Bài 16

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Hà | Ngày 14/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: Bài 16 thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

Bài 16: Định dạng văn bản
I. Mục tiêu.
Sau khi học xong bài này, thì học sinh cần nắm được:
1. Kiến thức
- Hiểu được nội dung khái niệm định dạng văn bản.
- Biết được 2 loại định dạng văn bản.
- Thực hiện được các thao tác với định dạng kí tự.
2. Kĩ năng
- Biết soạn thảo và trình bày văn bản hành chính thông thường với định dạng kí tự.
3. Thái độ
- Có thái độ hứng thú, yêu thích môn học.
- Tích cực, hăng hái xây dựng bài học.
- Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chính xác và thực hiện đúng các thao tác định dạng để có những văn bản trình bày đẹp, nhất quán.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: Giáo án, SGK, hình vẽ các nút lệnh, một số văn bản.
Học sinh: Vở ghi chép, SGK, dụng cụ học tập.
III. Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp.
IV. Tiến trình bài giảng
Ổn định trật tự:
Yêu cầu lớp ổn định trật tự.
Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ: “ Chỉnh sửa văn bản”
Trình bày ý nghĩa của các nút lệnh tương ứng.
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm định dạng văn bản và giới thiệu các loại định dạng văn bản
- Mục tiêu hoạt động: Học sinh hiểu được khái niệm định dạng văn bản và nắm được các loại định dạng.
- Thời gian:
Hãy cho biết, khi cô trình bày bài trên bảng, cô thường trình bày như thế nào? Đầu bài, các đề mục và nội dung bài được trình bày ra sao?
+ Đầu bài: Viết bằng cỡ chữ lớn, viết hoa và nằm ở giữa bảng.
+ Các đề mục: Thường được gạch chân, viết lùi ra lề bảng.
+ Nội dung: Có gạch đầu dòng, các kí hiệu,…
Các cái đó gọi là gì? Là định dạng văn bản.

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi chép

a) Nội dung khái niệm
- GV: Đưa ra 2 văn bản, 1 văn bản đã được định dạng và một văn bản chưa được định dạng.
=> Yêu cầu: So sánh sự khác nhau của 2 văn bản trên.
=> Từ đó dẫn dắt học sinh đến khái niệm.
- Hỏi: Thế nào là định dạng văn bản?
=> Yêu cầu học sinh lấy thêm VD minh họa?
- Trả lời sự khác nhau giữa 2 văn bản giáo viên đưa ra.
- Ghi chép nội dung khái niệm.
- Lấy VD minh họa?
1. Định dạng văn bản.
a) Khái niệm
- Là thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự ( con chữ, số, kí hiệu), các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên trang.
- VD: Đầu đề của bích báo.

b) Mục đích
- GV: Nếu chúng ta trình bày nội dung bài chữ to hơn tiêu đề thì sẽ khó thấy được tên bài học.Vì vậy mà chúng ta nên viết tên bài với chữ to hơn hoăc màu chữ khác
- Hỏi: Tại sao phải định dạng văn bản?
- Trả lời và ghi chép bài
b) Mục đích
- Đọc văn bản một cách dễ dàng.
- Bố cục đẹp mắt và khoa học.
- Dễ ghi nhớ các nội dung cần thiết.

c) Các loại định dạng
-GV: Có 3 loại định dạng cơ bản: kí tự, đoạn văn bản và trang văn bản.
* Lưu ý: Nên định dạng văn bản sau khi đã hoàn thành nội dung văn bản.
- Hỏi: Tại sao phải hoàn thành nội dung trước sau đó mới thực hiện định dạng văn bản.
- Trả lời và ghi chép bài
c) Các loại định dạng văn bản:
Có 3 loại:
Định dạng kí tự.
Định dạng đoạn văn bản.
Định dạng trang văn bản.
( Lưu ý: Nên định dạng văn bản sau khi đã hoàn thành nội dung văn bản.
( Giúp tiết kiệm thời gian.
( Giúp văn bản có 1 định dạng thống nhất, hợp lí, không phải chỉnh sủa nhiều lần.



2. Hoạt động 2: Cung cấp cho học sinh các thuộc tính phổ biến được sử dụng và các thao tác để thực hiện định dạng kí tự.
- Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh thao tác được với định dạng kí tự.
- Thời gian:
Có 3 loại định dạng cơ bản, nhưng với bài học ngày hôm nay thì chúng ta chỉ tìm hiểu 1 kiểu định dạng, đó là định dạng kí tự trong văn bản.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Hà
Dung lượng: 63,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)