Bài 18. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Chia sẻ bởi Nguyễn Quốc Hội |
Ngày 28/04/2019 |
26
Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO
ĐÃ VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP
Tiết 73 : Văn bản
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
Tục ngữ
- Hình thức :
+ Là một thể loại văn học dân gian
+Một câu diễn đạt một ý trọn vẹn
+ Ngắn gọn, hàm súc, kết cấu bền vững
+ Giầu hình ảnh, nhịp điệu
- Nội dung :
+ Kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên,
lao động sản xuất và về con người, xã hội.
-> rút ra bài học trong cuộc sống
+ Nghĩa đen : trực tiếp
+ Nghĩa bóng : gián tiếp
- Sử dụng :
+ Trong mọi hoạt động của cuộc sống
Các câu tục ngữ chia làm 2 nhóm :
- Nói về thiên nhiên : câu 1 , 2 , 3 , 4
- Nói về lao động sản xuất : câu 5 , 6 , 7 , 8
Câu 1
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
- Nghệ thuật :
+ Vần lưng : năm – nằm , mười – cười
+ Phép đối : đêm >< ngày, tháng năm >< tháng mười
nằm >< cười, sáng >< tối
+ Cách nói phóng đại, hồn nhiên, hóm hỉnh :
. Lấy giấc ngủ “chưa nằm đã sáng” để đo chiều dài đêm tháng năm, chỉ ra đêm mùa hè là rất ngắn
. Lấy tiếng cười để đo chiều dài ngày tháng mười, ngày mùa đông là rất ngắn, “chưa cười đã tối”
-> Làm nổi bật sự trái ngược tính chất của đêm và ngày trong
mùa hạ, mùa đông
Thảo luận
Nội dung : Thảo luận về nghĩa, nghệ thuật, kinh nghiệm và bài học trong các câu tục ngữ 2, 3, 4 và ghi lại đáp án .
- Tổ 1 (Câu 2) :
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Tổ 2 (Câu 3) : Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
- Tổ 3,4 (Câu 4) : Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
Thời gian : 2 phút.
Tháng bảy
heo may,
chuồn chuồn
bay cao thì
bão.
-> quan sát
tỉ mỉ
Câu 4
Tháng bảy kiến bò,chỉ lo lại lụt.
Các câu tục ngữ trông kiến để đoán thời tiết :
* Tháng bảy kiến đàn, đại hàn hồng thuỷ.
* Kiến cánh vỡ tổ bay ra, bão táp mưa sa gần tới.
* Kiến đen tha trứng lên cao
Thế nào cũng có mưa rào rất to.
Các câu tục ngữ về thiên nhiên
* Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
* Gió bắc hiu hiu , sếu kêu trời rét.
* Ếch kêu uôm uôm , ao chuôm đầy nước.
* Trăng quầng thì hạn , trăng tán thì mưa.
Câu 5
Tấc đất , tấc vàng .
- Nghệ thuật :
+ So sánh : . Tấc đất chỉ một mảnh đất rất nhỏ
( tấc là đơn vị đo diện tích bằng 2.4m2 – tấc Bắc Bộ
hay 3.3m2 – tấc Trung Bộ )
. Vàng là kim loại quý được đo bằng cân tiểu li,
hiếm khi đo bằng tấc.
Tấc vàng là lượng vàng lớn, quý giá vô cùng.
-> so sánh cái nhỏ (tấc đất) với cái lớn (tấc vàng)
để nói lên giá trị của đất.
+ Nói quá kết hợp 2 vế đối nhau ( tấc đất >< tấc vàng )
+ Diễn đạt ngắn gọn , dễ hiểu.
6. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
7. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
8. Nhất thì, nhì thục.
Câu 6
Nhất canh trì , nhị canh viên , tam canh điền.
- Thứ tự : “Nhất…nhị…tam..”
* Chỉ tầm quan trọng của các nghề
. Nuôi cá thu lợi lớn , chóng làm giàu nhất
. Sau đó đến nghề làm vườn , trồng cây và hoa màu
. Thứ ba là nghề làm ruộng
Câu 7
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Những câu tục ngữ có nội dung gần gũi với câu
“ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.”
* Một lượt tát, một bát cơm.
* Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
* Không nước, không phân, chuyên cần vô ích.
* Ruộng không phân như thân không của.
Tổng kết
1. Nghệ thuật :
- Hình thức ngắn gọn
- Có nhịp điệu, vần
- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.
- Lập luận chặt chẽ
- Giàu hình ảnh , hình ảnh gần gũi, sinh động, cụ thể.
- Biện pháp nghệ thuật : nói quá, so sánh…
2. Nội dung :
- Kinh nghiệm quý báu, tương đối chính xác của nhân
dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và
trong lao động sản xuất.
Ghi nhớ
Bằng lối nói ngắn gọn, có vần , có nhịp điệu, giàu
hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ ấy là “ túi khôn ” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát.
Luyện tập
Bài 1
Hãy so sánh :
- Tục ngữ và Thành ngữ.
- Tục ngữ và Ca dao – Dân ca.
So sánh tục ngữ và thành ngữ
- Giống : Đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ lời nói, dùng hình ảnh
để diễn đạt, dùng cái đơn nhất để nói cái chung,
được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh của cuộc sống.
- Khác :
Thành ngữ Tục ngữ
+ Đơn vị tương đương như từ ( cụm từ + Câu hoàn chỉnh, diễn
cố định), có chức năng định danh. đạt trọn vẹn :
một phán đoán
một kết luận
một lời khuyên
+ Chưa được coi là một văn bản. + Được coi như một
văn bản đặc biệt, một
tổng thể thi ca nhỏ nhất
So sánh tục ngữ và ca dao, dân ca
Tục ngữ Ca dao, dân ca
+ Câu nói thiên về duy lí + Lời thơ, bài hát
thiên về trữ tình
+ Diễn đạt kinh nghiệm về + Biểu hiện thế giới
thiên nhiên, con người, nội tâm của
xã hội. con người
Luyện tập
Bài 2
Em hãy nhìn các bức tranh để đoán xem bức tranh gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ nào trong tám câu tục ngữ vừa học ?
Mau sao thì nắng , vắng sao thì mưa.
Nhất canh trì , nhị canh viên, tam canh điền.
Nhất nước , nhì phân, tam cần, tứ giống.
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng / Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Ráng mỡ gà , có nhà thì giữ.
Bài tập
THI TIẾP SỨC TRÊN BẢNG
( Thời gian : 1.5 phút )
Đội chiến thắng là đội chép được nhiều và chính xác các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (khác với các câu tục ngữ trong SGK).
Hướng dẫn về nhà
- Học và hiểu ghi nhớ – SGK 5
- Đọc phần Đọc thêm – SGK 5
- Sưu tầm thêm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt.
- Chuẩn bị bài : Chương trình địa phương phần văn, tập làm văn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Quốc Hội
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)