Bài 17. Tổng kết chương I: Cơ học

Chia sẻ bởi Mai Thị Duyên Anh | Ngày 26/04/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Tổng kết chương I: Cơ học thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS XUÂN THỚI THƯỢNG
MÔN : VẬT LÝ 6
Tiết 27 : ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT
Giáo viên : Nguyễn Thị Huyền Trân
Năm học : 2009 - 2010
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12
Câu 13
Câu 14
Câu 15
Câu 16
Câu 1: Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất rắn?
Trả lời:
Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Câu 2: Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất lỏng?
Trả lời:
Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Câu 3: Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất khí?
Trả lời:
Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.
Câu 4: Tại sao khi lắp khâu dao, liềm, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?
Trả lời:
Ta phải nung nóng khâu cho cái khâu nở ra,tra vào cán dễ hơn. Sau khi nguội, khâu co lại sẽ siết chặt vào cán.
Câu 5: Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
***Câu hỏi có điểm thưởng!***
Trả lời:
Vì khi đun thì nước trong ấm nở ra, làm nước tràn ra ngoài.
Câu 6: Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên?
Trả lời:
Vì khi đó, không khí trong quả bóng bàn gặp nóng sẽ nở ra làm cho quả bóng phồng lên.
Câu 7:Tại sao chổ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hỏa có chở hở?
Trả lời:
Có chổ hở để khi trời nắng nóng hai thanh ray nở ra vì nhiệt mà không bị ngăn cản.
Nếu không có chổ hở, thì khi hai thanh ray nở ra vì nhiệt bị ngăn cản sẽ gây ra lực rất lớn làm hư đường ray.
Câu 8: Tại sao hai gối đở ở hai đầu cầu thép, có một gối đở phải đặt lên các con lăn?
Trả lời:
Một gối đở phải đặt lên các con lăn vì khi cầu thép nở ra hay co lại vì nhiệt sẽ không bị ngăn cản.
Nếu không có con lăn, thì khi cầu thép nở ra hay co lại vì nhiệt sẽ bị ngăn cản, gây ra lực lớn làm hư đầu cầu.
Câu 9: Nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào? Tại sao? ***Câu hỏi có điểm thưởng!***
Trả lời:
Ta phải hơ nóng cổ lọ thủy tinh cho cổ lọ nở rộng ra, ta sẽ lấy được nút ra khỏi lọ.
Câu 10: Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?
***Câu hỏi có điểm thưởng!***
Trả lời:
Vì trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí lạnh.
Câu 11: Dụng cụ đo độ nóng lạnh đầu tiên do Nhà Bác Học Galile sáng chế. Nó gồm một bình cầu có gắn một ống thủy tinh. Hơ nóng bình rồi nhúng một đầu ống thủy tinh vào một bình đựng nước. Khi bình khí nguội đi, nước dâng lên trong ống thủy tinh. Dựa vào mức nước trong ống thủy tinh, người ta có thể biết thời tiết nóng hay lạnh. Giải thích?

Trả lời:
Khi thời tiết nóng, không khí bên trong bình thủy tinh nở ra nhiều hơn nước nên đè mực nước xuống thấp. Thời tiết càng nóng mực nước trong bình càng thấp.
Khi thời tiết lạnh, không khí bên trong bình thủy tinh co lại nhiều hơn nước nên mực nước dâng lên cao. Thời tiết càng lạnh mực nước trong bình càng cao.
Câu 12: Tại sao bàn ủi điện vẽ ở hình 21.5 lại tự động tắt khi đã đủ nóng?
Trả lời:
Khi bàn ủi đủ nóng, băng kép trong bàn ủi cong lên làm cái chốt đụng lên tiếp điểm làm tiếp điểm bị hở ra nên ngắt mạch điện (đèn trên bàn ủi không sáng).
Câu 13: Tại sao Tháp Epphen ở Paris thủ đô nước Pháp được làm bằng thép vào mùa hè lại cao hơn mùa đông khoảng 10 cm? Giải thích?
Trả lời:
Vì Tháp làm bằng chất rắn: vào mùa đông Tháp gặp lạnh co lại, còn vào mùa hè gặp nóng Tháp nở dài ra nên cao thêm khoảng 10 cm so với mùa đông.
Câu 14: Cho một vật có khối lượng 2kg.
a. Tính trọng lượng của vật?
b. Nếu kéo vật trực tiếp theo phương thẳng đứng dùng lực kéo bằng bao nhiêu?
c. Nếu kéo vật qua ròng rọc cố định thì dùng lực kéo bằng bao nhiêu?
Đáp án
Câu 15: Cho một vật có khối lượng 1500g.
a. Tính trọng lượng của vật?
b. Nếu kéo vật trực tiếp theo phương thẳng đứng dùng lực kéo bằng bao nhiêu?
c. Nếu kéo vật qua ròng rọc cố định thì dùng lực kéo bằng bao nhiêu?
* Nếu dùng lực kéo là 10 N thì ta dùng ròng rọc gì ? vì sao?
Đáp án
Câu 16: Viết công thức tính trọng lượng theo khối lượng ?
Công thức:
P = m x 10

Trong đó: P : là trọng lượng đơn vị (N)

m : là khối lượng đợn vị (kg)
a. Trọng lượng của vật là:
P = m x 10 = 2 x 10 = 20 (N)
b. Khi kéo vật lên trực tiếp, ta dùng lực kéo ít nhất bằng trọng lượng của vật: bằng 20N
c. Khi kéo vật lên bằng ròng rọc cố định thì cũng dùng lực kéo ít nhất bằng trọng lượng của vật: bằng 20N
Câu 14:
Đổi: 1500g = 1,5 kg
a. Trọng lượng của vật là:
P = m x 10 = 1,5 x 10 = 15 (N)
b. Khi kéo vật lên trực tiếp, ta dùng lực kéo ít nhất bằng trọng lượng của vật: bằng 15N
c. Khi kéo vật lên bằng ròng rọc cố định thì cũng dùng lực kéo ít nhất bằng trọng lượng của vật: bằng 15N
Câu 15:
* Nếu dùng lực kéo là 10N thì ta phải dùng ròng rọc động.
Hoặc dùng hệ thống palang gồm có ròng rọc cố định và ròng rọc động.
Dặn dò
Học bài trong đề cương.
Làm lại các bài tập trong đề cương.
Làm thêm các bài tập có trong vở bài tập.
Chúc các em làm bài kiểm tra đạt kết quả tốt !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Thị Duyên Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)