Bài 15. Sài Gòn tôi yêu

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Hằng | Ngày 28/04/2019 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Sài Gòn tôi yêu thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng
các thầy cô giáo về dự Hội giảng !
Môn: NGữ Văn 7
Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Thu Hằng
Trường: THCS Yên Hoà


Năm học 2010 - 2011

Một số hình ảnh về Sài Gòn
Một số hình ảnh về Sài Gòn
Tiết 62: Hướng dẫn đọc thêm
Văn bản: Sài Gòn tôi yêu
(Minh Hương)
I. Tác giả
- Nhà văn Minh Hương quê ở Quảng
Nam, vào Sài Gòn sống từ trước năm
1945, là hội viên Hội Nhà văn TP.
Hồ Chí Minh
Tác phẩm: Nhớ Sài Gòn, Ăn sáng,
Mùa trái cây, Hương đêm ngoại
thành, Sài Gòn tôi yêu, .
II. Tác phẩm
1. Vài nét về tác phẩm
a. Xuất xứ:
Bài mở đầu cho tập "Nhớ Sài Gòn"
b. Thời gian sáng tác:
Tháng 12/1990
c. Thể loại:
Tuỳ bút
2. Đọc
3. Chú thích
4. Bố cục
Đoạn 1 (Từ đầu đến ".tông chi họ hàng"): ấn tượng chung về Sài
Gòn và tình yêu của tác giả với Sài Gòn.
Đoạn 2 ( Tiếp đến ". leo lên hơn 5 triệu"): Cảm nhận và bình luận
về phong cách con người Sài Gòn
- Đoạn 3 (Còn lại): Khẳng định lại tình yêu của tác giả với Sài Gòn.
Bố cục:
Tiết 62: Hướng dẫn đọc thêm
Văn bản: Sài Gòn tôi yêu
(Minh Hương)
I. Tác giả
II. Tác phẩm
1. Vài nét về tác phẩm
a. Xuất xứ:
Bài mở đầu cho tập "Nhớ Sài Gòn"
b. Thời gian sáng tác:
Tháng 12/1990
c. Thể loại:
Tuỳ bút
2. Đọc
3. Chú thích
4. Bố cục:
3 phần
- Minh Hương
5. Tìm hiểu văn bản
a. Nhân vật trữ tình:
- Xưng "Tôi" (tác giả)
b. Đối tượng trữ tình:
- Sài Gòn (với thiên nhiên,
khí hậu, phong cách sống của
người dân)
c. Cảm xúc trữ tình:
Nhóm 1: Tác giả giới thiệu chung về Sài Gòn ở những điểm gì? Khi giới thiệu, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Nhóm 2: Tình cảm của tác giả với Sài Gòn được biểu hiện như thế nào và thông qua những biện pháp nghệ thuật gì?
Nhóm 3: Tác giả nhận xét về nét đặc trưng trong phong cách của người Sài Gòn như thế nào?
Nhóm 4: Tác giả có những cảm nhận thế nào về phong cách của các cô gái Sài Gòn?
Nhóm 5: Trong đoạn văn nói về Sài Gòn ít chim, đông người, tác giả còn muốn bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ gì?
Tác giả khẳng định tình cảm với Sài Gòn ra sao và ông có mong ước gì?
Câu hỏi thảo luận (3 phút)
Nhóm 1: Tác giả giới thiệu chung về Sài Gòn ở những điểm gì?
Khi giới thiệu, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
+ Sài Gòn là một đô thị trẻ (300 tuổi so với 5000 năm tuổi của đất nước)
Các so sánh khác có tác dụng tô đậm cái trẻ trung của Sài Gòn

+ Thiên nhiên, khí hậu đặc biệt (nắng ngọt ngào, chiều lộng gió, mưa lớn
bất ngờ, trời đang oi oi khó chịu bỗng trong vắt)
Đó là kiểu khí hậu nhiệt đới, nắng lắm mưa nhiều, hầu như không có
mùa đông, nắng mưa thường đột ngột.

+ Không khí, nhịp điệu cuộc sống đa dạng, khẩn trương, sôi động ở
những thời điểm khác nhau (khuya thưa thớt tiếng ồn, phố phường náo
động, dập dìu xe cộ giờ cao điểm, buổi sáng tĩnh lặng, không khí mát
dịu, thanh sạch trên đường có nhiều cây xanh)
Nhóm 2: Tình cảm của tác giả với Sài Gòn được biểu hiện như thế
nào và thông qua những biện pháp nghệ thuật gì?
Tình cảm của tác giả:
Tác giả yêu, tình yêu nồng nhiệt, thiết tha, cảm nhận được nhiều vẻ
đẹp và nét riêng của thành phố, ca ngợi nó với tất cả tấm lòng chân thành.
Câu ca dao cuối đoạn nhằm nhấn mạnh tình cảm của người viết có
ít nhiều thiên lệch, thiên ái, nhưng đó là sự thiên lệch, thiên ái đáng yêu.

Nghệ thuật:
- Điệp từ "yêu" và điệp cấu trúc có tác dụng nhấn mạnh tình cảm và thể
hiện được sự phong phú của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn.
Nhóm 3: Tác giả nhận xét về nét đặc trưng trong phong cách
của người Sài Gòn như thế nào?
Phong cách của người Sài Gòn:
+ ăn nói tự nhiên, có lúc hề hà, dễ dãi, vui vẻ
+ ít dàn dựng, tính toán
+ Chân thành, bộc trực, cởi mở, thẳng thắn, có khi nóng nảy
+ Mến khách ("lúc nào cũng dang 2 cánh tay mở rộng mà đón nhiều
người từ trăm nẻo đất nước kéo đến", không phân biệt người Bắc, Trung
hay Nam.)
Nhóm 4: Tác giả có những cảm nhận thế nào về phong cách
của các cô gái Sài Gòn?
* Các cô gái Sài Gòn có vẻ đẹp tự nhiên, dễ gần mà ý nhị thể hiện:
- Cách ăn mặc, trang phục: tóc buông hoặc tết bím, đội mũ vải trắng,
vành rộng, áo bà ba trắng, quần đen rộng, đi giày hoặc xăng-đan hoặc
guốc vông
- Cách đi lại, ứng xử: dáng đi khoẻ khoắn, mạnh dạn, nhưng cũng yểu
điệu, thướt tha; hay e thẹn, ngượng nghịu, nụ cười tươi tắn, thơ ngây;
khi chào hỏi, với người lớn thì chắp tay xá thể hiện sự cung kính, với
bạn bè thì cúi đầu cười, cười chúm chím, mỉm hay he hé tuỳ thuộc mức
thân quen; cặp mắt sáng rỡ, nhí nhảnh, .
- Không mặc cảm, tự ti
- Trong cuộc kháng chiến cam go, không do dự, dấn thân vào khó
khăn, nguy hiểm, sẵn sàng hi sinh cả tính mạng (họ là những cô gái Sài
Gòn đi tải đạn, là những cô du kích Củ Chi cả năm trong địa đạo chống
càn.)
Nhóm 5: Trong đoạn văn nói về Sài Gòn ít chim, đông người,
tác giả còn muốn bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ gì?
Tác giả khẳng định tình cảm với Sài Gòn ra sao và
ông có mong ước gì?
Sài Gòn là nơi ít chim nhưng đông người:
Nhắc chuyện chim thưa thớt dần, tác giả có buồn và tiếc. Ông lên án
thói vô trách nhiệm, ích kỉ của một số kẻ săn chim độc ác. Qua đó,
ông không chỉ bộc lộ tình yêu tha thiết của mình với thành phố mà còn
đối với thiên nhiên, việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
Thành phố quá đông người (nay đã là hơn 5 triệu người) vừa là ưu
điểm nhưng cũng vừa dự báo nguy cơ phá hoại môi sinh vì tốc độ đô
thị, công nghiệp hoá ngày càng nhanh khiến cho đất chật người đông
không khí bị ô nhiễm nặng nề. Giờ đây, những vấn đề xã hội, kinh tế,
văn hoá ấy cần được hoạch tính trên tầm chiến lược lâu dài cho hiện
tại và nhìn tới tương lai - thế kỉ XXI.
Tác giả khẳng định tình yêu của mình với Sài Gòn. Đó là mối tình
dai dẳng, bền chặt. Ông mong mọi người cũng yêu Sài Gòn như ông.
Tiết 62: Hướng dẫn đọc thêm
Văn bản: Sài Gòn tôi yêu
(Minh Hương)
I. Tác giả
II. Tác phẩm
1. Vài nét về tác phẩm
a. Xuất xứ:
Trong tập "Nhớ Sài Gòn"
b. Thời gian sáng tác:
Tháng 12/1990
c. Thể loại:
Tuỳ bút
2. Đọc
3. Chú thích
4. Bố cục:
3 phần
5. Tìm hiểu văn bản
a. Nhân vật trữ tình:
- Xưng "Tôi"
b. Đối tượng trữ tình:
- Sài Gòn (với
thiên nhiên, khí hậu, phong cách sống
của người dân)
c. Cảm xúc trữ tình:
* Sài Gòn là đô thị trẻ trung, sôi
động; thiên nhiên, khí hậu đặc
biệt.
* Người Sài Gòn vui vẻ, dễ tính;
chân thành, bộc trực, không tính
toán; mến khách
* Các cô gái Sài Gòn đẹp, dễ gần
duyên dáng nhưng cũng rất dũng
cảm bất khuất.
* "Tôi" (Tác giả ) sống ở đây
nhiều năm, gắn bó và hiểu tường
tận về nó, yêu nó một cách thiết
tha, nồng nhiệt.
Ghi nhớ (sgk/173)
Bài tập củng cố
Văn bản Sài Gòn tôi yêu được viết theo thể loại nào
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Tuỳ bút
3. Văn bản Sài gòn tôi yêu viết về
A. ấn tượng sâu đậm và tình cảm chân thành, nồng nhiệt
của tác giả với con người và mảnh đất Sài Gòn
B. Sự mến khách của người dân Sài Gòn
C. Miêu tả cuộc sống của người dân Sài Gòn
2. Văn bản Sài Gòn tôi yêu được viết vào thời gian nào
A. Năm 1990
B. Năm 1980
C. Năm 1999
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)