Bài 16. Ôn tập chương I và II
Chia sẻ bởi Đào Thị Huệ |
Ngày 16/10/2018 |
81
Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Ôn tập chương I và II thuộc Lịch sử 6
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ LỚP 8
Câu 1: Vì sao Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
Đáp án: Sự phát triển của CNTB Pháp đòi hỏi phải có thuộc địa để khai thác và bóc lột. Việt Nam là một trong những thị trường đáp ứng yêu cầu này nên từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã tiến hành xâm lược Việt Nam.
Câu 2: Vì sao nước ta rơi vào tay thực dân Pháp?
Đáp án: Khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, đáng lẽ triều đình nhà Nguyễn phải cùng nhân dân Việt Nam đứng lên chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp song lại từng bước đầu hàng giặc để nước ta trở thành thuộc địa của Pháp vào cuối thế kỉ XIX.
Câu 3: Em có nhận xét gì về phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884? Tác dụng của phong trào này đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XIX như thế nào?
Đáp án:
- Ngay từ khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, nhân dân ta đã anh dũng chống trả quyết liệt, phong trào đấu tranh ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu. Lúc đầu chỉ ở Đà Nẵng, sau đến Gia Định và các tỉnh Nam Kì, rồi đến Hà Nội và lan ra các tỉnh Bắc Kì.
- Phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 có tác dụng vừa chống thực dân Pháp xâm lược vừa chống lại triều đình phong kiến đầu hàng. Các cuộc đấu tranh đã buộc thực dân Pháp phải liên tục đối phó, làm tiêu hao lực lượng của chúng và làm cho chúng hoang mang, lo sợ; đồng thời cổ vũ tinh thần đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta vào cuối thế kỉ XIX.
Câu 4: Phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1885 đến năm 1896 được chia làm những giai đoạn nào?
Đáp án:
Phong trào có thể chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: Từ lúc có “Chiếu Cần Vương” ban ra (tháng 7/1885) đến khi vua Hàm Nghi bị bắt (tháng 11/1888).
Hưởng ứng “Chiếu Cần Vương”, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, văn thân yêu nước đã sôi nổi đứng lên chống Pháp. Giai đoạn này có sự chỉ huy của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, nên phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là ở các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì.
- Giai đoạn thứ hai: Vua Hàm Nghi bị bắt không còn sự chỉ đạo của triều đình trong cuộc kháng chiến, nhưng phong trào vẫn diễn ra quyết liệt, quy tụ vào một số trung tâm khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn giai đoạn thứ nhất.
Câu 5: Nêu những chính sách bóc lột về kinh tế của thực dân Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất? (HS trả lời theo vở)
Câu 6: Tác hại của chính sách khai thác của thực dân Pháp đối với kinh tế VN như thế nào?
Đáp án:
Làm cho kinh tế nước ta phụ thuộc vào kinh tế Pháp; Công thương nghiệp không phát triển được; đời sống nhân dân, đặc biệt là công nhân và nông dân, cực khổ và bị bần cùng hóa
Câu 7: Thực dân Pháp đưa ra chính sách văn hóa, giáo dục có phải để “khai hóa văn minh” cho người Việt Nam không? Vì sao?
Đáp án:
Không. Vì Chính sách văn hóa, giáo dục của Thực dân Pháp nhằm đào tạo các quan chức con em người Pháp và đào tạo những người bản xứ làm tay sai đắc lực cho công cuộc cai trị và đô hộ của chúng chứ không phải đem lại lợi ích cho toàn dân.
Câu 7: Hãy so sánh hai xu hướng cứu nước: Bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh?
Đáp án:
Các điểm chính
Phan Bội Châu
Phan Châu Trinh
Chủ trương
Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam. Chủ trương bạo động, dựa vào Nhật (xin vũ khí, tiền bạc để đánh đuổi Pháp)
Ôn hòa và công khai. Mở cuộc vận động Duy tân (theo cái mới) để chống lại Pháp.
Biện pháp
Lập Hội Duy tân (1904), đưa học sinh Việt Nam sáng Nhật Bản học để sau này về cứu nước.
Cải cách để cứu nước với những hình thức đấu tranh phong phú, mở trường, diễn thuyết, đả kích quan lại xấu, cổ động cho việc mở mang công thương nghiệp.
Ảnh hưởng
Phong trào được nhiều người hưởng ứng.
Ảnh hưởng của phong trào rất mạnh dẫn đến phong trào chống đi phu, chống sưu thuế diễn ra rầm rộ ở Trung Kì (1908).
Kết quả
Pháp – Nhật câu kết với nhau phá
Câu 1: Vì sao Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
Đáp án: Sự phát triển của CNTB Pháp đòi hỏi phải có thuộc địa để khai thác và bóc lột. Việt Nam là một trong những thị trường đáp ứng yêu cầu này nên từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã tiến hành xâm lược Việt Nam.
Câu 2: Vì sao nước ta rơi vào tay thực dân Pháp?
Đáp án: Khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, đáng lẽ triều đình nhà Nguyễn phải cùng nhân dân Việt Nam đứng lên chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp song lại từng bước đầu hàng giặc để nước ta trở thành thuộc địa của Pháp vào cuối thế kỉ XIX.
Câu 3: Em có nhận xét gì về phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884? Tác dụng của phong trào này đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XIX như thế nào?
Đáp án:
- Ngay từ khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, nhân dân ta đã anh dũng chống trả quyết liệt, phong trào đấu tranh ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu. Lúc đầu chỉ ở Đà Nẵng, sau đến Gia Định và các tỉnh Nam Kì, rồi đến Hà Nội và lan ra các tỉnh Bắc Kì.
- Phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 có tác dụng vừa chống thực dân Pháp xâm lược vừa chống lại triều đình phong kiến đầu hàng. Các cuộc đấu tranh đã buộc thực dân Pháp phải liên tục đối phó, làm tiêu hao lực lượng của chúng và làm cho chúng hoang mang, lo sợ; đồng thời cổ vũ tinh thần đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta vào cuối thế kỉ XIX.
Câu 4: Phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1885 đến năm 1896 được chia làm những giai đoạn nào?
Đáp án:
Phong trào có thể chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: Từ lúc có “Chiếu Cần Vương” ban ra (tháng 7/1885) đến khi vua Hàm Nghi bị bắt (tháng 11/1888).
Hưởng ứng “Chiếu Cần Vương”, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, văn thân yêu nước đã sôi nổi đứng lên chống Pháp. Giai đoạn này có sự chỉ huy của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, nên phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là ở các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì.
- Giai đoạn thứ hai: Vua Hàm Nghi bị bắt không còn sự chỉ đạo của triều đình trong cuộc kháng chiến, nhưng phong trào vẫn diễn ra quyết liệt, quy tụ vào một số trung tâm khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn giai đoạn thứ nhất.
Câu 5: Nêu những chính sách bóc lột về kinh tế của thực dân Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất? (HS trả lời theo vở)
Câu 6: Tác hại của chính sách khai thác của thực dân Pháp đối với kinh tế VN như thế nào?
Đáp án:
Làm cho kinh tế nước ta phụ thuộc vào kinh tế Pháp; Công thương nghiệp không phát triển được; đời sống nhân dân, đặc biệt là công nhân và nông dân, cực khổ và bị bần cùng hóa
Câu 7: Thực dân Pháp đưa ra chính sách văn hóa, giáo dục có phải để “khai hóa văn minh” cho người Việt Nam không? Vì sao?
Đáp án:
Không. Vì Chính sách văn hóa, giáo dục của Thực dân Pháp nhằm đào tạo các quan chức con em người Pháp và đào tạo những người bản xứ làm tay sai đắc lực cho công cuộc cai trị và đô hộ của chúng chứ không phải đem lại lợi ích cho toàn dân.
Câu 7: Hãy so sánh hai xu hướng cứu nước: Bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh?
Đáp án:
Các điểm chính
Phan Bội Châu
Phan Châu Trinh
Chủ trương
Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam. Chủ trương bạo động, dựa vào Nhật (xin vũ khí, tiền bạc để đánh đuổi Pháp)
Ôn hòa và công khai. Mở cuộc vận động Duy tân (theo cái mới) để chống lại Pháp.
Biện pháp
Lập Hội Duy tân (1904), đưa học sinh Việt Nam sáng Nhật Bản học để sau này về cứu nước.
Cải cách để cứu nước với những hình thức đấu tranh phong phú, mở trường, diễn thuyết, đả kích quan lại xấu, cổ động cho việc mở mang công thương nghiệp.
Ảnh hưởng
Phong trào được nhiều người hưởng ứng.
Ảnh hưởng của phong trào rất mạnh dẫn đến phong trào chống đi phu, chống sưu thuế diễn ra rầm rộ ở Trung Kì (1908).
Kết quả
Pháp – Nhật câu kết với nhau phá
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Thị Huệ
Dung lượng: 16,68KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)