Bài 17. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Chia sẻ bởi Mai Thi Nhat Linh | Ngày 24/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

ĐỊA LÍ 8:
Bài 17:
HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
1. HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á











- Thành lập ngày 8/8/1967
- Mục tiêu của hiệp hội thay đổi theo thời gian:
? Thảo luận nhóm trong vòng 5’ và trả lời các câu hỏi sau:
Hiệp hội các nước Asean được thành lập khi nào?
Quan sát hình 17.1 cho biết 5 nước đầu tiên gia nhập Hiệp hội?
Nước nào tham gia sau Việt Nam ?
Nước nào chưa tham gia ?
Cho biết mục tiêu của Hiệp hội thay đổi theo thời gian như thế nào ?
Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
1. HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

- Đến năm 1999, Hiệp hội có 10 nước thành viên hợp tác để cùng phát triển, xây dựng 1 cộng đồng hòa hiệp, ổn định trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của nhau.
Cho biết nguyên tắc của ASEAN ?
Gợi ý:
- Tự nguyện
- Tôn trọng chủ quyền
- Hợp tác toàn diện…
Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
2. HỢP TÁC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI
- Các nước Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi về thiên nhiên, kin tế, xã hội, văn hóa để hợp tác phát triển kinh tế.
- Biểu hiện:
+ Nước phát triển giúp đỡ các thành viên chậm phát triển…
+ Tăng cường trao đổi hàng hóa…
+ Xây dựng giao thông…
+ Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công.
Cho biết các nước Đông Nam Á có những điều kiện thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế ?

Cho biết biểu hiện của sự hợp tác ?

Dựa vào sơ đồ hình 17.1, cho biết 3 nước trong tam giác tăng trưởng kinh tế Xi-giô-ri đã đạt được kết quả của sự hợp tác kinh tế như thế nào ?
Hình 17.2. Sơ đồ tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI
Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
* Kết luận:
Sự hợp tác đã đem lại nhiều kết quả trong kinh tế, văn hóa mỗi nước.
Sự nỗ lực phát triển kinh tế của từng quốc gia và kết quả của sự hợp tác các nước trong khu vực đã tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế.
Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
3. VIỆT NAM TRONG ASEAN

- Việt Nam tích cực tham gia mọi hợp tác kinh tế-xã hội. Có nhiều cơ hội phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội song còn nhiều khó khăn cần cố gắng xóa bỏ.

- Việt Nam tích cực tham gia mọi lĩnh vực hợp tác kinh tế, văn hóa tuy nhiên vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề khó khăn.
Đọc đoạn chữ nghiêng mục 3 SGK cho biết lợi ích của Việt Nam trong quan hệ với ASEAN ?
Tốc độ mậu dịch tăng rõ từ 1990- nay là 26,8 %
Vấn đề xuất khẩu gạo…
Nhập khẩu phân bón, xăng dầu, hàng điện tử…
Dự án hành lang Đông Tây khai thác tiềm năng miền Trung ở nước ta
Quan hệ trong thể thao văn hóa (Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 năm 2003 tại Việt Nam).
Việt Nam gia nhập ASEAN còn gặp phải những khó khăn gì ?
Sự chênh lệch về trình độ kinh tế
Khác biệt về thể chế chính trị
Bất đồng về ngôn ngữ…
Bài tập tóm tắt kiến thức: Lập bảng thời gian gia nhập hiệp hội của các nước ASEAN theo thứ tự các năm:
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như thế nào ?
Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập năm 1967, đó là thời điểm 3 nước Đông Dương đang tiến hành cuộc chiến đấu giải phóng đất nước và có hướng phát triển theo con đường CNXH. Do đó 1 số nước trong khu vực thành lập Hiệp hội nhằm hạn chế ảnh hưởng của xu thế XDXHCN trong khu vực. Vì vậy lúc đầu Hiệp hội có mục tiêu liên kết về quân sự nhiều hơn.
Cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện ngày càng trở thành xu thế chính. Đến năm 1998 mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì 1 ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều” đã được khẳng định tại Hội nghị cấp cao tháng 12 năm 1998 tại Hà Nội.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như thế nào ?
2. Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN.
3. Vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét GDP/ người của các nước ASEAN theo số liệu dưới đây:
Bảng 17.1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số nước Đông Nam Á năm 2001 (đơn vị: USD).
Nguồn: Niên giám thống kê 2002, NXB Thống kê, Hà Nội, 2003.
2. Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN.
Thuận lợi:
- Về quan hệ mậu dịch:
+ Tốc độ tăng trưởng cao, từ năm 1990 tới nay đạt trung bình 26,8 %/năm
+ Buôn bán với ASEAN chiếm tỉ trọng lớn, chiếm 32,4 % (chiếm tới 1/3)
+ Hàng hóa xuất nhập khẩu đa dạng: Hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta sang các nước ASEAN chủ yếu là lúa gạo với các bạn hàng Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin. Hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN chủ yếu là thuốc trừ sâu, xăng dầu, hàng điện tử…
- Về hợp tác phát triển kinh tế: Dự án xây dựng hành lang Đông – Tây trên lưu vực sông Mê Công giúp khai thác tối ưu nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động tại các nước tiểu vùng sông Mê Công giúp các khu vực này phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Khó khăn:
- Do chênh lệch trình độ phát triển kinh tế nên năng suất lao động của nước ta còn thấp, chất lượng hàng hóa sản xuất chưa cao, giá bán hàng cao khó cạnh tranh với hàng hóa các nước sản xuất
- Sự khác biệt trong thể chế chính trị dẫn đến các mối quan hệ KT-VH-XH khác nhau nhiều khi gây khó khăn trong quá trình hợp tác phát triển
- Sự bất đồng về ngôn ngữ cũng gây những khó khăn lớn khi Việt Nam mở rộng giáo lưu với các nước…
=> Tóm lại: Sự hợp tác đã đem lại nhiều kết quả trong KT-VH-XH của mỗi nước. Tham gia vào ASEAN, Việt Nam vừa có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế- xã hội nhưng cũng có nhiều thách thức cần vượt qua.
3. Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số nước Đông Nam Á năm 2001
Hình ảnh về Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Thi Nhat Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)