Bài 16. Ôn tập phần Tiếng Việt

Chia sẻ bởi nguyễn mai phương | Ngày 09/05/2019 | 147

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Ôn tập phần Tiếng Việt thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:







NGỮ VĂN 7



A: TỪ GHÉP
1. Các từ ghép:
bà ngoại  bà + ngoại

- thơm phức  thơm + phức

- cà chua  cà + chua
=> Tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.=> từ ghép chính phụ

2.Các từ ghép:
quần áo

- trầm bổng
= quần + áo

= trầm + bổng
- Các từ trên không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các tiếng đều có nghĩa, bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp
từ ghép đẳng lập
3.Nghĩa của từ ghép:
a. Xét ví dụ
bà: người phụ nữ lớn tuổi nói chung
Bà ngoại: người phụ nữ sinh ra mẹ.
Nghĩa của từ “ bà ngoại” hẹp hơn nghĩa của từ “ bà”.
 Có tính chất phân nghĩa
- Quần: trang phục từ thắt lưng trở xuống, có 2 ống.
Áo : trang phục từ cổ trở xuống, che phần lưng, ngực, bụng.
Quần áo: trang phục nói chung
b. Kết luận:

Nghĩa của từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa.
Nghĩa của từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa
B:TỪ ĐỒNG ÂM
1.THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG ÂM?
*Ghi nhớ :Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
LƯU Ý:
Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
Giống: âm thanh.
Khác nhau:
+ Từ đồng âm: nghĩa không liên quan đến nhau.
+ Từ nhiều nghĩa: có nét chung về nghĩa.

2.SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG ÂM?

* Thêm từ để câu trở thành đơn nghĩa.
Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến
ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của
từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi
do hiện tượng đồng âm gây ra.
C: TỪ LÁY
1.Các loại từ láy :
Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
? từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưung cũng có một số tru?ng hợp, tiếng đứng tru?c biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hòa về âm thanh)
? từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
2.Nghĩa của từ láy
Nghĩa của từ láy du?c tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh gi?a các tiếng. Trong tru?ng hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc) thi nghĩa của từ láy có thể có nh?ng sắc thái riêng so với tiếng gốc nhu sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh.
TỪ PHỨC
TỪ GHÉP
TỪ LÁY
TỪ
GHÉP
ĐẲNG
LẬP
TỪ
GHÉP
CHÍNH
PHỤ
TỪ
LÁY
TOÀN
BỘ
TỪ
LÁY
BỘ
PHẬN
D:ĐẠI TỪ
Từ loại Tiếng Việt





Đại từ:
Khái niệm
Dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói
Dùng để hỏi
Chức vụ ngữ pháp
Chủ ngữ, vị ngữ trong câu
Phụ ngữ của DT, của ĐT, của TT…
Ghi nhớ:
Trỏ số lượng
Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc
Trỏ người,sự vật
1. Đại từ dùng để trỏ
1. Đại từ để trỏ
E: QUAN HỆ TỪ
1.Thế nào là quan hệ từ?
Quan hệ từ: dùng biểu thị các ý nghĩa quan hệ như so sánh, sỡ hữu, nhân quả… giữa các bộ phận của câu, giữa câu – câu.
2.Sử dụng quan hệ từ
Khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ .Đó là những trường hợp nếu không dùng quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa .Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ ( dùng cũng được không dùng cũng được).
QUAN HỆ TỪ
BẮT BUỘC DÙNG
KHÔNG BẮT BUỘC DÙNG
Câu văn sẽ đổi nghĩa
hoặc không rõ nghĩa
(Nếu không sử dụng QHT)
Dùng cũng được,
không dùng cũng được.
(Câu văn không đổi nghĩa)
CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ
Thừa QHT
Thiếu QHT
Các lỗi thường gặp
về quan hệ từ.
Dùng QHT không thích hợp về nghĩa.
Dùng QHT không có t/d liên kết
F: TỪ HÁN VIỆT
1.Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt. Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.
Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà dùng để tạo từ ghép. Một số yếu tố Hán Việt như hoa, quả, bút, bảng, học, tập,… có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.
Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
2.Từ ghép Hán Việt
Cũng như từ ghép thuần Việt, từ ghép Hán Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:
-Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau;
-Có trường hợp khác với trường hợp từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
3.Sử dụng từ Hán Việt
Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ Hán Việt để:
- Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính;
- Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ;
- Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.
4.Không nên lạm dụng từ Hán Việt
Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn mai phương
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)