Bài 17. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Chia sẻ bởi Nguyễn Trần Tỷ | Ngày 24/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

Bài 11: KHU VỰC CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
IV. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN
Ngày 28-7-1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á). Trong 14 năm qua, Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao vị thế của ASEAN trên thương trường quốc tế.

Việt Nam chủ trì cuộc họp ASEAN
Mỹ tại Hà Nội ngày 26-7-2001.
Từ khi gia nhập vào ASEAN, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, từ hợp tác về kinh tế tới hợp tác về giáo dục, khoa học – công nghệ, trật tự - an toàn xã hội,…
10 nước trong khối ASEAN
Tạo điều kiện cho Việt Nam nâng cao vị thế chính trị, ngoại giao và kinh tế trên trường quốc tế, tránh được tình trạng phân biệt đối xử, tạo cơ sở ổn định và thuận lợi cho các hoạt động kinh tế đối ngoại.
Góp phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu.
Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và viện trợ phát triển (ODA).
Giúp tiếp thu khoa học kỹ thật và công nghệ quản lý tiên tiến, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh và công nhân kỹ thuật lành nghề.
Kinh tế của VN khi hội nhập nền kinh tế quốc tế VN có những cơ hội để phát triển:
"Nền kinh tế hội nhập, dòng tiền lớn đổ vào VN.
Mức tăng trưởng 0,3% vẫn được coi là lạc quan so với nhiều nước xung quanh.
Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang Indonexia, Philippin, Malaixia, tham gia nhiều dự án phát triển kinh tế khu vực. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu vào nước ta từ khu vực Asean là xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, một số mặt hàng điện tử, hàng tiêu dùng, xe hơi,…









Vào năm 2005, sự buôn bán giữa Việt Nam với Asean chiếm tỉ lệ 30% giao dịch thương mại quốc tế của nước ta.

Tham gia vào Asean, nước ta có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng cũng có nhiều thách thức cần phải vượt qua như sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, công nghệ, sự khác biệt về thể chế chính trị,….

Và sau đây là một số thách thức mà nước ta phải vượt qua:

a/ Thách thức đối với Chính phủ
- Phải sửa đổi và xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với các quy định của WTO:
-Sửa đổi và xây dựng mới khối lượng lớn văn bản luật và pháp lệnh
-Khuôn khổ pháp luật về kinh tế thương mại cần được hoàn thiện để hoạt động hiệu quả hơn và phù hợp hơn với các quy định và chuẩn mực quốc tế.
-Nội luật hóa những vấn đề mới phát sinh trong thương mại quốc tế
-Bỏ các phương thức quản lý không phù hợp với WTO như những lệnh cấm, hạn chế định lượng, trợ cấp không đúng qui định.
-Xây dựng các chính sách mới phù hợp với quy định của WTO như AMS, hỗ trợ xuất khẩu trong xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng hàng hóa, hỗ trợ cước vận tải.v.v…
- Nguồn thu ngân sách bị suy giảm: Việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ làm giảm đáng kể nguồn thu ngân sách trong giai đoạn đầu.
- Vấn đề cán cân thanh toán: Thâm hụt cán cân thanh toán sau khi gia nhập WTO là vấn đề lo ngại của các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.
- Giải quyết vấn đề phát sinh như đào tạo lại để giải quyết việc làm cho những người lao động mất việc…
- Việc cải cách doanh nghiệp đòi hỏi đầu tư rất nhiều về vốn, kỹ thuật và cả yếu tố con người;
- Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng và bao trùm nhiều thách thức lớn trong tiến trình hội nhập. Các cán bộ Việt Nam thường hạn chế về kinh nghiệm, kiến thức kinh tế thị trường, ngoại ngữ và đặc biệt là kỹ năng đàm phán;
- Vấn đề an sinh xã hội: Giải quyết việc làm cho người lao động dư thừa do cải tổ ngành sản xuất trong nước để phát triển, đặc biệt đảm bảo đời sống của người nông dân;
b/ Thách thức đối vối doanh nghiệp và xã hội:
- Mở cửa thị trường dẫn tới cạnh tranh gay gắt trong khi doanh nghiệp Việt Nam phần lớn vốn ít, công nghệ không cao, năng suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh không cao.
- Doanh nghiệp không được Nhà nước bao cấp vì phải bỏ những loại trợ cấp, hỗ trợ trái quy định của WTO;
- Các doanh nghiệp chưa sẵn sàng tận dụng những cơ hội tiếp cận thị trường mới do hạn chế khả năng và kiến thức hiểu biết thị trường bạn. Các nước lại có xu hướng áp đặt nhiều biện pháp bảo hộ thông qua các biện pháp kỹ thuật, chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ, tiêu chuẩn môi trường…;
- Cạnh tranh trên thị trường nội địa sẽ tăng khi các hàng rào thương mại được cắt giảm;
- Những doanh nghiệp năng lực cạnh tranh kém có nguy cơ phá sản, hoặc giảm lợi nhuận vì tác động của giảm thuế mở cửa thị trường;
- Doanh nghiệp Việt Nam sẽ thường vấp phải nhiều tranh chấp trong thương mại quốc tế và luôn ở thế yếu hơn.

-Khoảng cách giàu nghèo và mất công bằng trong xã hội gia tăng trong quá trình phát triển kinh tế nếu như không có sự can thiệp hợp lý của Chính phủ.
-Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ.

-Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền.

-Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều "đối thủ" hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn.
Lãnh đạo các nước ASEAN
HẾT
Thực hiện: Tổ 4
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trần Tỷ
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)