Bài 17. Định dạng đoạn văn bản

Chia sẻ bởi phan hoàng thái | Ngày 13/10/2018 | 118

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Định dạng đoạn văn bản thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:


Tiết 50:


Bài 17: ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức:
- Biết được khái niệm về định dạng đoạn văn bản
- Biết được các định dạng đoạn văn bản
- Biế được các bước thực hiện định dạng đoạn văn bản
Kỹ năng:
- Nhận biết được cái định dạng đoạn văn được sử dụng trong văn bản
- Thực hiện được việc định dạng văn bản
Thái độ:
- Nghiêm túc, chú ý, tích cực xây dựng bài, chú ý an toàn, có ý thức giữ gìn phòng máy
II. CHUẨN BỊ
- GV: Phòng máy, giáo án
- HS: Học bài cũ, thực hành lại các thao tác đã được học
Xem trước nội dung bài mới
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Tổ chức ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Định dạng văn bản làgì?
- Định dạng kí tự là gì? Nêu một số định dạng kí tự mà em biết?
- Nêu chức năng của một số nút lệnh trên thanh công cụ định dạng?
- Thực hiện định dạng kí tự theo yêu cầu (yêu cầu HS lên thực hiện định dạng kí tự)
3. Bài mới

Hoạt động dạy và học
Nội dung

HĐ 1: Định dạng đoạn văn

GV: Đưa ra 2 bài thơ





GV: Hai cách trình bày có phù hợp với mỗi thể loại thơ không?
GV: Hai cách trình bày khác nhau ở những điểm gì?
HS: Quan sát, cùng bàn luận tìm ra điểm khác trong cách trình bày 2 bài thơ.
GV: Cùng HS phát hiện qua cách trình bày về lề phải và trái của bài thơ, khoảng cách đoạn của bài thơ
GV: Căn lề, đặt khoảng cách giữa các đoạn văn, khoảng cách giữa các dòng trong một đoạn văn. ĐÓ CHÍNH LÀ ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN


GV: Mục đích là để làm gì
HS: Trả lời (để văn bản được trình bày đẹp hơn)













1. Định dạng đoạn văn
- Định dạng đoạn văn là bố trí đoạn văn bản trên trang in. Định dạng đoạn văn bao gồm căn lề và đặt khoảng cách giữa các đoạn văn, khoảng cách giữa các dòng trong một đoạn văn,…

GV: Đưa ra ví dụ hình 4.26, yêu cầu HS kết hợp quan sát sgk




GV: Trong hình có bao nhiêu đoạn văn?
HS: Quan sát, phát hiện
GV: Đây là các định dạng căn lề trong định dạng đoạn văn.
GV: Cùng tìm hiểu thế nào là căn giữa, căn lề trái, phải, căn thẳng hai lề. Thụt lề dòng đầu tiên, cả đoạn văn thụt lề
- Yêu cầu HS quan sát đoạn văn 1
( nêu đặc điểm về trình bày của đoạn văn 1
( Đoạn văn được căn lề giữa sẽ có đặc điểm như thế nào? ( HS phát hiện ra tính năng căn lề giữa của định dạng đoạn văn.
- Tương tự…



GV: Đưa ra hình ảnh 4.27. Yêu cầu HS quan sát kết hợp với sgk




GV: Trên bài văn trên có bao nhiêu đoạn văn?
HS: Quan sát, phát hiện
GV: Đây là các định dạng về khoảng cách giữa các đoạn văn và giữa các dòng trong cùng 1 đoạn văn.
GV: Em hãy quan sát và phát hiện:
- Em hiểu thế nào là khoảng cách đến đoạn văn trên? Khoảng cách đến đoạn văn dưới? Khoảng cách đến giữa các dòng trong đoạn văn?
HS: Quan sát, tìm hiểu và trả lời


GV: Như vậy, định dạng đoạn văn có những định dạng nào?
HS: Trả lời
* Định dạng đoạn văn gồm: Định dạng lề đoạn văn và khoảng cách giữa các đoạn và dòng trong đoạn văn.

GV: Ôn lại lý thuyết bài trước.
- Định dạng văn bản là gì?
- Định dạng kí tự là gì?
- Có những định dạng kí tự nào?
HS: Trả lời
GV: Ôn lại thao tác thực hành bài trước:
- Yêu cầu HS lên thực hiện định dạng qua bài tập nhỏ:
+ Phông chữ
+ Cỡ chữ
+ Kiểu chữ
+ Màu chữ
HS: Lên làm bài
GV: Đánh giá, nhận xét
GV: Trước khi thực hiện định dạng kí tự các em phải làm việc gì?
HS: Trả lời (chọn phần văn bản)
GV: Cùng HS thực hiện bài tập nhỏ minh họa và nhấn mạnh lại cho HS nhớ sâu
GV: Vậy theo em, trước khi thực hiện định dạng đoạn văn, em phải thực hiện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: phan hoàng thái
Dung lượng: 986,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)