Bài 19. Địa hình với tác động của nội, ngoại lực

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Dung | Ngày 24/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Địa hình với tác động của nội, ngoại lực thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

Thứ ngày tháng XII. TỔNG KẾT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA LÍ CÁC CHÂU LỤC
1.Tác động của nội lực lên bề mặt đất
Câu hỏi thảo luận nhóm (5’)
Nhóm 1: Dựa vào H19.1 xác định vị trí các dãy núi, sơn nguyên, đồng bằng lớn trên các châu lục
Nhóm 2,3: Quan sát H19.1, 19.2 và dựa vào kiến thức đã học, cho biết các dãy núi cao, núi lửa của thế giới xuất hiện ở vị trí nào của các mảng kiến tạo?Từ đó giải thích nguyên nhân hình thành nên dạng địa hình núi cao và núi lửa?
Nhóm 4: Quan sát H19.3,19.4,19.5, cho biết nội lực còn tạo ra hiện tượng gì? Nêu một số ảnh hưởng của chúng tới đời sống con người?Lấy ví dụ thực tế?
Tiết 23 bài 19: ĐỊA HÌNH VỚI TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC, NGOẠI LỰC
-Nội lực là những lực sinh ra từ trong lòng Trái Đất
Thứ ngày tháng XII. TỔNG KẾT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA LÍ CÁC CHÂU LỤC
1.Tác động của nội lực lên bề mặt đất
Tiết 23 bài 19: ĐỊA HÌNH VỚI TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC, NGOẠI LỰC
-Nội lực là nguyên nhân chủ yếu tạo nên các núi cao, vực sâu, hiện tượng núi lửa, động đất.
-Núi lửa, động đất thường xảy ra ở những nơi tiếp xúc giữa các địa mảng
2.Tác động của ngoại lực lên bề mặt đất
-Nội lực là những lực sinh ra từ trong lòng Trái Đất
-Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
-Các yếu tố ngoại lực như gió, mưa, nhiệt độ, nước, phù sa sông…tác động lên bề mặt Trái Đất làm cho quá trình phong hóa, bóc mòn các loại đá, hoặc xâm thực các địa hình bờ biển tạo nên những dạng địa hình đặc biệt, hoặc quá trình bồi tụ tạo nên địa hình đồng bằng…
-Mỗi nơi trên bề mặt Trái Đất đều chịu sự tác động thường xuyên và liên tục của nội lực và ngoại lực. Làm cho bề mặt Trái Đất tiếp tục thay đổi.
Thảo luận theo bàn (3’) mỗi tổ/ ảnh : Mô tả bức ảnh, dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 tìm nguyên nhân chính gây ra hiện tượng được đề cập đến trong bức ảnh
Mô tả: Hình ảnh khối đá bị bào mòn, đục thủng hình thành vòm cong, một bên gắn với núi đá ven biển, một bên có chân chống ở mép nước, xung quanh là biển.
Nguyên nhân : Do gió và nước biển bào mòn, phần mềm bị bóc đi, phần đá cứng còn lại tạo vòm cung, bờ biển bị xâm thực nước biển lấn sâu vào bờ
Mô tả: Khối đá có chân nhỏ và mũ đá lớn trông như cây nấm, hình dạng tương đối gồ ghề giữa vùng cát mênh mông.
Nguyên nhân: Do thay đổi nhiệt độ, gió, mưa các lớp đá bên ngoài bị phong hóa (vỡ vụn dần dần), còn lại một khối đá cứng bên trong. Phía dưới do tác động của gió mang theo cát nên sức bào mòn mạnh hơn làm cho phần dưới nhỏ đi, tạo thành chân nấm.
Mô tả: Cánh đồng lúa bằng phẳng, xanh tốt, phía xa là làng rặng cây, làng mạc.
NGuyên nhân: Xưa kia là vùng trũng hoặc cũng có thể là vùng biển nông (thuộc vịnh Thái Lan) phù sa sông đã bồi đắp tạo nên đồng bằng và đã được khai phá để trồng lúa gạo
MÔ tả: Các ngọn núi lô nhô, sườn dốc, thung lũng với dòng sông uốn lượn quanh chân núi.
Nguyên nhân: Dòng sông chảy bào mòn và cuốn theo đất đá, làm cho thung lũng ngày càng mở rộng.
Gió, nước Địa hình bị bào mòn, xâm thưc
Nhiệt độ,gió,mưa địa hình bị phong hóa, bào mòn
Sự lắng đọng, bồi tụ phù sa tạo nên địa hình đồng bằng
Nước chảy bào mòn, xâm thực
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)