Bài 18. Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)

Chia sẻ bởi Nguyễn Trọng Cường | Ngày 28/04/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 18. Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

phòng GD&ĐT bình lục -trường thcs đinh xá
NGỮ VĂN : LỚP 7
Giáo viên : Đỗ Thị Hoa
GD & ĐT
Bài 33 – Tiết 133 – Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn
 
I/ Chuẩn bị ở nhà:
II/ Hoạt động trên lớp:
1- Một số danh lam thắng cảnh của
tỉnh Hà Nam
Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn, Núi Ngọc, Chùa Long Đọi Sơn, Đền Trần Thương, Đền Lảnh Giang, Chùa Bà Đanh,…
Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn thuộc thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam thờ người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Khu danh thắng này có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, núi non trùng điệp, có đền Trúc nằm giữa rừng Trúc nên thơ, có hệ thống hang động độc đáo.
Đền Trúc
Một trong 5 hang động đẹp ở NĐTS
Bài 33 – Tiết 133 – Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn
 
I/ Chuẩn bị ở nhà:
II/ Hoạt động trên lớp:
1- Một số danh lam thắng cảnh của
tỉnh Hà Nam
Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn, Núi Ngọc, Chùa Long Đọi Sơn, Đền Trần Thương, Đền Lảnh Giang, Chùa Bà Đanh,…
Thắng cảnh núi Ngọc - Hà Nam
Núi Ngọc nằm ở thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Núi Ngọc cách chùa Bà Đanh 100m về phía bắc. Quả núi nằm sát mặt nước sông Đáy. Núi Ngọc là một ngọn núi đá vôi trong hệ thống núi đá kéo dài từ Hòa Bình xuống hướng tây bắc đông nam qua xã Tượng Lĩnh – Khả Phong – Liên Sơn của huyện Kim Bảng. Tuy nhiên núi Ngọc nằm tách riêng, ngăn cách vệt dãy núi kia bằng con sông Đáy.
Bài 33 – Tiết 133 – Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn
 
I/ Chuẩn bị ở nhà:
II/ Hoạt động trên lớp:
1- Một số danh lam thắng cảnh của
tỉnh Hà Nam
Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn, Núi Ngọc, Chùa Long Đọi Sơn, Đền Trần Thương, Đền Lảnh Giang, Chùa Bà Đanh,…
Bia đá Sùng Thiện Diên Linh trên chùa Long Đọi Sơn
Chùa nằm trên núi Đọi Sơn thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam, cách Phủ Lý khoảng 8 km về phía Bắc. Chùa Đọi được xây dựng vào năm 1054 và được trùng tu năm 1118-1121. Đây là ngôi chùa cổ có nhiều nét văn hoá nghệ thuật kiến trúc tinh xảo, mang đậm dấu ấn qua các thời kỳ lịch sử .
Bài 33 – Tiết 133 – Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn
 
I/ Chuẩn bị ở nhà:
II/ Hoạt động trên lớp:
1- Một số danh lam thắng cảnh của
tỉnh Hà Nam
Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn, Núi Ngọc, Chùa Long Đọi Sơn, Đền Trần Thương, Đền Lảnh Giang, Chùa Bà Đanh,…
2 – Giới thiệu ca dao, tục ngữ,
thành ngữ Hà Nam:
- Ăn thịt bò lo ngay ngáy
Ăn mắm cáy ngáy o o
( Mắm cáy Bình Lục )
- Men say anh ủ đã lâu
Em về làng Vọc làm dâu thì về
( Làng Vọc – làng nghề rượu ngon nổi tiếng ở Vụ Bản – Bình Lục )
- Vắng như chùa Bà Đanh
( Chùa Bà Đanh – Kim Bảng )
- Bình Lục có núi con Rùa
Trông sang Đạm Thủy có chùa Ngọc Thanh
- Bình Lục đồng trắng nước trong
Thóc gạo thì ít rong rêu thì nhiều.
( Trước vùng Bình Lục là nơi đồng chiêm trũng hay bị ngập lụt…)
- Cái trống sơn đỏ, cái mõ sơn son
Ông sư chùa Tái, bốn con rõ ràng.
( 4 chú tiểu )
- Nhất ngon là cá đầm Chiềng
Muốn mua mà chẳng có tiền mà mua.
( Đầm Chiềng – Đinh xá – BL )
Sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc
- Trai Cát Lại, gái Ngô Khê
( Bình Nghĩa – Bình Lục )
- Tiếp tục sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, những đặc sản, danh lam thắng cảnh Hà Nam.
- Chuẩn bị bài : Hoạt động ngữ văn - Đọc diễn cảm văn nghị luận.
Bài 33 – Tiết 133 – Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn

Chào tạm biệt !


Chúc thầy cô và các em học sinh luôn mạnh khỏe

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trọng Cường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)