Bài 18. Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)
Chia sẻ bởi Phạm Thị Vân Anh |
Ngày 28/04/2019 |
21
Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Chương trình địa phương (Phần Văn & Tập Làm Văn)
Ca dao-Tục ngữ
Bài thu hoạch của tổ 3
Chủ đề: Sưu tầm văn vần dân gian địa phương
Sơn La phố núi thân yêu!!!
Sơn là núi, La là suối. Sơn La có nghĩa là vùng đất bắt nguồn từ con suối trên núi. Cùng với thời gian, con suối ấy vẫn đang tuôn trào bao bọc 12 dân tộc anh em, tạo thành sức mạnh, tỏa sáng như viên ngọc giữa đất trời Tây Bắc.
Vùng đất văn hoá giàu huơng sắc
Đến với Sơn La, bạn không chỉ được ngắm nhìn một vùng núi non hùng vĩ mà còn được khám phá về giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc vùng Tây Bắc: những vòng xòe cuốn hút, rượu cần ngây ngất men say, ánh lửa bập bùng và giọng hát ngọt ngào của các thiếu nữ miền sơn cước….
• Sơn La là nơi hội tụ sinh sống lâu đời của 12 dân tộc anh em: Thái, Mông, Dao, Kinh, Mường, Khơ Mú, Kháng, La Ha, Xinh Mun, Lào, Hoa, Tày. Giữa cái rất riêng của 12 dân tộc ấy là những nét rất chung, đó là sự giao hòa giữa các nền văn hóa.
Dân tộc Hoa
Một số hình ảnh về các dân tộc Sơn La
Dân tộc Lào
Dân tộc Kháng
Dân tộc Mông
Dân tộc Thái
Một số hình ảnh về các dân tộc Sơn La
Dân tộc Mường
Dân tộc Kinh
Dân tộc Dao
Dân tộc Khơ mú
Dân tộc Tày
Dân tộc Xinh Mun
Dân tộc La Ha
Ca dao - Tục ngữ dân tộc Thái
1- Nặm lê pa
Ná lê khảu.
Dịch: Nước và cá
Ruộng với lúa.
2- Mặc men kén quán
Dịch: Tâm đồng ý hợp
3- Hướn hạn, quả sung.
Dịch: Nhà tầng, sàn cao
4- Mười đứa nhà khó
Chẳng bằng một thằng nhỏ nhà sang
5- Ruộng chờ mạ
Ruộng kĩ càng tốt
Mạ chờ ruộng,
6- Đi rẫy, chớ mang theo chó,
Đi ruộng chớ mang theo trẻ.
7- Phụk khát, tát hiển
Dịch: Chiếu rách cót sờn.
8- Ngồi dưng ăn hoang
Mỏ vàng cũng cạn.
9- Ngồi ăn, núi lở
10- Tốn men bón cắn
Dịch: Gãi đúng chỗ ngứa.
11. Nặm đởi tá lá cón
Bon đởi xôn lá cản
Chụ côông bản lá khạm xương.
Dịch: Suối trôi nước lạ
Vườn thay lá mới
Giọng người tình cũ cũng khác xưa.
12. Lụk tang pó
Nó tang lặm.
Dịch: Con thay cha
Măng thay tre.
13. Tốp ta xếu kin.
Dịch: Trừng mắt ăn người.
14. Mu pị bớ cứ xôn phom.
Dịch: Lợn béo không bằng vườn gầy.
15. Bẳư pé mu chôn phớ.
Bẳư pé đớ kin khoại
Dịch: Dốt như lợn dũi khoai
Dốt như ve cắn trâu.
Dân ca Muờng
1. Đốc, Mòn thăm thẳm ngàn trùng
Anh đi để đứa con bồng ai mang
Thân em như con tứ quy
Đêm thì họp bạn, ngày thì đi đâu!
2. Phải coi bây giờ,
Con trai đi cứu đất đày hết nọn sông cái,
Con gái đi cứu mường đầy hết đồi núi,
Thân ta ngồi trông sao cho yên
3. Cửa nhà hãy tạm xếp
Đường chi đường gái tạm giữ lại
Dân ca Muờng
4. Tham gì chùm hoa cà nở trong nắng sớm
Anh cứ yên tâm đuổi hết giặc ấy đi
Cho chim rừng tha hồ bay lên bay xuống...
5. Đất nước ta có cụ Hồ,
Cụ Hồ thương dân đất Mường ta, sông bể không bằng
Qua nghìn hoạn nạn, mới được ngày nay
Tục ngữ Mường
1- Một người đàn ông không làm nổi nhà,
Một người đàn bà không làm nổi khung dệt
2- Bò chết để da,
Người già chết để tiếng để lời
3- Ai ăn trộm ngỗng cổ người ấy cao
4- Nói dối người già, mọc nhọt ở mắt
5- Ăn cá mới biết cá có xương,
Nuôi con mới biết thương bố mẹ
6- Kẻ ác có lông hùm treo trong bụng
Cảm ơn cô và các bạn đã đón xem
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Vân Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)