Bài 17. Tổng kết chương I: Cơ học

Chia sẻ bởi Patriot Pham | Ngày 26/04/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Tổng kết chương I: Cơ học thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN TÂN THẠNH
2/2/2012
PHẠM QUỐC HÙNG
2
KÍNH CHÀO
QUÍ THẦY CÔ GIÁO
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN TÂN THẠNH
TIẾT:17
TUẦN:17
ÔN TẬP HỌC KÌ I
ÔN TẬP
I. LÍ THUYẾT:
Câu 1 : Đo độ dài:Đơn vị đo độ dài;GHĐ,ĐCNN của thước;Cách đo độ dài?
Trả lời :
-đơn vị đo độ dài là mét(m)
-GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
-ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
*Cách đo độ dài:
+Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
+Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
Đọc,ghi kết quả đo đúng qui định.
Mở rộng:
1 inch=2,54 cm;1n.a.s=9461 tỉ km.
MINH HỌA
ÔN TẬP
Câu 2 : Khối lượng của 1 vật chỉ gì? Đơn vị của khối lượng là gì? Người ta dùng dụng cụ gì để đo khối lượng?
Trả lời :
-Khối lượng của 1 vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó.
-Đơn vị của khối lượng là kg.
-Người ta dùng cân để đo khối lượng.
Mở rộng:
Khối lượng vật luôn không đổi vì nó là lượng chất tạo thành vật.
ÔN TẬP
Câu 3 : Lực là gì?Thế nào là hai lực cân bằng? Cho 1 ví dụ về hai lực cân bằng?
Trả lời :
-Tác dụng đẩy ,kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
-Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng 1 vật mà vật vẫn đứng yên,thì hai lực đó là hai lực cân bằng.Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau,có cùng phương nhưng ngược chiều.
Ví dụ:
+Trò chơi kéo co: Trong khi hai đội ra sức kéo mà không bên nào thắng.Lúc đó lực do mỗi đội tác dụng vào dây là các lực có cùng độ lớn và cùng phương nhưng ngược chiều.
MINH HỌA
ÔN TẬP
Câu 4 : Nêu các kết quả tác dụng của lực? Cho ví dụ ở từng kết quả?
Trả lời :
Lực tác dụng lên 1 vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.
Ví dụ:
-Quả bóng đang đứng yên,nếu dùng chân sút vào quả bóng,nó sẽ chuyển động.Lực tác dụng của chân làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
-Dùng tay uốn cong một thước nhựa,lực của tay ta làm thước nhựa biến dạng.
ÔN TẬP
Câu 5 :
Trọng lực là gì,phương và chiều của trọng lực?
Trọng lượng là gì?Đơn vị của lực?
Càng ra xa Trái Đất,trọng lượng của vật sẽ như thế nào?
Trả lời :
Trọng lực là lực hút của Trái Đất.
-Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất.
-Trọng lực tác dụng lên 1 vật còn gọi là trọng lượng của vật đó.
-Đơn vị lực là Niu-tơn (N)
Mở rộng:
*Trọng lượng vật thay đổi theo vị trí của vật trên Trái Đất.
*1Pound =453,59 g (454 g)
ÔN TẬP
Câu 6 :
Nêu kết luận về máy cơ đơn giản? Kể tên các máy cơ đơn giản thường dùng?
Trả lời :
-Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật.
-các máy cơ đơn giản thường dùng là:mặt phẳng nghiêng,đòn bẩy,ròng rọc.
MINH HỌA
ÔN TẬP
Câu 7 : Nêu kết luận về mặt phẳng nghiêng?
Trả lời :
-Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
-Mặt phẳng càng nghiêng ít,thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ.
ÔN TẬP
Câu 1:
Người ta đo thể tích một vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ.Thể tích nước lúc ban đầu trong bình chia độ là 100 cm3 .Sau khi bỏ vật vào,thể tích nước dâng lên đến vị trí đọc được là 225 cm3. Tính thể tích vật rắn này ra cm3 ,ra m3 ?

-Gọi V1 là thể tích ban đầu,V2 là thể tích sau khi bỏ vật rắn này vào bình chia độ.
-Thể tích vật là V:
V=V2 - V1=225 – 00=125(cm3)=0,000125(m3)
II.BÀI TẬP:
Tóm tắt:
V1 =100 cm3
V2 =225 cm3

V = ? Cm3
V = ? m3
BÀI LÀM:
ÔN TẬP
Câu 2:
a.Một người đứng trên mặt đất cân nặng 60 kg,tính trọng lượng của người đó ?
b. Một con lợn có trọng lượng 950 N.Tính khối lượng của lợn ?
BÀI LÀM:
Tóm tắt:
a. Trọng lượng người đó là:
P=10.m=10.60=600 (N)
a) m= 60 kg
P=? N
b) P=950 N

m = ? kg
b. P=10.m => m= P/10
Khối lượng của lợn là:
m=950/10=95 (kg)
ÔN TẬP
Câu 3 :
a.Một khối nhôm có thể tích 0,7 m3 .Hãy tính:
+Khối lượng khối nhôm này.
+Trọng lượng của khối nhôm này.Biết khối lượng riêng của nhôm là 2600 kg/m3
b.Một thỏi sắt có thể tích 700 cm3 .Tính trọng lượng của thỏi sắt.Biết trọng lượng riêng của sắt là 78000 N/m3 .
BÀI LÀM :
Tóm tắt:
a. Ta có : D=m/V => m=D.V
-Khối lượng nhôm là:
m= 2600. 0,7= 1820 (kg)
-Trọng lượng khối nhôm:
P=10.m = 10.1820 =18200 (N/m3 )
a. V= 0,7 m3
D= 2600 kg/m3

m= ? Kg ; P =? N
b. 700 cm3 = 0,0007 m3
-Trọng lượng thỏi sắt là:
d=P/V => P=d.V =78000 . 0,0007 =54,6 (N)
b. V= 700 cm3
d=78000 N/m3
P=? N
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN TÂN THẠNH

GHI NHỚ
Học kĩ phần lí thuyết đã ôn.
Một số công thức quan trọng:
a) Hệ thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng:
P= 10.m
b)Hệ thức về khối lượng riêng:
D= m/V => m=D.V ; V=m/D
c) Hệ thức về trọng lượng riêng:
d= P/V => P=d.V ; V=P/d
d)Hệ thức liên hệ khối lượng riêng và trọng lượng riêng:
d= 10.D
Bạn hãy nhớ những điều này nhé!
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN TÂN THẠNH

LIÊN HỆ THỰC TẾ
Isaac Newton
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN TÂN THẠNH
CHÀO TẠM BIỆT
QUÍ THẦY CÔ!
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN TÂN THẠNH
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu hỏi
GIỚI HẠN ĐO CỦA THƯỚC
TRÒ CHƠI KÉO CO
CÁC MÁY CƠ ĐƠN GIẢN THƯỜNG DÙNG
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Patriot Pham
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)