Bài 16. ADN và bản chất của gen

Chia sẻ bởi Phan Thi Bich Le | Ngày 04/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 16. ADN và bản chất của gen thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

NGÔI TRƯỜNG DẤU YÊU!
CHÀO MỪNG
QUÍ THẦY CÔ DỰ GIỜ
LỚP 9A2
GV: Trương Thế Thảo
Th? gi?i Sinh v?t h?c th?t l� lí th�!
KIỂM TRA BÀI CŨ
 CÂU HỎI:
1. Trình bày cấu trúc không gian của phân tử ADN?
2. Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự
sắp xếp như sau:
- A – T – G – X – X – T – G – A – T - G –
Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó?
 TRẢ LỜI:
1. Cấu trúc không gian của phân tử ADN: ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, xoắn đều phải. Các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS: A liên kết với T; G liên kết với X.
2. Đoạn mạch đơn bổ sung:
- A – T – G – X – X – T – G – A – T - G – (Mạch gốc)

- T - A – X – G – G – A – X – T – A – X - (Mạch bổ sung)
BÀI 16: ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN.
I. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
- ADN nhân đôi trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian.
 ADN có ở đâu trong tế bào?
 ADN có trong nhân tế bào, tại các NST.







 Vậy ADN nhân đôi ở đâu và vào thời điểm nào?
 ADN nhân đôi trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian.
BÀI 16: ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN.
I. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
ADN nhân đôi trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian.
Quan sát đoạn phim và hình 16 SGK về quá trình tự nhân đôi của ADN rồi thảo luận nhóm (5’)








? Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên mấy mạch ADN?
? Trong quá trình tự nhân đôi, các nuclêôtit nào liên kết với nhau thành từng cặp?
? Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con diễn ra như thế nào?
? Có nhận xét gì về cấu tạo giữa 2 ADN con và ADN mẹ?
BÀI 16: ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN.
I. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
ADN nhân đôi trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian.







? Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên mấy mạch ADN?
? Trong quá trình tự nhân đôi, các nuclêôtit nào liên kết với nhau thành từng cặp?

? Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con diễn ra như thế nào?
? Có nhận xét gì về cấu tạo giữa 2 ADN con và ADN mẹ?
- Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên cả hai mạch đơn của gen.
- Trong quá trình tự nhân đôi, các loại nuclêôtit trên mạch khuôn và ở môi trường nội bào kết hợp với nhau theo NTBS: A liên kết với T và G liên kết với X.
- Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con đều dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ và ngược chiều nhau.
- Cấu tạo 2 ADN con hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ.
BÀI 16: ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN.
I. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
ADN nhân đôi trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian.
 Hãy trình bày sự tự nhân đôi của ADN?






Mạch 1
Mạch 2

Mạch 2
ADN mẹ .
ADN con.
ADN con.
Mạch 1
SƠ ĐỒ TỰ NHÂN ĐÔI CỦA PHÂN TỬ ADN
Mạch mới
Mạch mới
BÀI 16: ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN.
I. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
ADN nhân đôi trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian.
Quá trình tự nhân đôi:
+ Phân tử ADN tháo xoắn, tách dần nhau thành hai mạch đơn .
+ Các nuclêôtít trên 2 mạch đơn lần lượt liên kết với các nuclêôtít tự do trong môi trường nội bào theo NTBS để hình thành mạch mới.
+ 2 phân tử ADN con dần hình thành rồi đóng xoắn.
=> Kết quả: Qua quá trình tự nhân đôi, từ 1 ADN mẹ ban đầu tạo ra 2 ADN con giống nhau và giống với ADN mẹ.
Nguyên tắc nhân đôi:
+ Nguyên tắc bổ sung.
+ Nguyên tắc bán bảo toàn.









 Hãy cho biết: Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN diễn ra theo những nguyên tắc nào?
BÀI 16: ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN.
I. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?
ADN nhân đôi trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian.
Quá trình tự nhân đôi:
+ Phân tử ADN tháo xoắn, tách dần nhau thành hai mạch đơn .
+ Các nuclêôtít trên 2 mạch đơn lần lượt liên kết với các nuclêôtít tự do trong môi trường nội bào theo NTBS để hình thành mạch mới.
+ 2 phân tử ADN con dần hình thành rồi đóng xoắn.
=> Kết quả: Qua quá trình tự nhân đôi, từ 1 AND mẹ ban đầu tạo ra 2 ADN con giống nhau và giống với ADN mẹ.
Nguyên tắc nhân đôi:
+ Nguyên tắc bổ sung.
+ Nguyên tắc bán bảo toàn.
II. Bản chất của gen:
Gen là 1 đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định.
Gen cấu trúc: mang thông tin quy định cấu trúc của một loại Prôtêin.
III. Chức năng của ADN:
ADN là nơi lưu giữ thông tin di truyền.
ADN truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
 Đọc SGK, quan sát hình vẽ hãy cho biết: Bản chất của gen là gì?
 Đọc SGK hãy cho biết: ADN có chức năng gì?
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 1: (Bài 4 SGK trang 50)
Một đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau:
Mạch 1: - A – G – T – X – X – T –
Mạch 2: - T – X – A – G – G – A –
Viết cấu trúc của 2 đoạn ADN con
được tạo thành sau khi đoạn mạch
ADN nói trên kết thúc quá trình
tự nhân đôi?
Bài 2: Một phân tử ADN tự nhân đôi liên tục 5 lần. Hỏi có bao nhiêu phân tử ADN con được tạo thành sau khi phân tử ADN nói trên kết thúc quá trình tự nhân đôi?
Trả lời:
Số phân tử ADN con được tạo ra sau khi phân tử ADN tự nhân đôi liên tục 5 lần: 1.2.2.2.2.2 = 25 = 32 phân tử ADN con.
=> Công thức tính: Số phân tử ADN con được tạo thành sau n lần tự nhân đôi: 2n.
BÀI TẬP CỦNG CỐ
1
2
3
4
5
Từ khóa
I
N
Đ
1. Có 9 chữ cái: Tên gọi chung của các đơn phân cấu
tạo nên phân tử ADN?
2. Có 9 chữ cái: Đây là đặc điểm của hai phân tử ADN
con có được sau khi kết thúc quá trình
nhân đôi từ một phân tử ADN ?
3. Có 14 chữ cái: Đây là thuật ngữ Menden đã dùng
mà sau này được gọi là "gen" ?
4. Có 10 chữ cái: Nguyên tắc để tạo ra mỗi phân tử ADN
con có 1 mạch đơn cũ của phân tử ADN
mẹ và 1 mạch mới được tổng hợp ?
5. Có 5 chữ cái: Loại liên kết giữa các nuclêôtit ở hai
mạch đơn của phân tử ADN?
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Bài 3: Một đoạn mạch ADN có 3000 nuclêôtit, trong đó nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit có trong mạch.
Tính số nuclêôtit các loại còn lại?
Nếu phân tử ADN nói trên nhân đôi liên tiếp 3 lần thì môi trường nội cần cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại?
Giải:
– Số nuclêôtit loại A: A = 20%.3000 = 600 (nu)
Theo NTBS: T = A = 600 (Nu)
Mặt khác: A + T + G + X = 3000 và X = G (NTBS)
=> X = G =(3000 - A - T) : 2 = 900 (nu)
b. Số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội cần cung cấp cho phân tử ADN nói trên nhân đôi liên tiếp 3 lần:
Amt = Tmt = 600.(23 – 1) = 4200 (nu)
Gmt = Xmt = 900.(23 – 1) = 6300 (nu)
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
HỌC THUỘC BÀI CŨ, LÀM HOÀN CHỈNH CÁC BÀI TẬP 1,2,3,4 SGK VÀO VỞ BÀI TẬP.
VẼ HÌNH 16 VÀO VỞ BÀI HỌC.
ĐỌC TRƯỚC NỘI DUNG BÀI MỚI: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN.
KẺ TRƯỚC BẢNG 17 SGK TRANG 51 VÀO VỞ TẬP.
CẢM ƠN
QUÍ THẦY CÔ ĐÃ THAM GIA DỰ GIỜ
LỚP 9A2
GV: Trương Thế Thảo
Chúc sức khỏe và hẹn gặp lại!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thi Bich Le
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)