Bài 15. Sài Gòn tôi yêu

Chia sẻ bởi Đỗ Trung Luyện | Ngày 28/04/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Sài Gòn tôi yêu thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo
về dự hội thi giáo viên giỏi cấp cơ sở
năm hoc 2008-2009
Người thực hiện: Đỗ Trung Luyện
Đơn vị : Trường THCs Lý Học

Bài tập 1. Dòng nào nói đúng về thể tuỳ bút?

A. Tuỳ bút là thể văn ghi chép những hình ảnh sự việc...mà nhà văn quan sát chứng kiến thiên về biểu cảm, chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm,suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống.
B. Tuỳ bút là thể văn thiên về kể người, kể việc.
C. Tuỳ bút là thể văn giới thiệu những tri thức khách quan về đối tượng.

Bài tập 2. Trong các văn bản sau, văn bản nào thuộc thể tuỳ bút?
A. Sông núi nước Nam.
B. Cổng trường mở ra.
C. Một thứ quà của lúa non: Cốm.
D. Cảnh khuya.
Kiểm tra bài cũ
Tiết 63
Văn bản
Sài Gòn tôi yêu
Tác giả :
- Minh Hương: một người quê ở Quảng Nam đã vào sống ở Sài Gòn trên 50 năm. Với tình yêu Sài Gòn ông đã ghi lại những trang bút kí, tuỳ bút , phóng sự... về Sài Gòn bằng những nhận xét tinh tế, sâu sắc.
Tác phẩm :
- Văn bản " Sài Gòn tôi yêu" là bài viết mở đầu trong tuỳ bút
" Nhớ... Sài Gòn" . Tác phẩm được viết nhân dịp kỉ niệm 300 năm thành lập thành phố Sài Gòn.
Bố cục : 3 phần

Phần 1. đoạn đầu : cảm nhận chung về Sài Gòn.

Phần 2. từ " Tôi yêu Sài Gòn...leo lên hơn năm triệu" ; Cảm nhận về Sài Gòn ở những phương diện cụ thể.

Phần 3. còn lại : Khẳng định tình cảm của tác giả với Sài Gòn.
Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già. Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của Đất nước thì cái đô thị này còn xuân chán. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này.
Thành phố trẻ trung,năng động đang căng tràn sức sống.
-Từ trái nghĩa
- So sánh ,nhân hoá
Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng áng mối tình đầu chứa nhiều ngang trái. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn . Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nếu cho là cường điệu, xin thưa :
Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.
Điệp từ : Tôi yêu
Kiểu câu : điệp cấu trúc câu
Nghệ thuật : nhân hoá, so sánh, từ láy.
Biểu cảm trực tiếp.

Khí hậu:
-nắng sớm ngọt ngào
- gió lộng nhớ thương
- Mưa nhiệt đới ào ào và mau tạnh
Thời tiết:
-Thay đổi đột ngột: đang ui ui bỗng dưng xanh ngắt trong veo
- Nhịp sống: đa dạng .
- Sài Gòn có vẻ đẹp riêng.
- Tình yêu say mê nồng nhiệt của tác giả.

ở trên đất này, không có người Bắc, không có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ me...mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả. Sống lâu, sống quen một thời gian dài ở Sài Gòn , rồi cứ ngỡ là mình sinh ra ở đây và vô hình trung đã thừa nhận nơi đây là quê quán của mình. Sài Gòn bao giờ cũng dang hai cánh tay mở rộng mà đón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến. Nếu siêng năng, chịu khó thì bạn sẽ được đãi ngộ thân tình như hàng triệu người khác.
Cư dân :
- Chỉ toàn là người Sài Gòn ( dù có cả người Bắc, Trung ,Nam, Khơ me...)

=> Họ sống hoà hợp,coi đây là quê hương, coi mình là người Sài Gòn.























































































































































































Phong cách người Sài Gòn:
- ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi, không tính toán; chân thành, bộc trực
Cách hiểu nào không đúng với đoạn văn trên?
A. Người từ nơi khác đến, sống lâu cũng yêu, coi Sài Gòn là quê quán .

B. Sài Gòn coi những người đến sống và yêu thành phố này thực sự là cư dân của mình.
C. Sài Gòn luôn dang tay đón những người siêng năng chịu khó.

D. ở Sài Gòn chỉ có người gốc Sài Gòn không có cư dân từ vùng khác đến.
Cô gái Sài Gòn:
Trang phục
- Tóc buông thõng trên vai, trên lưng.Có khi tết bím.
- Đội nón vải trắng, vành rộng.
-áo bà ba trắng.
-Quần đen rộng
-- Mang giầy bố trắng, hay xăng đan da , guốc trơn.
* dáng đi
- mạnh dạn khoẻ khoắn
* Giao thiệp
-Gặp người lớn: cúi đầu chắp hai bàn tay lại và xá.
- Gặp bạn bè: hơi cúi đầu và mỉm cười . Cười ngậm miệng, cười chúm chím, he hé.
Đặc biệt là cặp mắt sáng rỡ, nhí nhảnh, đôi lúc hóm hỉnh.
=> Có vẻ đẹp tự nhiên, khoẻ khoắn có nét duyên riêng vừa cổ xưa lại vừa năng động hiện đại.
Tuy nhiên, đến những hồi nghiêm trong và sôi sục nhứt của đất nước, thì các cô gái cũng như các chàng trai và các giới đồng bào của Sài Gòn bất khuất, không chút do dự, dấn thân vào khó khăn, nguy hiểm và có khi hi sinh cả tính mạng,xuyên suốt ba chục năm từ 1945 - 1975.
Niềm Nam là nơi đất lành thì Sài Gòn, đứng ở góc độ nào đó mà xét, cũng là một đô thị hiền hoà. Sài Gòn ngày nay cũng rất ít chim....
Bài tập củng cố.
Bài 1. Những nét nghệ thuật đặc sắc của văn bản?
A. Dùng thể tuỳ bút để bộc lộ cảm xúc thiết tha, nồng nhiệt.
B. Lời văn giàu hình ảnh, từ ngữ mang màu sắc địa phương.
C. Sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, nhân hoá, so sánh.
D. cả ba phương án trên.

Bài 2. ý nào không đúng với nội dung văn bản?
A. Sài Gòn là thành phố trẻ trung năng động có nét hấp dẫn của thiên nhiên, con người.
B. Người Sài Gòn có phẩm chất cởi mở, bộc trực , chân tình và trọng đạo nghĩa.
C. là thành phố cổ kính.
D. Thể hiện tình cảm sâu đậmcủa tác giả với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế.
Luyên tập
*Sài Gòn đáng yêu ở những điểm nào?
A. Có vẻ đẹp trẻ trung.

B. Dân cư đông đúc, hoà hợp.

C. Cô gái Sài Gòn đẹp đơn sơ, đôn hậu.

D. cả ba phương án trên.
Hướng dẫn về nhà
- Học bài, làm bài tập SGK.
-Soạn bài: "Mùa xuân của tôi"
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Trung Luyện
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)