Bài 16. Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

Chia sẻ bởi Lý Phát Hải Linh | Ngày 24/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

P.E Onimusha - Thân tặng !
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1:
Câu 1: Trình bày đặc điểm dân cư xã hội khu vực Đông Nam Á? Đáp án 1:
-Đông Nam Á là khu vực đông dân, dân số tăng khá nhanh. Dân cư tập trung đông đúc tại các đồng bằng và vùng ven biển. Câu hỏi 2:
Câu 2: Nêu những nét văn hoá tương đồng trong sinh hoạt và sản xuất của các nước Đông Nam Á? Đáp án 2:
-Những nét văn hoá tương đồng: +Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc. +Trong trang phục, phong tục tập quán sản xuất, sinh hoạt. Giới thiệu bài
Giới thiệu:
Hơn 30 năm qua các nước Đông Nam Á đã có những nỗ lực to lớn để thoát khỏi nền kinh tế lạc hậu. Ngày nay Đông Nam Á đã có những thay đổi đáng kể trong nền kinh tế xã hội. Tựa bài:
BÀI 16: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á 1. Nền kinh tế phát triển nhanh. Song chưa vững chắc
Mục 1(Hoạt động 1: cả lớp):
1.Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh,song chưa vững chắc: a. Nền kinh tế phát triển nhanh
a. Nền kinh tế phát triển nhanh:
a. Kinh tế phát triển khá nhanh: Câu hỏi 1:
Câu hỏi: Thực trạng chung của nền kinh tế - xã hội các nước Đông Nam Á khi còn là nước thuộc địa? Đáp án 1:
-Nền kinh tế các nước Đông Nam Á nghèo nàn, chậm phát triển,... Bảng 16.1:
Bảng 16.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế của một số nước Đông Nam Á (%GDP tăng so với năm trước) Bảng 16.1:
GDP bình quân của các nước (1990-2000) Mức tăng GDP bình quân thế giới trong thập niên 90 là 3% Kết luận 1:
+Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Câu hỏi 2:
Câu hỏi: Đông Nam Á có những điều kiện thuận lợi gì cho sự tăng trưởng kinh tế? Đáp án 2-a:
+Nguồn lao động dồi dào giá rẻ. Bảng dân số ĐNA:
Bảng 15.1 Dân số Đông Nam Á, châu Á và thế giới năm 2002 Đáp án 2-b:
+Tài nguyên thiên nhiên phong phú. Ảnh khai thác dâù khí:
Ảnh khai thác than:
Đáp án 2-c:
+Nhiều loại nông phẩm nhiệt đới. Bảng 16.3:
Một số sản lượng cây trồng, năm 2000 Phim giới thiệu nông phẩm:
Đáp án 2-d:
+Tranh thủ được vốn đầu tư từ các nước và vùng lãnh thổ. Phim viện trợ kinh tế ADB:
Kết luận 2:
+Đông Nam Á là khu vực có điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế. b. Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc
b. Nền kinh tế phát triểr chưa vững chắc:
b.Kinh tế phát triển chưa vững chắc: Hoạt động 2: thảo luận nhóm:
Thảo luận nhóm: (Thời gian: 3 phút) Bảng 16.1:
Bảng 16.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế của một số nước Đông Nam Á (%GDP tăng so với năm trước) Nhóm 1:
Dựa vào bảng 16.1 hãy nhận xét tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước: Giai đoạn 1990-1996 -Những nước nào có mức tăng trưởng kinh tế đều(tăng)? -Những nước nào có mức tăng trưởng kinh tế không đều (giảm)? Nhóm 1 Nhóm 2:
Dựa vào bảng 16.1 hãy nhận xét tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước: Trong năm 1998 -Những nước nào có nền kinh tế phát triển kém so với năm trước? -Những nước nào có mức tăng trưởng kinh tế giảm nhưng không đáng kể? Nhóm 2 Nhóm 3:
Dựa vào bảng 16.1 hãy nhận xét tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước: Giai đoạn 1999-2000 -Những nước nào có mức tăng trưởng kinh tế trên 6%? -Những nước nào có mức tăng trưởng kinh tế dưới 6%? Nhóm 3 Nhóm 4:
Dựa vào nội dung SGK hãy cho biết -Nguyên nhân nào làm cho mức tăng trưởng kinh tế các nước Đông Nam Á giảm 1997-1998? -Việt Nam có chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế không ? Vì sao? Nhóm 4 Đáp án 1:
Nhận xét *Giai đoạn 1990-1996 -Những nước có mức tăng trưởng kinh tế đều: Malaixia, Việt Nam, Philippin. -Những nước có mức tăng trưởng kinh tế không đều: Inđônêxia, Thái Lan, Xingapo. Đáp án 2:
Nhận xét *Trong năm 1998 -Những nước có nền kinh tế kém phát triển so với năm trước: Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia, Philippin. -Những nước có mức tăng trưởng kinh tế giảm nhưng không lớn: Việt Nam, Xingapo. Đáp án 3:
Nhận xét *Giai đoạn 1999-2000 -Những nước có mức tăng trưởng kinh tế trên 6%:Malaixia,Việt Nam, Xingapo -Những nước có mức tăng trưởng kinh tế dưới 6%: Inđônêxia, Philippin, Thái Lan. Đáp án 4:
-Nguyên nhân do: Khủng hoảng tài chính năm 1997 tại Thái Lan (đồng Bạt) mất giá, nền kinh tế sa sút, tăng trưởng kinh tế âm. -Nền kinh tế Việt Nam ít chịu tác động. Do chúng ta chưa quan hệ rộng với nhiều nước bên ngoài nên chịu tác động ở mức độ hạn chế. Kết luận 1:
-Tốc độ tăng trưởng GDP không đều. Chuyển ý:
-Nền kinh tế được đánh giá là phát triển vững chắc, ổn định phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường luôn trong sạch để cung cấp điều kiện sống cho thế hệ mai sau. Vậy vấn đề môi trường của khu vực Đông Nam Á được quan tâm tốt chưa? Phim cháy rừng:
Phim ô nhiễm môi trường:
Phim môi trường:
Câu hỏi 5:
Vì sao các nước tiến hành công nghiệp hoá nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc? Kết luận 2:
-Môi trường chưa được quan tâm (phá rừng, ô nhiễm nguồn nước, không khí,...) Câu hỏi:
Thực trạng môi trường nơi địa phương chúng ta sinh sống như thế nào? 2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi
Mục 2(Hoạt động 3-cả lớp):
2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi Bảng 16.2:
Bảng 16.2 Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của một số nước Đông Nam Á (%) Câu hỏi 1:
Câu hỏi: -Dựa vào bảng 16.2, hãy nhận xét về tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của từng quốc gia tăng giảm như thế nào? Bảng 16.2:
Bảng 16.2 Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của một số nước Đông Nam Á (%) Đáp án 1:
* Cơ cấu kinh tế đang có sự thay đổi tích cực phản ánh quá trình công nghiệp hoá của các nước: -Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ -Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp Hoạt động 4: cặp:
Dựa vào hình 16.1và kiến thức đã học em hãy: -Nhận xét sự phân bố cây lương thực và cây công nghiệp ? -Nhận xét sự phân bố các ngành công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, hoá chất? Hình 16.1:
Cây lương thực:
-Cây lương thực: Chủ yếu là lúa gạo phân bố ở vùng đồng bằng ven biển. Ảnh sản xuất nông nghiệp:
Cây công nghiệp:
-Cây công nghiệp: Cà phê, cao su,... phân bố ở cao nguyên trong nội địa. Ảnh thu hoạch cao su:
Ngành công nghiệp:
-Các ngành công nghiệp + Luyện kim: Việt Nam. Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Thái Lan ,... +Chế tạo máy: Hầu hết các quốc gia phân bố ở ven biển. +Hoá chất: Ma-lai-xia, Bru-nây,... Ảnh sản xuất thép:
Kết luận 1:
-Các ngành sản xuất tập trung chủ yếu tại các vùng đồng bằng và ven biển; cây công nghiệp phát triển ở các cao nguyên trong nội địa. -Nguyên nhân: +Điều kiện tự nhiên thuận lợi +Dân cư tập trung đông đúc Củng cố
Câu 1:
Câu 1: Cơ cấu kinh tế các nước Đông Nam Á có sự thay đổi
A. Giảm tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ
B. Tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ
C. Giảm tỉ trọng nông nghiệp
D. Cả hai câu B+C đúng
Câu 2:
Câu 2: Khủng hoảng tài chính diễn ra vào giai đoạn
A. 1998-2000
B. 1997-1998
C. 1999-2000
D. 1986-1990
Dặn dò
Hướng dẫn:
-Trả lời các câu hỏi và bài tập SGK -Xem bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) -Trả lời những câu hỏi in nghiêng trong SGK
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lý Phát Hải Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)