Bài 18. Tìm hiểu chung về văn nghị luận
Chia sẻ bởi Ngọc Khuê |
Ngày 28/04/2019 |
29
Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Tìm hiểu chung về văn nghị luận thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
KíNH CHàO CáC THầY CÔ GIáO Và CáC BạN SINH VIÊN
Giáo viên hướng dẫn:Nguyễn Thị Loan
Sinh viên thực hiện : Nhóm 2
văn bản nghị luận
Khái quát về văn bản nghị luận.
1. Văn nghị luận trong lịch sử.
* Văn nhị luận ra đời từ rất sớm.
- ở Trung Hoa, văn nghị luận có từ thời Khổng Tử (551-479 TCN). Khổng Tử nói với Tử Lộ về Chính danh: "Danh không chính thì nói không xuôi thì việc không thành, việc không thành thì lễ nhạc không hưng thịnh, lễ nhạc không hưng thịnh thì hình phạt không đúng, hình phạt không đúng thì dân không biết xử trí ra sao
Cho khỏi bị hình phạt. Cho nên người quân tử danh mà chính thì tất nói được, nói được thì làm được"=> Khổng Tử dạy học trò mình như thế thì chính ông đã dùng phép lập luận, đã làm văn nghị luận.
ở nước ta văn nghị luận cũng là một thể loại có truyền thông lâu đời, có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trường kỳ lịch sử, trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Có thể kể từ chiếu dòi đô(1010) của Lý Công Uẩn, Hịch Tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn.
+ Đặc biệt từ thế kỷ XX, văn nghị luận càng phát triển, tiêu biểu nhất là: Chủ Tiịch Hồ Chí Minh với bản Tuyên ngôn độc lập (1945)
=> Có thể nói trong suốt trường kỳ lịch sử dân tộc, văn nghị luận là một thể văn phản ánh rõ nhất đời sống tinh thần,
+ Đó là tinh thần tự hào dân tộc, một dân tộc có truyền thống lịch sử- văn hoá lâu đời.
+ Đó là ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc ngoại xâm.
Bên cạnh việc phản ánh tư tưởng cứu nước, chống xâm lăng, văn nghị luận còn phản ánh tinh thần và ý chí của cha ông ta trong công cuộc dựng nước.
không chỉ nói lên tư tưởng, ý chí và khát vọng của một dân tộc văn nghị luận còn phản ánh nhận thức thẩm mĩ của dân tộc ta về văn chương, nghệ thuật, bằng những bài nghị luận văn học đầy súc tích, tài hoa, uyên bác.
=> Nói một cách khái quát văn nghị luận là một thể loại nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm
Tư tưởng, ý chí, khát vọng của một dân tộc.
+ Đó là lòng yêu nước nồng nàn.
Của người viết về văn học, chính trị, đạo đức, lối sống.nhưng lại được trình bày bằng thứ ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn, những lập luận chặt chẽ, mạch lạc và giàu sức thuyết phục.
* Nội dung cấu trúc một bài nghị luận được hình thành từ những yếu tố cơ bản là: + Vấn đề nghị luận (luận đề)
+ Luận điểm
+ Luận cứ
+ Lập luận ( luận chứng)
=> Đến đây có thể thấy, nếu quan niệm văn chương là nghệ thuật của ngôn từ thì những áng văn nghị luận cũng là tác phẩm văn học tiêu biểu, đích thực.
2. Văn bản nghị luận và các kiểu văn bản khác.
Khác với văn hình tượng, văn nghị luận trình bày tư tưởng thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lý lẽ và lập luận. Văn nghị luận nhằm hình thành và phát triển khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày lý lẽ và dẫn chứng một cách sáng sủa, giàu sức thuyết phục.
Văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội, có vai trò rèn năng lực tư duy và năng lực biểu đạt những vấn đề có ý nghĩa trong cuộc sống.
Nếu trong văn miêu tả, kể truyện nhằm kích thích trí tưởng tượng thì văn nghị luận nhằm hình thành khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày dẫn chứng một cách rõ ràng, sáng sủa, diễn tả những suy nghĩ và ý kiến của riêng mình.
- Linh hồn của bài văn nghị luận là luận điểm, tức là tư tưởng,
Quan điểm, đánh giá của người viết được thể hiện dưới hình thức những câu văn có tính chất khẳng định hay phủ định.
Đề bài có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những lý lẽ, lập luận và các bằng chứng tiêu biểu, xác đáng, thuyết phục người đọc.
Lý lẽ và lập luận trong bài văn nghị luận muốn chặt chẽ, phải xuất phát từ một chân lý hiển nhiên hoặc một ý kiến đã được nhiều người thừa nhận.
+ Lý lẽ của bài văn nghị luận thể hiện ở các luận điểm của bài viết.
+ Lập luận là cách thức trình bày lý lẽ, dẫn chứng và cách nêu vấn đề của người viết.
Có thể nói văn nghị luận tiêu biểu cho cách nói chặt chẽ, hùng hồn và giàu sức thuyết phục. Vì vậy người viết văn nghị luận phải có tư duy, lập trường, quan điểm, có chủ kiến rõ ràng. Đồng thời phải biét vận dụng các thao tác phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch.Đó chính là vẻ đẹp và cũng là yêu cầu của lập luận trong văn nghị luận.
II. Đặc điểm của văn bản nghị luận
Các thao tác lập luận và sự kết hợp của chúng trong văn bản nghị luận
- Trong văn nghị luận, để thuyết phục người đọc, người nghe đòi hỏi người viết cần soi chiếu vấn đề từ nhiều góc độ, nói cách khác là phải đặt ra và trả lời rất nhiều câu hỏi về vấn đề đang bàn tới như: Là gì? Như thế nào? Tại sao? Có những khía cạnh gì? Có ý nghĩa giá trị gì?...
Với mỗi góc độ soi chiếu người viết phải Thực hiện những thao tác cụ thể: Giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.
+ Chứng minh môt vấn đề là dùng những lý lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận làm sáng tỏ vấn đề đưa ra đáng tin cậy.
+ Giải thích một vấn đề là dùng lý lẽ để giảng giải, cắt nghĩa giúp người đọc, người nghe hiểu rõ một hiện tượng, một sự việc nào đó.
+ Phân tích là phép lập luận đem một sự việc, hiện tượng, khái niệm phân chia thành các bộ phận tạo thành rồi tìm ra các tính chất, đặc điểm của bản chất chúng có mối quan hệ qua lại với nhau.
2. Luận điểm của bài văn nghị luận.
Luận điểm thể hiện rõ quan điểm, tư tưởng, chủ trương đánh giá của người viết đối với vấn đề cần thuyết phục và làm sang tỏ.
Luận điểm của bài văn nghị luận thường được thể hiện dưới hình thức những câu văn ngắn gọn với những phán đoán có tính chất khẳng định hay phủ định.
Muốn có luận điểm đúng đắn, mới mẻ, sâu sắc người làm văn phải học tập tư tưởng và gắn liền với đời sống thực tế.
3. Lập luận trong văn nghị luận.
- Làm văn nghị luận phải biết lập luận, tức là phải biết trình bày, triển khai luận điểm, biết nêu vấn đề,
biết dùng lí lẽ, dẫn chứng để người đọc hiểu và đồng cảm với mình.
Luận điểm là nội dung còn lập luận là hình thức diễn đạt nội dung.
Nghệ thuật lập luận phụ thuộc rất nhiều vào cách nêu vấn đề, cách dẫn dắt người đọc, người nghe, cách phân tích bằng nhiều thủ pháp nhỏ như: So sánh, liên hệ, đối chiếu.
4. Ngôn ngữ của văn bản nghị luận
- Do đặc điểm và tính chất của nó, văn nghị luận ít dùng loại câu mô tả, trần thuật, kể lể, sự việc mà chủ yếu dùng loại câu khẳng định và phủ định với nội dung hầu hết là các phán đoán, những nhận xét, đánh giá sâu sắc.
5. Đề văn nghị luận.
? Thế nào là một đề văn nghị luận? Cấu trúc của đề văn nghị luận gồm những yếu tố naò?
Yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất của một đề văn nghị luận chính là vấn đề còn gọi là (đề tài, chủ đề hoặc luận điểm trung tâm) mà người ra đề nêu lên để người viết bàn luận và làm sáng tỏ.
- Theo cách hiểu mới về đề văn nghị luận chỉ có thể nêu vấn đề cần bàn bạc, cần làm sáng tỏ, còn việc vận dụng thao tác nào để làm sáng tỏ thì không nên giới hạn một cách cứng nhắc. Nghĩa là đề văn chủ yếu là nêu vấn đề, còn học sinh thì tuỳ vào nội dung, cách làm, kiểu văn bản mà sử dụng cho phù hợp.
XIN CHÂN THàNH Cảm ƠN !
Giáo viên hướng dẫn:Nguyễn Thị Loan
Sinh viên thực hiện : Nhóm 2
văn bản nghị luận
Khái quát về văn bản nghị luận.
1. Văn nghị luận trong lịch sử.
* Văn nhị luận ra đời từ rất sớm.
- ở Trung Hoa, văn nghị luận có từ thời Khổng Tử (551-479 TCN). Khổng Tử nói với Tử Lộ về Chính danh: "Danh không chính thì nói không xuôi thì việc không thành, việc không thành thì lễ nhạc không hưng thịnh, lễ nhạc không hưng thịnh thì hình phạt không đúng, hình phạt không đúng thì dân không biết xử trí ra sao
Cho khỏi bị hình phạt. Cho nên người quân tử danh mà chính thì tất nói được, nói được thì làm được"=> Khổng Tử dạy học trò mình như thế thì chính ông đã dùng phép lập luận, đã làm văn nghị luận.
ở nước ta văn nghị luận cũng là một thể loại có truyền thông lâu đời, có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trường kỳ lịch sử, trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Có thể kể từ chiếu dòi đô(1010) của Lý Công Uẩn, Hịch Tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn.
+ Đặc biệt từ thế kỷ XX, văn nghị luận càng phát triển, tiêu biểu nhất là: Chủ Tiịch Hồ Chí Minh với bản Tuyên ngôn độc lập (1945)
=> Có thể nói trong suốt trường kỳ lịch sử dân tộc, văn nghị luận là một thể văn phản ánh rõ nhất đời sống tinh thần,
+ Đó là tinh thần tự hào dân tộc, một dân tộc có truyền thống lịch sử- văn hoá lâu đời.
+ Đó là ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc ngoại xâm.
Bên cạnh việc phản ánh tư tưởng cứu nước, chống xâm lăng, văn nghị luận còn phản ánh tinh thần và ý chí của cha ông ta trong công cuộc dựng nước.
không chỉ nói lên tư tưởng, ý chí và khát vọng của một dân tộc văn nghị luận còn phản ánh nhận thức thẩm mĩ của dân tộc ta về văn chương, nghệ thuật, bằng những bài nghị luận văn học đầy súc tích, tài hoa, uyên bác.
=> Nói một cách khái quát văn nghị luận là một thể loại nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm
Tư tưởng, ý chí, khát vọng của một dân tộc.
+ Đó là lòng yêu nước nồng nàn.
Của người viết về văn học, chính trị, đạo đức, lối sống.nhưng lại được trình bày bằng thứ ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn, những lập luận chặt chẽ, mạch lạc và giàu sức thuyết phục.
* Nội dung cấu trúc một bài nghị luận được hình thành từ những yếu tố cơ bản là: + Vấn đề nghị luận (luận đề)
+ Luận điểm
+ Luận cứ
+ Lập luận ( luận chứng)
=> Đến đây có thể thấy, nếu quan niệm văn chương là nghệ thuật của ngôn từ thì những áng văn nghị luận cũng là tác phẩm văn học tiêu biểu, đích thực.
2. Văn bản nghị luận và các kiểu văn bản khác.
Khác với văn hình tượng, văn nghị luận trình bày tư tưởng thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lý lẽ và lập luận. Văn nghị luận nhằm hình thành và phát triển khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày lý lẽ và dẫn chứng một cách sáng sủa, giàu sức thuyết phục.
Văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội, có vai trò rèn năng lực tư duy và năng lực biểu đạt những vấn đề có ý nghĩa trong cuộc sống.
Nếu trong văn miêu tả, kể truyện nhằm kích thích trí tưởng tượng thì văn nghị luận nhằm hình thành khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày dẫn chứng một cách rõ ràng, sáng sủa, diễn tả những suy nghĩ và ý kiến của riêng mình.
- Linh hồn của bài văn nghị luận là luận điểm, tức là tư tưởng,
Quan điểm, đánh giá của người viết được thể hiện dưới hình thức những câu văn có tính chất khẳng định hay phủ định.
Đề bài có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những lý lẽ, lập luận và các bằng chứng tiêu biểu, xác đáng, thuyết phục người đọc.
Lý lẽ và lập luận trong bài văn nghị luận muốn chặt chẽ, phải xuất phát từ một chân lý hiển nhiên hoặc một ý kiến đã được nhiều người thừa nhận.
+ Lý lẽ của bài văn nghị luận thể hiện ở các luận điểm của bài viết.
+ Lập luận là cách thức trình bày lý lẽ, dẫn chứng và cách nêu vấn đề của người viết.
Có thể nói văn nghị luận tiêu biểu cho cách nói chặt chẽ, hùng hồn và giàu sức thuyết phục. Vì vậy người viết văn nghị luận phải có tư duy, lập trường, quan điểm, có chủ kiến rõ ràng. Đồng thời phải biét vận dụng các thao tác phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch.Đó chính là vẻ đẹp và cũng là yêu cầu của lập luận trong văn nghị luận.
II. Đặc điểm của văn bản nghị luận
Các thao tác lập luận và sự kết hợp của chúng trong văn bản nghị luận
- Trong văn nghị luận, để thuyết phục người đọc, người nghe đòi hỏi người viết cần soi chiếu vấn đề từ nhiều góc độ, nói cách khác là phải đặt ra và trả lời rất nhiều câu hỏi về vấn đề đang bàn tới như: Là gì? Như thế nào? Tại sao? Có những khía cạnh gì? Có ý nghĩa giá trị gì?...
Với mỗi góc độ soi chiếu người viết phải Thực hiện những thao tác cụ thể: Giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.
+ Chứng minh môt vấn đề là dùng những lý lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận làm sáng tỏ vấn đề đưa ra đáng tin cậy.
+ Giải thích một vấn đề là dùng lý lẽ để giảng giải, cắt nghĩa giúp người đọc, người nghe hiểu rõ một hiện tượng, một sự việc nào đó.
+ Phân tích là phép lập luận đem một sự việc, hiện tượng, khái niệm phân chia thành các bộ phận tạo thành rồi tìm ra các tính chất, đặc điểm của bản chất chúng có mối quan hệ qua lại với nhau.
2. Luận điểm của bài văn nghị luận.
Luận điểm thể hiện rõ quan điểm, tư tưởng, chủ trương đánh giá của người viết đối với vấn đề cần thuyết phục và làm sang tỏ.
Luận điểm của bài văn nghị luận thường được thể hiện dưới hình thức những câu văn ngắn gọn với những phán đoán có tính chất khẳng định hay phủ định.
Muốn có luận điểm đúng đắn, mới mẻ, sâu sắc người làm văn phải học tập tư tưởng và gắn liền với đời sống thực tế.
3. Lập luận trong văn nghị luận.
- Làm văn nghị luận phải biết lập luận, tức là phải biết trình bày, triển khai luận điểm, biết nêu vấn đề,
biết dùng lí lẽ, dẫn chứng để người đọc hiểu và đồng cảm với mình.
Luận điểm là nội dung còn lập luận là hình thức diễn đạt nội dung.
Nghệ thuật lập luận phụ thuộc rất nhiều vào cách nêu vấn đề, cách dẫn dắt người đọc, người nghe, cách phân tích bằng nhiều thủ pháp nhỏ như: So sánh, liên hệ, đối chiếu.
4. Ngôn ngữ của văn bản nghị luận
- Do đặc điểm và tính chất của nó, văn nghị luận ít dùng loại câu mô tả, trần thuật, kể lể, sự việc mà chủ yếu dùng loại câu khẳng định và phủ định với nội dung hầu hết là các phán đoán, những nhận xét, đánh giá sâu sắc.
5. Đề văn nghị luận.
? Thế nào là một đề văn nghị luận? Cấu trúc của đề văn nghị luận gồm những yếu tố naò?
Yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất của một đề văn nghị luận chính là vấn đề còn gọi là (đề tài, chủ đề hoặc luận điểm trung tâm) mà người ra đề nêu lên để người viết bàn luận và làm sáng tỏ.
- Theo cách hiểu mới về đề văn nghị luận chỉ có thể nêu vấn đề cần bàn bạc, cần làm sáng tỏ, còn việc vận dụng thao tác nào để làm sáng tỏ thì không nên giới hạn một cách cứng nhắc. Nghĩa là đề văn chủ yếu là nêu vấn đề, còn học sinh thì tuỳ vào nội dung, cách làm, kiểu văn bản mà sử dụng cho phù hợp.
XIN CHÂN THàNH Cảm ƠN !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngọc Khuê
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)