK và trả lời câu hỏi:
? Em hãy cho biết giữa gen và prôtêin có mối quan hệ với nhau qua dạng trung gian nào? Vai trò của dạng trung gian đó.
SƠ ĐỒ HÌNH THÀNH CHUỖ�I AXIT AMIN
mARN là dạng trung gian có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra chất tế bào.
HS quan sát hình 19. 1 SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
Nêu các thành phần tham gia tổng hợp chuỗi axit amin ?
- Thành phần tham gia tổng hợp chuỗi axit amin : mARN, tARN và Ribbôxôm.
- Các loại nuclêôtit nào ở mARN và tARN liên kết với nhau ?
+ Các loại nuclêôtit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung : A - U, G - X .
* Tương quan về số lượng giữa axit amin và nuclêôtit của mARN khi ở trong Ribôxôm ? Hoặc có mấy nuclêôtit tương quan cho một axit amin ?
+ Tương quan : 3 nuclêôtit tương ứng cho một axit amin.
* Trình bày quá trình hình thành chuỗi axit amin?
TIẾT : 19
BÀI :19
+ mARN là dạng trung gian có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra chất tế bào.
I/ MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG
* Sự hình thành chuỗi axit amin :
+ mARN rời khỏi nhân đến Ribôxôm để tông hợp prôtêin.
+ Các tARN mang axit amin vào Ribôxôm khớp với mARN theo NTBS ? đặt axit amin vào đúng vị trí.
+ Khi ribôxôm dịch một nấc trên mARN ? 1 axit amin được nối tiếp.
+ Khi ribôxôm dịch hết chiều dài của mARN ? chuỗi axit amin được tổng hợp xong.

* Nguyên tắc tổng hợp :
+ Khuôn mẫu ( mARN ).
+ Bổ sung : A - U, G - X .
II/ MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG
- HS quan sát hình 19.2 : Sơ đồ mối quan hệ ADN ( gen ) ? mARN ? prôtêin và hình 19.3 : Sơ đồ quan hệ giữa gen và tính trạng.
- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Hãy giải thích mối liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1, 2, 3 .
1 2 3
Gen (một đoạn ADN) ? mARN ? Prôtêin ? Tính trạng.
* GV gợi ý : Trình tự các nuclêôtit trên gen qui định trình tự các nuclêôtit trên mARN lại qui định trình tự các axit amin trên chuỗi pôlipeptit tạo thành prôtêin.
- Bản chất của các mối liên trong sơ đồ đó là gì ?
- Trình tự các nuclêôtit trên ADN qui định trình tự các nuclêôtit trong ARN thông tin, qua đó qui định trình tự các ait amin trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin và biểu hiện thành tính trạng.
* HS TL: Gen là khuôn mẫu tổng hợp mARN, mARN là khuôn mẫu tổng hợp chuỗi prôtêin. Prôtêin biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
* Nguyên tắc tổng hợp :
+ Khuôn mẫu ( mARN ).
+ Bổ sung : A - U, G - X .
II/ MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG
* Mối quan hệ :
+ Gen là khuôn mẫu tổng hợp mARN, mARN là khuôn mẫu tổng hợp chuỗi prôtêin. Prôtêin biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
* Bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng:
- Trình tự các nuclêôtit trên ADN qui định trình tự các nuclêôtit trong ARN thông tin, qua đó qui định trình tự các ait amin trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin và biểu hiện thành tính trạng.
CỦNG CỐ
HS đọc kết luận SGK
Sự hình thành chuỗi axit amin được thực hiện dựa trên khuôn mẫu mARN.
Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện bằng sơ đồ:
Gen (1 đoạn ADN) ? mARN ? Prôtêin ? Tính trạng
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Câu 1 : Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện bằng sơ đồ:
A. ADN ? ARN ? prôtêin ? Tính trạng
B. Gen (ADN) ? ARN ? prôtêin ? Tính trạng
C. Gen (ADN) ? tARN ? prôtêin ? Tính trạng
D. Gen (ADN) ? mARN ? prôtêin ? Tính trạng
Câu 2: Sự tạo thành chuỗi pôlipeptit tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Từ khuôn mẫu của mARN
B. Theo nguyên tắc bổ sung (A - U, G - X )
C. 3 nuclêôtit ứng với một axit amin
D. Cả 3 câu A, B, C, D đều đúng
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
HS học thuộc bài và trả lời 3 câu hỏi SGK.
Ôn lại cấu trúc không gian của ADN chuẩn bị cho bài thực hành " QUAN SÁT VÀ LẮP MÔ HÌNH ADN"
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ái Chính
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)