Bài 16. Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á

Chia sẻ bởi Bùi Đình Luân | Ngày 18/03/2024 | 16

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

MÔN ĐỊA LÍ 8
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Quốc gia nằm ở vị trí vừa là bán đảo, vừa là hải đảo.
Thái Lan
Malaixia
Inđônêxia
Philippin
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 2: Ngôn ngữ được sử dụng phổ biến ở Đông Nam Á
Tiếng Anh, Hoa, Việt
Tiếng Anh, Việt, Thái
Tiếng Anh, Hoa, Mã Lai
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 4: Các nước trong khu vực Đông Nam Á có những nét tương đồng nào sau đây trong đời sống, sinh hoạt, sản xuất
Có chung ngôn ngữ, tập quán
Trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, lúa gạo là lương thực chính
Có chung tín ngưỡng, tôn giáo.
Câu 3: Dân cư ở khu vực Đông Nam Á phân bố tập trung ở :
Trên các cao nguyên và đồng bằng
Ở các vùng ven biển
Ở đồng bằng và ven biển
Câu 5: Đông Nam Á dân cư tập trung đông, có thuận lợi gì cho phát triển kinh tế?
Nguồn lao động dồi dào
Thị trường tiêu thụ hàng hóa.
BÀI 16
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Chú ý: nội dung ghi bài là nội dung có chữ viết màu đỏ và có kí hiệu 
 1. Nền kinh tế phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc?
Cho biết tình hình chung của các nước Đông Nam Á khi còn là thuộc địa?

Bài 16:
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Ngày nay Đông Nam Á có những điều kiện thuận lợi nào cho sự phát triển kinh tế?
- Đông Nam Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, là khu vực đông dân, nguồn lao động dồi dào, rẻ tiền, thị trường tiêu thụ lớn... Đó là những điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế.
1. Nền kinh tế phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc?
Bài 16:
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Nhân công dồi dào
Tài nguyên phong phú
Nông sản nhiệt đới phong phú
Tranh thủ được vốn đầu tư nước ngoài
Khu vực Đông Nam Á cung cấp cho thế giới: 70% sản lượng thiếc, 60% gỗ xẻ, 70% dầu thực vật, 90% cao su… Vậy em có nhận xét gì về các ngành sản xuất và xuất khẩu của khu vực?
 - Việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn giữ vị trí khá quan trọng
- Đông Nam Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, là khu vực Đông dân, nguồn lao động dồi dào, rẻ tiền, thị trường tiêu thụ lớn... Đó là những điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế.
 - Việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn giữ vị trí khá quan trọng
1. Nền kinh tế phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc?
Bài 16:
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Bảng 16.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế một số nước Đông Nam Á
Thảo luận nhóm
Câu hỏi 1: Giai đoạn 1990-1996
Những nước nào tăng trưởng đều?
Những nước nào tăng trưởng không đều?
Trong phát triển kinh tế nước Đông Nam Á có quan tâm nhiều đến môi trường không ? Cho ví dụ về vấn đề môi trường ở Việt Nam?
Câu hỏi 2: Giai đoạn 1998
Những nước nào tăng trưởng âm?
Những nước nào tăng trưởng giảm?
Vì sao năm 1998 nền kinh tế các nước lại phát triển chậm và tăng trưởng âm?
Câu hỏi 3: Giai đoạn 2000
Những nước nào tăng trưởng dưới 6%; nước nào tăng trưởng trên 6%?
Nhận xét so với mức tăng trưởng bình quân thế giới ( là 3%)
Bảng 16.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế một số nước Đông Nam Á
\
Nước tăng trưởng đều: Malaixia, Philippin,Việt Nam
Nước tăng tưởng không đều: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Xingapo
Môi trường đang bị ô nhiễm do phát triển kinh tế
Ô nhiễm do khai thác khoáng sản Bôxit
Ô nhiễm nước sông Thị Vải
Ô nhiễm không khí
Nước không tăng trưởng: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Malaixia, Philippin.
Nước tăng trưởng giảm: Việt Nam, Xingapo
Nguyên nhân do khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Thái Lan

Nguyên nhân: Do cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 tại Thái Lan, áp lực nợ nước ngoài quá lớn ( Thái Lan nợ 62 tỉ USD), các nhà đầu tư rút vốn khỏi khu vực, đồng bath Thái bị phá giá , và lan ra các nước trong khu vực . Việt Nam mức tăng trưởng không bị ảnh hưởng nhiều do lúc đó nền kinh tế nước ta chưa quan hệ rộng với bên ngoài
Nước tăng trưởng dưới 6%: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Philippin.
Nước tăng trưởng trên 6%: Malaixia, Việt Nam, Xingapo.
So với mức tăng trưởng bình quân thế giới: Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn
- Đông Nam Á có những điều kiên tự nhiên và xã hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.
- Việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn giữ vị trí khá quan trọng
- Khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (Điển hình là Xin-ga-po, Ma-lai-xia) nhưng chưa vững chắc, do dễ bị tác động từ bên ngoài.
 1. Nền kinh tế phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc?
- Môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế
2. Cơ cấu kinh tế đang có sự thay đổi.
Bảng 16.2 Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước
của một số nước Đông Nam Á.(%)
Dựa vào bảng số liệu cho biết tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của từng quốc gia tăng giảm như thế nào?
Bài 16:
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
2. Cơ cấu kinh tế đang có sự thay đổi.
Kết quả tăng giảm tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của từng quốc gia
Dựa vào số liệu tăng giảm, em có nhận xét gì về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia trong khu vực?
Bài 16:
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi
- Cơ cấu kinh tế đang có sự thay đổi rõ rệt: Giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trong công nghiệp và dịch vụ; phản ánh quá trình công nghiệp hóa của các nước
1. Nền kinh tế phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc?
Bài 16:
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Nhân xét sự phân bố cây lương thực, cây công nghiệp? Điều kiện ảnh hưởng đến sự phân bố?
- Cây lương thực: chủ yếu là lúa gạo phân bố ở đồng bằng và ven biển
- Cây công nghiêp: cao, su, cà phê, mía…ở các cao nguyên
- Khí hậu nóng ẩm, đủ nguồn nước
- Đất đai và khí hậu khắc khe hơn ( khí hậu nóng, khô hơn)
Nhận xét sự phân bố các ngành công nghiệp luyện kim, cơ khí, hóa chất, thực phẩm?
- Cây lương thực: lúa gạo phân bố ở đồng bằng và ven biển
- Cây công nghiêp: cao, su, cà phê, mía…ở các cao nguyên
- Khí hậu nóng ẩm, đủ nguồn nước
- Đất đai và khí hậu khắc khe hơn( khí hậu nóng, khô hơn)
- Cỏc trung tõm cụng nghi?p g?n bi?n, cú nguyờn li?u ho?c nh?p nguyờn li?u
- Ch? t?o mỏy: Vi?t Nam, Indụnờxia, ? cỏc trung tõm cụng nghi?p ven bi?n
- G?n h?i c?ng thuõn l?i nh?p nguyờn li?u, xu?t kh?u s?n ph?m.
- Húa ch?t, l?c d?u: t?p trung ? In-dụ-nờ-xi-a Malaixia, Brunõy, Vi?t Nam
- Nơi có nhiều mỏ dầu, khai thác, vận chuyển, xuất khẩu dễ dàng.
- Luyện kim: Việt Nam, Philippin, Thái Lan…
- Thực phẩm: có hầu hết ở các nước
- Gần nguồn nguyên liệu, ven biển, thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu
2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi
- Cơ cấu kinh tế đang có sự thay đổi rõ rệt: Giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trong công nghiệp và dịch vụ; phản ánh quá trình công nghiệp hóa của các nước.
- Các ngành sản xuất chủ yếu tập trung ở đồng bằng và ven biển.
1. Nền kinh tế phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc?
Bài 16:
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Nền kinh tế Đông Nam Á có các đặc điểm cơ bản:
Tốc độ tăng trưởng:

b. Cơ cấu kinh tế:

c. Phân bố sản xuất:
Nhanh nhưng không ổn định
Giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ
Chủ yếu ở ven biển
CỦNG CỐ
Cơ cấu kinh tế của phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn thuộc nhóm các nước …………………………, vì tỉ trọng trong GDP của ngành dịch vụ và công nghiệp còn thấp
Đang phát triển
Phát triển
Công nghiệp mới
Hãy ghép các câu sau cho phù hợp với đặc điểm của khu vực Đông Nam Á
Ngành công nghiệp
Trồng cây công nghiệp dài ngày
a. Phân bố ở miền núi
b. Phân bố ở đồng bằng và ven biển
c. Phân bố ở cao nguyên
Dặn dò
- Học bài
- Tìm hiểu về tổ chức ASEAN
Tổ 1: Tìm hiểu thời gian gia nhập của các nước
Tổ 2: Thời gian hình thành và lịch sử phát triển của tổ chức ASEAN
Tổ 3: Nguyên tắc, mục đích tổ chức
Tổ 4: Thành tựu và khó khăn của Việt Nam khi gia nhập ASEAN
BÀI HỌC KẾT THÚC
KÍNH CHÀO QUÍ THẦY CÔ
VÀ CÁC EM HỌC SINH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Đình Luân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)