Bài 19. Đặc điểm của văn bản nghị luận
Chia sẻ bởi Trần Danh Thạo |
Ngày 28/04/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Đặc điểm của văn bản nghị luận thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
+ Nhan đề: Chống nạn thất học.
+ Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.
+ Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ.
+ Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học đi cho biết.
Nội dung bài học
Luận điểm
Lập luận: cách trình bày, sắp xếp lí lẽ dẫn chứng và.
Luận cứ 1: các lí lẽ làm cơ sở cho luận điểm
Luận cứ 2: các dẫn chứng minh họa cho luận điểm
Luận cứ...: các lí lẽ, dẫn chứng minh họa, làm sáng tỏ luận điểm
Ghi nhớ:
- Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một bài văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ.
Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
- Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.
II. Luyện tập:
Đọc lại văn bản: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội (Bài 18) và cho biết luận điểm, luận cứ và cách lập luận trong bài. Nhận xét về sức thuyết phục của bài văn ấy.
Nhiệm vụ của các nhóm:
Nhóm 1: Tìm luận điểm, nhận xét về sức thuyết phục của bài văn.
Nhóm 2: Tìm các luận cứ.
Nhóm 3: Nhận xét về cách lập luận.
Đáp án:
- Luận điểm: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống.
- Sức thuyết phục: Nêu ra hai mặt của thói quen, những biểu hiện cụ thể, chỉ ra tác hại và kêu gọi.
- Luận cứ:
+ Có thói quen tốt và thói quen xấu
+ Những thói quen tốt: dậy sớm, đúng hẹn
+ Biểu hiện thói quen xấu: hút thuốc, cáu giận, bừa bãi.
+ Kêu gọi tạo ra nếp sống đẹp.
- Lập luận:
+ Nêu những thói quen tốt.
+ Biểu hiện của thói quen xấu.
+ Tác hại của thói quen xấu
+ Kêu thực hiện.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Danh Thạo
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)