Bài 16. Ròng rọc

Chia sẻ bởi Phạm Duy Hiển | Ngày 26/04/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Ròng rọc thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Lạc Long Quân - Thành phố Buôn Ma Thuột , Đăk Lăk
Trang bìa
Trang bìa:
GIÁO ÁN VẬT LÝ LỚP 6 Tiết 20 RÒNG RỌC Người thực hiện : Phạm Duy Hiển Đơn vị : Trường THCS Lạc Long Quân Kiểm tra bài cũ
Học sinh 1:
Để kéo một vật có trọng lượng 2000 N lên cao 1,2 m với lực kéo là 500 N thì phải dùng mặt phẳng nghiêng có độ dài l bằng bao nhiêu ?
latex(l >= 4,8 m)
l < 4,8 m
l = 4 m
l = 2,4 m
Học sinh 2:
Để bẩy một vật nặng 200 N ( như hình vẽ) , ta dùng lực kéo là 50 N . Biết OO1 = 50 cm . Vậy độ dài OO2 là bao nhiêu ?
100 cm
150 cm
200 cm
50 cm
Đặt vấn đề vào bài:
Dùng ròng rọc để đưa ống bê tông lên có dễ dàng hay không ? Tìm hiểu về ròng rọc
Cấu tạo:
Ròng rọc là một bánh xe có xẻ rãnh quay quanh một trục . Các loại ròng rọc :
Ròng rọc cố định được mắc cố định vào một vị trí Ròng rọc động có bánh xe trượt trên một dây Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng như thế nào ?
Thí nghiệm :
Lực kéo lên trong các trường hợp Không dùng ròng rọc Dùng ròng rọc động Dùng ròng rọc cố định Chiều của lực kéo Cường độ của lực kéo Từ dưới lên F = 2 N Từ trên xuống F = 2 N Từ dưới lên F = 1 N Nhận xét:
C3: Hãy so sánh : a) Chiều , cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc cố định . b) Chiều , cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc động . Trả lời a) Chiều từ trên xuống , F = P (F là lực kéo , P là trọng lượng của vật) b) Chiều từ dưới lên , latex( F = P/2) (F là lực kéo , P là trọng lượng của vật) Rút ra kết luận:
Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau :
a) Ròng rọc ||cố định|| có tác dụng đổi hướng của lực kéo so với kéo trực tiếp b) Dùng ròng rọc ||động|| thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật Ghi nhớ a) Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp b) Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật nhỏ hơn trọng lượng của vật Vận dụng
Bài 1:
Tại sao dùng hệ thống ròng rọc như hình bên có lợi hơn ? Trả lời - Vừa đổi hướng của lực kéo - Lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật Bài tập 2:
Trong các câu sau đây , câu nào không đúng ?
Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng của lực
Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi hướng độ lớn của lực
Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực
Ròng rọc động có tác dụng làm thay đổi hướng của lực
Bài tập 3:
Muốn đứng dưới để kéo vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng
một ròng rọc cố định
một ròng rọc động
hai ròng rọc động
một ròng rọc cố đinh và một ròng rọc động
Bài tập 4:
Trong công việc nào sau đây chỉ cần dùng ròng rọc động ?
Đứng từ dưới kéo vật nặng lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật
Đứng từ dưới kéo vật nặng lên cao với lực kéo bằng trọng lượng của vật
Đứng từ trên cao kéo vật nặng từ dưới lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật
Đứng từ trên cao kéo vật nặng từ dưới lên với lực kéo bằng trọng lượng của vật
Bài tập 5:
Hình bên là một Pa lăng . Em hãy cho biết ròng rọc nào là ròng rọc cố định , róng rọc nào là ròng rọc động ?
Ròng rọc 2,3 là ròng rọc động , ròng rọc 1,4 là cố định
Ròng rọc 2,3 là ròng rọc cố định , ròng rọc 1,4 là ròng rọc động
Ròng rọc 1,3 là ròng rọc động , ròng rọc 2,4 là cố định
Ròng rọc 2,4 là ròng rọc động , ròng rọc 1,3 là cố định
Bài tập 6:
Để đưa một vật nặng 500 N bằng một pa lăng ( như hình vẽ) lên cao thì phải dùng lực kéo có cường độ nhỏ nhất là
500 N
250 N
50 N
125 N
Em có thể chưa biết
Hình ảnh về pa lăng:
Hướng dẫn về nhà:
- Học ghi nhớ về tác dụng của các ròng rọc - Làm bài tập C5,C6 trong SGK - Làm bài tập 16.7 , 16.8 , 16.13,16.14 trong SBT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Duy Hiển
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)