Bài 18. Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)

Chia sẻ bởi Hoàng Văn Niệm | Ngày 28/04/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng
quý thầy cô giáo về dự chuyên đề!
GV th?c hi?n: Hồng Van Ni?m - Tru?ng THCS Nguy?n Tri Phuong - Dơng H�
VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG
Ca dao – Dân ca
Quảng Trị
1. Ca dao là lời thơ của dân ca.
2. Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc.
Ca dao – dân ca là gì?
I. Khái niệm ca dao - dân ca.
GV th?c hi?n: Hồng Van Ni?m - Tru?ng THCS Nguy?n Tri Phuong - Dơng H�
VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG
Ca dao – Dân ca
Quảng Trị
I. Khái niệm ca dao – dân ca.
II. Một số chủ đề được phản ánh trong ca dao - dân ca Quảng Trị
1.Những bài hát về tình cảm gia đình.
Văn bản1:
Ơn cha ba năm cúc dục
Nghĩa mẹ chín tháng cưu mang
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn
Lấy chi đền nghĩa khó khăn
Lên non lấy đá xây lăng phụng thờ.
1.Theo em bài ca dao là lời của ai? nói về điều gì?
- Đây là lời của người mẹ ru con, nói đến công sinh thành,nuôi nấng, dạy bảo của cha mẹ.
- Bổn phận của người làm con phải đền đáp công lao to lớn của cha mẹ.
Cái hay khi diễn tả tình cảm? Sử dụng nghệ thuật gì?
“Bên ướt mẹ nằm bên ráo con lăn”
* Ba câu ca dao đầu:
- Dùng nghệ thuật ẩn dụ, từ trái nghĩa để diễn đạt.
- Thấy được sự hy sinh của người mẹ.
- Người mẹ dành hết tình yêu cho con cái.
- Người mẹ sẵn sàng chịu khó khăn, vất vả (bên ướt mẹ nằm) để con được hạnh phúc, thuận lợi (bên ráo con lăn)
- Công lao sinh thành dưỡng dục to lớn của cha mẹ.
Hai câu câu cuối của bài ca dao thể hiện điều gì? (“Lấy chi ... phụng thờ”.)
* Hai câu cuối:
- Con cái phải có trách nhiệm phụng dưỡng, đền đáp và biết ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
Ơn cha ba năm cúc dục
Nghĩa mẹ chín tháng cưu mang
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn
Lấy chi đền nghĩa khó khăn
Lên non lấy đá xây lăng phụng thờ.
Văn bản 2:
Khi con thức mạ cho con bú
Khi con lú mạ lại ru hời
Nuôi con cực lắm ai ơi
Chỉ mong con lưng dài vai rộng
Để lấp biển vá trời như ai !
- Công dưỡng dục, chăm sóc, lòng yêu thương con của mẹ
- Nuôi con vất vả cực nhọc
Ba câu đầu lời ru của người
mẹ nhắn nhủ với con điều gì?
VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG
Ca dao – Dân ca
Quảng Trị
I. Khái niệm ca dao – dân ca.
II. Một số chủ đề được phản ánh trong ca dao - dân ca Quảng Trị.
1. Những câu hát về tình cảm gia đình.
GV th?c hi?n: Hồng Van Ni?m - Tru?ng THCS Nguy?n Tri Phuong - Dơng H�
VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG
Ca dao – Dân ca
Quảng Trị
I. Khái niệm ca dao – dân ca.
II. Một số chủ đề được phản ánh trong ca dao - dân ca Quảng Trị.
1. Những câu hát về tình cảm gia đình.
Khi con thức mạ cho con bú
Khi con lú mạ lại ru hời
Nuôi con cực lắm ai ơi
Chỉ mong con lưng dài vai rộng
Để lấp biển vá trời như ai !
Hai câu cuối, người mẹ kì vọng ở những đứa con điều gì?
Mong muốn con khôn lớn, trưởng thành người có ích cho xã hội.
Bài ca dao đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?
Nghệ thuật điệp ngữ (khi con), ẩn dụ tượng trưng, thành ngữ, nói quá,... Để diễn tả tình cảm yêu thương con và kì vọng đối với những đứa con.
VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG
Ca dao – Dân ca
Quảng Trị

Văn bản 3:
Chị em như chuối nhiều tàu
Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nặng lời
I. Khái niệm ca dao – dân ca.
II. Một số chủ đề được phản ánh trong ca dao - dân ca Quảng Trị.
1. Những câu hát về tình cảm gia đình.
Bài ca dao sử dụng nghệ thuật gì?
- Quan hệ chị em được so sánh bằng hình ảnh (Như chuối nhiều tàu)
Bài ca dao trên nhằm nhắc nhở chúng ta điều gì?
Chị em phải biết hòa thuận, đùm bọc, yêu thương nhau, nương tựa nhau để cha mẹ vui lòng.
- Chị em là hai nhưng là một: Cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống, sướng khổ có nhau trong một nhà.
- Cách so sánh đó càng biểu hiện sự gắn bó thiêng liêng của tình chị em.
Những hình ảnh về quê hương
GV th?c hi?n: Hồng Van Ni?m - Tru?ng THCS Nguy?n Tri Phuong - Dơng H�
VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG
Ca dao – Dân ca
Quảng Trị

Văn bản:
Ai về Đông Hà, ai qua Cam lộ
Ai về Gia Độ, ai đến Gio Linh
Ai về Triệu Phong Quảng Trị quê miềng
Cho em nhắn gởi chút tình nhớ thương
I. Khái niệm ca dao – dân ca.
II. Một số chủ đề được phản ánh trong ca dao - dân ca Quảng Trị.
1. Những câu hát về tình cảm gia đình.
2. Những câu hát về tình yêu quê hương.
Những địa danh nào của quê hương được nhắc đến? Bài ca dao bày tỏ tình cảm như thế nào?
Đông Hà, Cam Lộ, Gia Độ, Gio Linh, Triệu Phong
Bày tỏ tình yêu quê hương thiết tha trìu mến đối với những vùng đất, địa danh của quê nhà.
VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG
Ca dao – Dân ca
Quảng Trị
Hãy phân tích đại từ “ai” và chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong bài ca dao?
Đại từ “ai” có thể số ít hoặc số nhiều, có thể hướng tới người quen cũng có thể người chưa quen.
Đại từ “ai” (ai về) như một lời mời, lời nhắn gửi đến mọi người với tình cảm chân thành trìu mến.
Sử dụng đại từ, điệp ngữ để nhấn mạnh điều gì?
Thể hiện tình yêu, lòng tự hào về quê hương, muốn chia sẻ với mọi người về cảnh đẹp và tình yêu, lòng tự hào. Nơi có những tên đất, tên làng đã đi vào lịch sử, nơi đó khắc ghi nhiều kỉ niệm trong cuộc đời ...
I. Khái niệm ca dao – dân ca.
II. Một số chủ đề được phản ánh trong ca dao - dân ca Quảng Trị.
1. Những câu hát về tình cảm gia đình.
VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG
Ca dao – Dân ca
Quảng Trị
- Ca dao – dân ca Quảng Trị là tiếng nói của nghĩa tình, tiếng nói của yêu thương.
- Những lời ca bày tỏ tâm tình trước cảnh vật, trước diễn biến cuộc đời và trao đổi tâm tình với nhau, về công cha nghĩa mẹ, tình cảm anh em, vợ chồng ...
I. Khái niệm ca dao – dân ca.
II. Một số chủ đề được phản ánh trong ca dao - dân ca Quảng Trị.
1. Những câu hát về tình cảm gia đình.
2. Những câu hát về tình yêu quê hương.
III. Khái quát về ca dao – dân ca Quảng Trị.
Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi
Gạo de Triệu Hải mà nuôi mẹ già
VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG
Ca dao – Dân ca
Quảng Trị
- Ca dao Quảng Trị phong phú, đa dạng về đề tài thể hiện bằng tiếng đằm thắm, thiết tha.
- Hết sức mộc mạc, diễn đạt giản dị, chân thực như con người và cuộc đời đôn hậu của con người Quảng Trị.
III. Khái quát về ca dao – dân ca Quảng Trị.
Đôi ta thương chắc mần ri
Bọ mạ mần rứa, eng thì mần răng?
Mẹ thương con qua cầu Ái Tử
Vợ trông chồng lên núi vọng phu
Một mai bóng xế trăng lu
Con ve kêu mùa hạ đến mấy thu gặp chàng
VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG
Ca dao – Dân ca
Quảng Trị
Có trường hợp là một tiếng nói mạnh mẽ, quyết liệt đấu tranh cho một nguyện vọng, một ước mơ một sự trọn vẹn của nghĩa tình:
III. Khái quát về ca dao – dân ca Quảng Trị.
Thiếp thương chàng gươm vàng không sợ
Súng bắn chín, mười lần duyên nợ không buông
Chẳng thà chịu tiếng cho luôn
Gươm trường kề cổ không buông nghĩa chàng.
Ca dao trong cuộc kháng chiến chống Pháp,Mĩ không ngừng phát triển:
Ai về Bích La Đông khỏi lòng đau xót ruột
Ai về An Hoà khỏi hậm hực thù Tây
Mồ mả cha ông hắn cho xe xới, xe cày
Bao nhiêu oan hồn nước mắt nghĩ lại trăm đắng cay căm thù
VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG
Ca dao – Dân ca
Quảng Trị
Ca dao, dân ca Quảng Trị đã sử dụng nghệ thuật chơi chữ đối nghĩa, đối ý, gieo vần đặc sắc:
-Bánh cả mâm răng gọi là bánh ít
Trầu cả chợ răng nói trầu không
Trai nam nhơn đối đặng sẽ làm chồng nữ nhi.
* Ca dao, dân ca Quảng Trị là tiếng nói tâm tình, đề tài phong phú và đa dạng
III. Khái quát về ca dao – dân ca Quảng Trị.
GV th?c hi?n: Hồng Van Ni?m - Tru?ng THCS Nguy?n Tri Phuong - Dơng H�
VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG
Ca dao – Dân ca
Quảng Trị
I. Khái niệm ca dao – dân ca.
II. Một số chủ đề được phản ánh trong ca dao - dân ca Quảng Trị.
1. Những câu hát về tình cảm gia đình.
2. Những câu hát về tình yêu quê hương.
III. Khái quát về ca dao – dân ca Quảng Trị.
IV. Hát minh họa (Ca dao về tình yêu quê hương)
GV th?c hi?n: Hồng Van Ni?m - Tru?ng THCS Nguy?n Tri Phuong - Dơng H�
VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG
Ca dao – Dân ca
Quảng Trị
I. Khái niệm ca dao – dân ca.
II. Một số chủ đề được phản ánh trong ca dao - dân ca Quảng Trị.
1. Những câu hát về tình cảm gia đình.
2. Những câu hát về tình yêu quê hương.
III. Khái quát về ca dao – dân ca Quảng Trị.
IV. Hát minh họa (Ca dao về tình yêu quê hương)
Xin cảm ơn quý thầy cô giáo
đã về dự chuyên đề
GV th?c hi?n: Hồng Van Ni?m - Tru?ng THCS Nguy?n Tri Phuong - Dơng H�
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Văn Niệm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)