Bài 19. Địa hình với tác động của nội, ngoại lực

Chia sẻ bởi Lê Kim Ngân | Ngày 24/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Địa hình với tác động của nội, ngoại lực thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

Bài 19
Địa hình với tác động của nội, ngoại lực
1. Tác động của nội lực lên bề mặt Trái Đất
* Khái niệm: Nội lực là gì?
- Nội lực là lực sinh ra từ trong lòng Trái Đất.
* Câu hỏi 1: Quan sát hình 19.1, đọc tên và nêu vị trí của một số dãy núi, sơn nguyên, đồng bằng lớn trên các châu lục.
Trả lời câu hỏi 1:
Châu á: Cap-ca, hin- đu-cuc, Côn Luân, . . .; Tây Tạng, A- ráp. . .; Hoa Bắc, Tây- Xi- Bia...
Lưu ý:- Chữ màu đỏ: đồng bằng
- Chữ màu xanh nước biển: dãy núi
- Chữ màu xanh lá cây: sơn nguyên
CHÂU ÂU: Xcan- đi- na- vi, An- pơ; Đông Âu
CHÂU PHI: At- Lat, Đrê- ken- béc; Đông Phi, Ê- ti-ô-pi-a; Công- Gô
CHÂU Mĩ: Coóc- đi- e, A- pa- lát, An- đét; Bra- xin; Trung Tâm, La- pla-ta
CHÂU Đại DƯƠNG: Đông Ô-xtrây-li-a; Trung Tâm; Tây Ô-xtrây-li-a
Câu hỏi 2: Dựa vào lược đồ 19.2 , tìm tên và vị trí của những nơi có núi lửa, cho biết các núi cao, núi lửa xuất hiện ở vị trí nào của các mảng kiến tạo.
Trả lời câu hỏi 2:
* _ Dải núi lửa dọc theo bờ Đông của Thái Bình Dương (bờ Tây Châu Mĩ)
_ Dải núi lửa ven theo bờ Tây của Thái Bình Dương ( bờ Đông của châu á, quần đảo các khu vực Đông Nam á )
Vòng đai lửa Thái Bình dương
* Những nơi có núi cao, núi lửa thì trên lược đồ thể hiện sự chồng lấn lên nhau của các mảng hoặc các mảng đang tách xa nhau.
* Nội lự gây ra một số ảnh hưởng lớn của chúng tới đời sống con người, phần lớn là có hại, như :
+ Núi lửa: là do các lớp bên trong của vỏ Trái Đất không ổn định nên vật chất bên trong trào ra tạo thành dung chảy trên bề mặt đất
+ Động đất: là sự nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái Đất
Đảo núi lửa xỗc-xây
Nhật bản sau trận động đất
2. Tác động của ngoại lực lên bề mặt đất
- Các yếu tố tự nhiên không ngừng tác động lên bề mặt đất, nơi bị phá đi, nơi được bồi đắp nên.
- Thảo luận nhóm 4 hs, thời gian 5 phút, mô tả hình dạng địa hình trong ảnh sau và cho biết chúng được hình thành do tác động nào của ngoại lực?
-Mô tả: hình ảnh khối đá bị bào mòn
- Giải thích: do gió và nước biển bào mòn, phần đá mềm bị bóc đi, phần đá cứng còn lại ở phía trên
-Mô tả:khối đá có chân nhỏ và mũ đá lớn hơn trông như cây nấm, hình dáng tương đối gồ ghề
- Giải thích: có thể trước đây là một quả núi hoặc khối đá lớn, do thay đổi nhiệt độ, do gió, mưa các lớp đá bên ngoài vỡ vụn dần, còn lại khối đá cứng bên trong, phía dưới do tác động của gió mang theo cát nên sức bào mòn mạnh hơn làm cho phần dưới nhỏ đi, tạo thành chân nấm
Mô tả: cánh đồng lúa bằng phẳng, xanh tốt
- Giải thích: xưa kia có thể là vùng trũng hoặc vùng vùng biển nông phù sa sông đã bồi đắp tao nên đồng bằng và đã được khai phá để trồng lúa gạo
-Mô tả: các ngọn núi lô nhô, sườn dốc, thung lũng với dồng sông uốn lượn quanh chân núi
-Giải thích: dòng sông chảy bào mòn và cuốn theo đất đá, làm cho thung lũng ngày càng mở rộng
3.Tổng kết
Mỗi địa điểm trên Trái Đất đều chịu tác động thường xuyên, liên tục của nội lực, ngoại lực. Sự thay đổi bề mặt đất đã diễn ra trong suốt quá trình hình thành và tồn tại của Trái Đất. Ngày nay bề mặt đất vẫn đang tiếp tục thay đổi và tạo ra rất nhiều danh lam thắng cảnh như hiện nay
Trò chơi ô chữ
n h ậ t b ả n
r a n h
v ò n g đ a i l ử a
a u s t r a l i a
c o o c đ i e
t â y t ạ n g
r i c t e
1
2
3
4
5
6
7
1. Nước phải hứng chịu nhiều trận động đất nhất tại châu á?
2. Đây là một con sông ở Đức, có các lớp đá bị xô lệch ở thượng lưu?
3. Nhiều núi lửa tập trung ở một chỗ, tạo thành hình vòng cung gọi là gì
4. Đây là nước có diện tích lớn nhất thuộc châu Đại Dương?
5. Dãy núi dài và đồ sộ nhất ở Bắc Mĩ?
6. Một trong sơn nguyên to và đẹp ở châu á?
7. Đơn vị đo cường độ của một trận động đất
4. Hướng dẫn về nhà
Học thuộc các khái niệm về nội lực và ngoại lực
Trả lời câu hỏi1, 2, 3 vào vở ghi
Làm VBT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Kim Ngân
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)