Bài 17. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

Chia sẻ bởi Lưu Thy Thy | Ngày 07/05/2019 | 66

Chia sẻ tài liệu: Bài 17. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) thuộc Lịch sử 6

Nội dung tài liệu:

LỊCH SỬ
Thực hiện: Nhóm 2
Đặng Thị Thùy Chinh
Nguyễn Thị Hồng Gấm
Nguyễn Thu Hương
Mạc Thu Quyên
Mạc Thị Phi Yến
Tô Ngọc Mai
Trần Thị Vân Kiều
Nguyễn Văn Phong
KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
1. Hoàn cảnh lịch sử, nguyên nhân
Hoàn cảnh lịch sử
- An Dương Vương bị nhà Triệu tiêu diệt và tiến hành thiết lập quyền cai trị trên lãnh thổ Âu Lạc cũ.
- Nhà Tây Hán tiêu diệt nhà Triệu vào năm 111 TCN, chế độ thống trị vẫn dừng lại ở cấp quận giống như nhà Triệu nhưng chia làm 9 quận.
Giao Chỉ
Cửu Chân
Nhật Nam
Uất Lâm
Thương Ngô
Nam Hải
Hợp Phố
Chu Nhai
Đam Nhĩ
Chế độ các Lạc hầu, Lạc tướng của người Việt với quyền thế tập hợp trên lãnh thổ Âu Lạc cũ được các chính quyền phương Bắc chấp nhận cho duy trì, nhưng ngày càng suy yếu.
Người Hán
Người Việt
Nguyên nhân
Nguyên nhân gián tiếp
- Nhà Hán ra sức thực hiện chính sách đồng hóa, thay đổi tập tục từ hôn nhân đến y phục, lễ nghĩa của người Việt bắt theo người Hán, dẫn đến xúc phạm nặng nề tới phong tục cũ nhiều đời của người Việt.
- Năm 34, Tô Định sang làm thái thú quận Giao Chỉ, hắn tàn bạo và tham lam, tăng cường phục dịch và thuế khóa với người Việt để cống nạp cho triều đình nhà Hán nhiều hơn, thúc ép các Lạc tướng dữ hơn.
SẢN VẬT CỐNG NẠP
Ngọc trai
Sừng tê giác
Đồi mồi
Ngà voi
Nguyên nhân
Nguyên nhân gián tiếp
Sự đụng chạm lớn về văn hóa, tín ngưỡng và kinh tế khiến mâu thuẫn giữa người Việt – không chỉ nhân dân mà cả các Lạc tướng – với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt. Vì vậy các Lạc tướng đã đoàn kết nhau lại để chống đối mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Nguyên nhân trực tiếp
- Trong số các Lạc tướng có ý chống lại sự thống trị của nhà Hán, nổi lên nhà Trưng Trắc Trưng Nhị ở Mê Linh, Phong châu và nhà Thi Sách ở Chu Diên. Trưng Trắc kết hôn với Thi Sách, hai nhà đồng lòng hợp lực chống lại sự cai trị của nhà Hán.
- Trước khí thế chống đối của các thủ lĩnh người Việt, Tô Định đã giết Thi Sách để hy vọng dập tắt sớm ý định chống đối. Thù chồng bị giết càng khiến Trưng Trắc hành động gấp rút trong việc khởi binh chống nhà Hán.
2. Lực lượng tham gia, phạm vi
“Một xin rửa sạch thù nhà
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”
(Thiên Nam ngữ lục)
- Hưởng ứng lời kêu gọi, những người yêu nước từ khắp nơi rầm rập kéo về tụ nghĩa ở cửa sông Hát. Nơi đây tuy ở vị trí trung tâm nhưng lại có đủ điều kiện để xây dựng một căn cứ khởi nghĩa.
- Khởi nghĩa Hát Môn nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các Lạc tướng, lạc dân không chỉ ở Mê Linh mà còn ở một số các tỉnh thành khác. Phong trào đã nhanh chóng trở thành cuộc nổi dậy của toàn dân.
3. Diễn biến
Lãng Bạc
Cấm Khê
4, Ý nghĩa
Cuộc khời nghĩa tuy thất bại nhưng đã để lại nhiều ý nghĩa to lớn:
- Đem lại nền độc lập tạm thời cho nhân dân sau hơn 300 dưới ách thống trị của nhà Hán
- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. Khẳng định ý thức độc lập của dân tộc.
- Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.
KHỞI NGHĨA LÝ BÍ
1, Hoàn cảnh lịch sử, nguyên nhân
- Vào nửa đầu thế kỷ thứ sáu, đất nước ta bị phong kiến nhà Lương thống trị. Nhà Lương đã chia lại các khu vực hành chính, chia nước ta thành 6 châu lập thêm châu, đặt thêm quận, tuyển thêm quan lại để thu vét thuế.
Hoàn cảnh
- Trồng cây dâu cao một thước cũng phải nộp thuế, thậm chí bán vợ đợ con cũng phải đóng thuế. Nhà Lương còn thi hành chính sách phân biệt đối xử rất gay gắt.
Nguyên nhân
- Lý Bí là một hào trưởng địa phương, quê ở huyện Thái Bình (có lẽ thuộc vùng hai bên bờ sông Hồng, phía trên thị xã Sơn Tây). Có tài, võ giỏi mưu cao, ông còn là người rất mực yêu nước, thương dân.
- Một thời gian, Lý Bí có giữ một chức quan nhỏ, coi việc quân ở Châu Đức (Hà Tĩnh). Nhận thấy tình cảnh cơ cực của dân, ông đem lòng chán ghét chính quyền đô hộ. Cuối cùng, ông từ chức về quê nhà, mưu tính việc lớn. Nhân lòng oán hận quân Lương của mọi người, Lý Bí đã chiêu mộ được nhiều quân, trữ được nhiều lương thực. Ông còn liên kết với hào kiệt các nơi chuẩn bị cùng nổi dậy.
2, Lực lượng tham gia
Tinh Thiều
Triệu Túc
Phạm Tu
3, Diễn biến
- Tháng Giêng năm 542, cuộc khởi nghĩa toàn dân do Lý Bí lãnh đạo đã bùng nổ.
- Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Thứ sử Tiêu Tư run sợ, vội vã bỏ thành Long Biên (Yên Phong - Bắc Ninh) rút chạy về Trung Quốc. Lý Bí đem quân vào Long Biên, ổn định tình hình mọi mặt.
Tháng 4 năm 542, quân Lương tổ chưc cuộc tấn công Giao Châu từ cả hai phía Bắc và Nam nhưng đã bị Lý Bí đánh bại và nắm quyền làm chủ đất nước cho đến tận Đèo Ngang (Quảng Bình).
- Đầu năm sau (543), vua Lương lại lệnh cho quân sang xâm lược lần nữa. Lý Bí chủ động ra quân đón đánh địch ở bán đảo Hợp Phố. Quân Lương mười phần chết đến bảy, tám. Tướng địch bị giết gần hết, kẻ sống sót cũng bị vua Lương bắt phải tự tử.
- Năm 544, Lý Bí tuyên bố dựng nước, lấy quốc hiệu là Vạn Xuân, lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Nam Đế.
4, Ý nghĩa
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm, cách đánh giặc chủ động ,sáng tạo.
- Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và nhanh chóng giành thắng lợi
- Tinh thần chiến đấu anh dũng của nghĩa quân
- Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh
- Sự đoàn kết,ủng hộ
nhiệt tình của nhân dân
- Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa
- Thể hiện tinh thần yêu nước và lòng quyết tâm dành độc lập của nhân dân ta
- Đưa đất nước ta thoát khỏi ách thống trị cuả nhà Lương
Xin cảm ơn đã lắng nghe!
Nhóm 2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Thy Thy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)