Bài 17. Tổng kết chương I: Cơ học
Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Đông |
Ngày 14/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Tổng kết chương I: Cơ học thuộc Vật lí 6
Nội dung tài liệu:
THCS HÙNG VƯƠNG
Họ tên học sinh:………………………………………………
ÔN TẬP HỌC KÌ I - VẬT LÝ 6
(2013-2014)
I. Những kiến thức cần nhớ:
Bài 1 + 2: Đo Độ Dài.
- Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m). Dụng cụ đo độ dài: thước.
- Giới hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
- Cách đo độ dài: họcC6/sgk/tr.9
Bài 3 + 4: Đo thể tích chất lỏng và thể tích vật rắn không thấm nước.
- Đơn vị đo thể tích hợp pháp của nước Việt Nam là mét khối(m3) và lít (l).
- Dụng cụ đo:bình chia độ; ca đong, chai, lọ... có ghi sẵn dung tích.
- Cách đo thể tích chất lỏng: học C9/sgk/tr.13+14
- Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước:
+ Dùng bình chia độ: Thả chìm vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.
+ Dùng bình tràn (nếu vật rắn lớn hơn miệng bình chia độ): thả vật vào chất lỏng trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.
Bài 5: Khối lượng – Đo khối lượng
- Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nước Việt Nam là kílôgam (kg).
- Dụng cụ đo: cân ytế, cân đồng hồ, cân tạ, cân đòn. Trong phòng thí nghiệm dùng cân Rôbécvan.
- Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng của vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó.
- Cách dùng cân Rôbécvan: học C9/sgk/tr.19
Bài 6: Lực – Hai lực cân bằng.
- Lực: tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
- Hai lực cân bằng: Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
Bài 7: Kết quả tác dụng của lực.
- Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm vật B bị biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật B. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.
Bài 8: Trọng lực – Đơn vị lực
- Trái đất tác dụng lực hút lên mọi vật. Lực này gọi là trọng lực.
- Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất (chiều từ trên xuống dưới)
- Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật còn gọi là trọng lượng của vật.
- Để đo cường độ của lực, dùng đơn vị Niutơn (N). Trọng lượng của quả cân 100g là 1N.
Bài 9: Lực đàn hồi.
- Lò xo là một vật đàn hồi. Sau khi nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra, thì chiều dài của nó trở lại bằng chiều dài tự nhiên.
- Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài biến dạng và chiều dài tự nhiên: l – l0
- Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc (hoặc gắn) với hai đầu của nó.
- Độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn.
Bài 10: Lực kế – Phép đo lực – Trọng lượng và khối lượng.
- Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
- Phép đo lực: học C3/sgk/tr.34
- Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật: P=10.m ->
P: là trọng lượng (N) m: là khối lượng (kg)
Bài 11: Khối lượng riêng – Trọng lượng riêng.
- Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó:
Đơn vị khối lượng riêng là:kg/m3 -> m = D.V ;
- Trọng lượng riêng của một chất là trọng lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó:
Đơn vị trọng lượng riêng là: N/m3 -> P = d.V ;
- Công thức liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng: d = 10.D ->
Bài 13: Máy cơ đơn giản
- Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật.
- Máy cơ đơn giản giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn. Các
Họ tên học sinh:………………………………………………
ÔN TẬP HỌC KÌ I - VẬT LÝ 6
(2013-2014)
I. Những kiến thức cần nhớ:
Bài 1 + 2: Đo Độ Dài.
- Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m). Dụng cụ đo độ dài: thước.
- Giới hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
- Cách đo độ dài: họcC6/sgk/tr.9
Bài 3 + 4: Đo thể tích chất lỏng và thể tích vật rắn không thấm nước.
- Đơn vị đo thể tích hợp pháp của nước Việt Nam là mét khối(m3) và lít (l).
- Dụng cụ đo:bình chia độ; ca đong, chai, lọ... có ghi sẵn dung tích.
- Cách đo thể tích chất lỏng: học C9/sgk/tr.13+14
- Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước:
+ Dùng bình chia độ: Thả chìm vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.
+ Dùng bình tràn (nếu vật rắn lớn hơn miệng bình chia độ): thả vật vào chất lỏng trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.
Bài 5: Khối lượng – Đo khối lượng
- Đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nước Việt Nam là kílôgam (kg).
- Dụng cụ đo: cân ytế, cân đồng hồ, cân tạ, cân đòn. Trong phòng thí nghiệm dùng cân Rôbécvan.
- Mọi vật đều có khối lượng. Khối lượng của vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó.
- Cách dùng cân Rôbécvan: học C9/sgk/tr.19
Bài 6: Lực – Hai lực cân bằng.
- Lực: tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
- Hai lực cân bằng: Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
Bài 7: Kết quả tác dụng của lực.
- Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm vật B bị biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật B. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.
Bài 8: Trọng lực – Đơn vị lực
- Trái đất tác dụng lực hút lên mọi vật. Lực này gọi là trọng lực.
- Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất (chiều từ trên xuống dưới)
- Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật còn gọi là trọng lượng của vật.
- Để đo cường độ của lực, dùng đơn vị Niutơn (N). Trọng lượng của quả cân 100g là 1N.
Bài 9: Lực đàn hồi.
- Lò xo là một vật đàn hồi. Sau khi nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra, thì chiều dài của nó trở lại bằng chiều dài tự nhiên.
- Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài biến dạng và chiều dài tự nhiên: l – l0
- Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc (hoặc gắn) với hai đầu của nó.
- Độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn.
Bài 10: Lực kế – Phép đo lực – Trọng lượng và khối lượng.
- Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
- Phép đo lực: học C3/sgk/tr.34
- Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật: P=10.m ->
P: là trọng lượng (N) m: là khối lượng (kg)
Bài 11: Khối lượng riêng – Trọng lượng riêng.
- Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó:
Đơn vị khối lượng riêng là:kg/m3 -> m = D.V ;
- Trọng lượng riêng của một chất là trọng lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó:
Đơn vị trọng lượng riêng là: N/m3 -> P = d.V ;
- Công thức liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng: d = 10.D ->
Bài 13: Máy cơ đơn giản
- Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật.
- Máy cơ đơn giản giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn. Các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thế Đông
Dung lượng: 66,00KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)