Bài 19. Đặc điểm của văn bản nghị luận

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Hòa | Ngày 28/04/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 19. Đặc điểm của văn bản nghị luận thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:


Tiết 79-Tập làm văn:
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN


Tiết 79-Tập làm văn:
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

I. Luận điểm, luận cứ và lập luận:
1. Luận điểm:
*Văn bản: Chống nạn thất học
- Ý chính: Chống nạn thất học.
- Được trình bày dưới dạng nhan đề.
- Các câu văn cụ thể hóa ý chính:
+ mọi người Việt Nam…
+ những người đã biết chữ…
+ những người chưa biết chữ…
Ý chính thể hiện tư tưởng của bài văn nghị luận.
 - Ý chính là luận điểm. Lµ ý kiÕn thÓ hiÖn t­ t­ëng , quan ®iÓm trong bµi v¨n nghÞ luËn.
2. Luận cứ:
- Triển khai luận điểm bằng những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể.
- Lí lẽ và dẫn chứng có vai trò: làm cơ sở cho luận điểm, giúp cho luận điểm đạt tới sự sáng rõ, đúng đắn và có sức thuyết phục.
VD: Do chính sách ngu dân…
- Nay nước độc lập rồi...
- Để thuyết phục lí lẽ, dẫn chứng phải có tính hệ thống và bám sát luận điểm.
 
- Lí lẽ, dẫn chứng là luận cứ.
Hệ thống luận điểm, Luận cứ ( lí lẽ và dẫn chứng )
Dẫn chứng
Luận điểm
Lí lẽ
I. Sự cần thiết phải nâng cao dân trí .

1. Chính sách ngu dân của Pháp khiến hầu hết người Việt Nam mù chữ ,đất nước không tiến bộ được.
2.Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95 phần trăm
II. Kêu gọi mọi ngừời cùng tham gia chống nạn thất học.
1. Người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ

1. Phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ giúp đồng bào thất học trong những năm qua

2. Người chưa biết chữ cần gắng sức mà học cho biết
Phụ nữ càng cần phải học .

2. - Vợ chưa biết - chồng bảo, em chưa biết - anh bảo, cha mẹ không biết - con bảo, người ăn người làm không biết - chủ nhà bảo, các nhà giàu có - mở lớp học dạy người không biết chữ...
1.Thực dân Pháp hạn chế mở trường học, không muốn dân ta biết chữ để dễ bề cai trị.
Luận cứ
2.Nay , nước độc lập , muốn tiến bộ được thì phaỉ cấp tốc nâng cao dân trí.
Chống nạn thất học
3. Lập luận:
-Luận điểm và luận cứ thường được diễn đạt thành những lời văn cụ thể.
- Những lời văn đó cần được lựa chọn, sắp xếp, trình bày một cách hơp lí để làm rõ luận điểm.
- Các câu văn, đoạn văn có tính liên kết về hình thức và nội dung để đảm bảo cho mạch tư tưởng có sức thuyết phục.
- Các lời văn giúp làm rõ luận điểm gọi là lập luận.
VD: Văn bản “Chống nạn thất học”
- Nêu lí do vì sao chống nạn thất học?
- Chống nạn thất học để làm gì?
- Tư tưởng chống nạn thất học.
- Chống nạn thất học bằng cách nào?
* Các lập luận.
  * Ghi nhớ: Sgk/19.


Tiết 79-Tập làm văn:
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

Tiết 79
Đặc điểm của bài văn nghị luận
I. Luận điểm , luận cứ và lập luận
1. Luận điểm:
Là ý kiến thể hiện tư tưởng , quan điểm trong bài văn nghị luận.
2. Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm .
3. Lập luận là cách lựa chọn , sắp xếp , trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm.
Lí do chống nạn thất học
Chống nạn thất học
Các biện pháp cụ thể chống nạn thất học
Tiết 79
Đặc điểm của bài văn nghị luận
I. Luận điểm , luận cứ và lập luận
1. Luận điểm
2. Luận cứ
3. Lập luận
* Ghi nhớ : SGK/19
II. Luyện tập :
Đọc văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội ( Bài 18 ) và cho biết luận điểm , luận cứ , lập luận trong bài . Nhận xét về sức thuyết phục của văn bản ấy ?
Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
Có thói quen tốt
Thói quen xấu
- Lí lẽ : Tạo được thói quen tốt là rất khó.
- D/c : Luôn dậy sớm , luôn đúng hẹn , luôn giữ lời hứa, luôn đọc sách..
Lí lẽ : vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ... Nhiễm thói xấu thì rất dễ.
D/c : Hút thuốc lá hay cáu giận, mất trật tự...vứt rác bừa bãi ,ném ra đường cốc vỡ .....
Hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp , văn minh cho xã hội.
III. Hướng dẫn về nhà :
Học ghi nhớ SGK .
Đọc VB : Học thầy , học bạn . Tìm luận điểm , luận cứ và nhận xét về lập luận ?


Tiết 80:Tập làm văn:
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ
VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I. Tìm hiểu đề văn nghị luận:
1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận:
* Nội dung: Tất cả 11 đề đều nêu ra những vấn đề khác nhau nhưng đều bắt nguồn từ cuộc sống xã hội con người.
- Mục đích: để người viết bàn luận làm sáng rõ.
- Đó là những luận điểm. 
* Là đề bài văn nghị luận.
Tiết 80:Tập làm văn:
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ
VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN


Tiết 80:Tập làm văn:
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ
VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

*Đề có tính chất giải thích ,ca ngợi
1. Lối sống giản dị của Bác Hồ
2. Tiếng Việt giàu đẹp.
* Đề có tính chất khuyên nhủ ,phân tích.
3. Thuốc đắng dã tật .
4. Thất bại là mẹ thành công.
5. Không thể sống thiếu tình bạn.
6. Hãy biết quý thời gian.
7. Chớ nên tự phụ.
* Đề có tính chất suy nghĩ , bàn luận.
8. Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với nhau không ?
9. Gần mực thì đen , gần đèn thì rạng.
* Đề có tính chất tranh luận , phản bác , lật ngược vấn đề
10. Ăn cỗ đi trước , lội nước theo sau nên chăng ?
11.Thật thà là cha dại phải chăng?

Ví dụ:
Đề 1:
- Vấn đề để bàn bạc: lối sống giản dị của Bác Hồ.
- Đòi hỏi người viết: giải thích rõ lối sống giản dị của Bác được thể hiện ở những mặt nào.
+ Ca ngợi lối sống ấy.
+ Khuyên nhủ mọi người noi theo lối sống giản dị ấy.

Đề 10:
- Vấn đề: cách ứng xử trong cuộc sống chứa trong câu tục ngữ.
- Đòi hỏi người viết: tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề để nêu ra một cách ứng xử có văn hóa cao thượng.
* Tính chất: lời khuyên nhủ, phân tích, giải thích, ca ngợi, suy nghĩ, bàn luận, tranh luận, phản bác…
- Có ý nghĩa định hướng cho bài viết, chuẩn bị cho người viết một thái độ, giọng điệu.


Tiết 80:Tập làm văn:
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ
VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

* Kết luận 1: Đề văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một vấn đề để bàn bạc vàđòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó.Tính chất của đề như: ca ngợi,phân tích,khuyên nhủ phản bác…đòi hỏi bài làm phải vận dụngcác phương pháp phù hợp.


Tiết 80:Tập làm văn:
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ
VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

2. Tìm hiểu đề văn nghị luận.

a. Tìm hiểu đề bài: Chớ nên tự phụ.
- Vấn đề: nêu lên một tính xấu và lời khuyên tránh tính xấu đó.
- Đối tượng và phạm vi nghị luận:
+ Phân tích những biểu hiện của tính tự phụ.
+ Tác hại của tính tự phụ.
+ Khuyên mọi người không nên tự phụ.
- Khuynh hướng tư tưởng của đề: phủ định tính tự phụ.
 
 
 
 
- Đề đòi hỏi người viết phải:
+ Giải thích rõ thế nào là tự phụ.
+ Phân tích những biểu hiện và tác hại của tính tự phụ.
+ Có thái độ phê phán thói tự phụ.
+ Khẳng định sự khiêm tốn.
 
 *Muốn làm bài tốt:
-Cần phải xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài văn nghị luận để làm bài khỏi bị sai lệch.

* Kết luận 2: Yêu cầu của việc tìm hiểu đề là xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm bài cho khỏi sai lệch .


Tiết 80:Tập làm văn:
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ
VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

II. Lập ý cho bài văn nghị luận

*Đề bài: Chớ nên tự phụ.

1. Xác lập luận điểm:
-Luận điểm: Chớ nên tự phụ.
- Ý kiến thể hiện một tư tưởng, thái độ đối với thói tự phụ.
- Là một ý kiến đúng -> tán thành.
 
*Luận điểm phụ:
+ Tự phụ khiến bản thân con người không tự biết mình.
+ Tự phụ luôn đi liền với thái độ coi thường, khinh bỉ người khác.
+ Tự phụ khiến cho bản than bị mọi người chê trách và xa lánh.

2. Tìm luận cứ:
 

-Tự phụ là gì?
-Tự phụ là căn bệnh tự đề cao mình, coi thường ý kiến của người khác.
- Vì sao khuyên chớ nên tự phụ?
-Để cho bản thân tiến bộ, cần tránh bệnh tự phụ, tự phụ sẽ khó tiếp thu ý kiến của người khác, làm cho mình ngày càng co mình lại, không tiến bộ được.
- Tự phụ có hại như thế nào?
- Đối với mọi người: thói tự phụ làm cho người ta khó chịu, vì họ thấy mình bị coi thường.
- Đối với chính bản thân người có thói tự phụ, sẽ không được mọi người tôn trọng.
- Nếu là người ở cương vị lãnh đạo có thói tự phụ, thì sẽ không thu phục được quần chúng.
-Nếu là người bình thường thì người đó bị mọi người xa lánh, ít bạn bè.
- Tự phụ có hại cho:
+ Chính cá nhân người tự phụ.
+ Những người có quan hệ với cá nhân ấy.
- Chọn dẫn chứng:
+ Từ thực tế cuộc sống quanh mình.
+ Từ chính bản thân mình.
+ Từ sách báo.
3. Xây dựng lập luận:
 - Dẫn dắt người đọc từ việc định nghĩa tự phụ là gì rồi suy ra tác hại của nó.
* Ghi nhớ
*Kết luận 3: Lập ý cho bài văn nghị luận là xác lập luận điểm,cụ thể hóa luận điểm chính thành các luận điểm phụ,tìm luận cứ và cách lập luận cho bài văn.
III. Luyện tập:
Đề bài: Sách là người bạn lớn của con người.
a. Tìm hiểu đề:
- Vấn đề NL: Lợi ích của việc đọc sách.
- Đối tượng và phạm vi nghị luận: Bàn về lợi ích của sách, thuyết phục mọi người tạo cho mình thói quen đọc sách.
- Khuynh hướng tư tưởng: Khẳng định ích lợi của việc đọc sách.
- Đề đòi hỏi người viết phải:
+ Giải thích được sách là gì?
+ Phân tích và chứng minh ích lợi của việc đọc sách.
+ Khẳng định: Sách là người bạn lớn của con người.
+ Nhắc nhở mọi người phải có thái độ đúng với sách.
b. Lập ý cho đề bài:
* Xác định luận điểm:Sách là người bạn lớn của con người.
* Tìm luận cứ:
-Sách mở mang trí tuệ giúp ta khám phá những điều bí ẩn của thế giới xung quanh, đưa ta vào tìm hiểu thế giới cực lớn là thiên hà và thế giới cực nhỏ như hạt vật chất.
-Sách đưa ta ngược thời gian về với những biến cố lịch sử xa xưa và hướng về ngày mai.
-Sách cho ta những phút thư giãn thoải mái.
* Xây dựng lập luận: Bắt đầu từ việc nêu lên lợi ích của việc đọc sách
Đi đếnkết luận khẳng định “sách là người bạn lớn của con người” và nhắc nhở mọi người có thói quen đọc sách

4. Củng cố:
5. Dặn dò:-Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp bài luyện tập.
-Đọc bài, soạn bài “Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
Đề: Làm hoàn chỉnh bài tập trên theo văn của mình


Tiết 80:Tập làm văn:
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ
VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Hòa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)