Bài 15. Sài Gòn tôi yêu

Chia sẻ bởi nguyễn thị cẩm | Ngày 28/04/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Sài Gòn tôi yêu thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quí Thầy cô!
1/ Em cảm nhận được gì về cảnh sắc và không khí của mùa
xuân miền Bắc qua văn bản “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng?

2/ Văn bản trên thành công ở những đặc điểm nghệ thuật nào?
KIỂM TRA BÀI CŨ
Đáp án
1.Cảnh sắc và không khí mùa xuân miền Bắc.
- Cảnh sắc: mưa riêu riêu, gió lành lạnh.
- Âm thanh: tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo vọng lại, câu hát huê tình.
- Không khí: Cái rét ngọt ngào không còn rét căm căm nữa.
- Không khí gia đình đầm ấm, tưởng nhớ ông bà tổ tiên.
- Thiên nhiên sinh sôi nảy nở. Con người như sống lại và thèm khát yêu đương thật sự…
2. Nghệ thuật:
So sánh, nhân hóa, hình ảnh thơ sóng đôi, quan sát tinh tế, tình cảm chân thành…


SÀI GÒN TÔI YÊU
( Minh Hương )
TIẾT 64
Tiết 64: SÀI GÒN TÔI YÊU-Minh Hương-
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả
Em hiểu biết được gì về tác giả?
-Minh Hương quê ở Quảng Nam, sống ở Sài Gòn
hơn 50 năm.Với tình yêu Sài Gòn sâu sắc ông đã ghi
lại những trang tùy bút, bút kí, tạp văn, phóng sự bằng
những cảm nhận tinh tế, sâu sắc.
-Đáng chú ý là tùy bút: “Nhớ Sài Gòn I, II” và “Sài
Gòn dậy sớm”
2.Tác phẩm:
*Xuất xứ
*Đọc-chú thích từ.
Hướng dẫn đọc: Đọc giọng hồ hởi, vui tươi, hăm hở,
sôi động, chú ý các từ ngữ địa phương.
*Phương thức biểu đạt?
-Dòng nào sau đây nói đúng phương thức biểu
đạt chính của văn bản?
A.Tù sù kÕt hîp miªu t¶, biÓu c¶m.
B. BiÓu c¶m kÕt hợp miªu t¶, tù sù.
C. BiÓu c¶m kÕt hîp nghÞ luËn.
D. NghÞ luËn kÕt hîp miªu t¶, biÓu c¶m.
?
B. Biểu cảm kết h?p miêu tả, tự sự.
*Thể loại:
-Thể loại của văn bản?
Tùy bút
*Đại ý.
-Bài văn đã ghi lại cảm xúc gì của tác giả về Sài Gòn?
> Bài tùy bút thể hiện tình cảm yêu mến và những ấn
tượng bao quát của tác giả về thành phố Sài Gòn
-Tác giả yêu mến thiết tha và có ấn tượng đẹp về thành
phố Sài Gòn ở những phương diện nào?
->Thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống, sinh hoạt
của thành phố, cư dân và phong cách con người Sài Gòn.
-Hãy nêu đại ý văn bản?
Bài tùy bút thể hiện tình cảm yêu mến và những ấn
tượng bao quát của tác giả về thành phố Sài Gòn trên
các phương diện chính: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết,
cuộc sống, sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong
cách con gười Sài Gòn.
-Văn bản Sài Gòn tôi yêu được trích từ đâu và
sáng tác trong dịp nào?
-Văn bản: “Sài Gòn tôi yêu” là bài viết mở đầu
tùy bút “Nhớ Sài Gòn I”, viết vào 12-1990.
-Tác phẩm được viết nhân kỉ niệm 300 năm
thành lập thành phố Sài Gòn.
Tiết 64: SÀI GÒN TÔI YÊU-Minh Hương-
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả
2.Tác phẩm:
*Xuất xứ
*Đọc-chú thích từ.
*Phương thức biểu đạt?
*Thể loại:
*Đại ý.
*Bố cục: 3 phần
Phần 1: Từ đầu…”tông chi họ hàng”


Phần 2: Từ “Ở trên đất này” ... “leo lên hơn trăm triệu”

Phần 3: Còn lại.
Dựa vào mạch cảm xúc của tác giả, em hãy xác định nội dung chính của từng phần?
nêu những ấn tượng chung về Sài Gòn và tình yêu
của tác giả với thành phố ấy.
cảm nhận và bình luận về phong cách con người Sài Gòn.
khẳng định lại tình yêu của tác giả đối với thành phố ấy.
Tiết 64: SÀI GÒN TÔI YÊU-Minh Hương-
I. Tìm hiểu chung
II. Tìm hiểu văn bản
“Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già. Ba trăm năm
so với năm ngàn năm tuổi của Đất nước thì cái đô thị
này còn xuân chán. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ
đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là
cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu,
chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này.”
Ẩn tượng chung của tác giả về Sài Gòn được diễn đạt bằng những hình ảnh nào trong đoạn văn?
-Những hình ảnh này (trẻ, nõn nà, “thay da, đổi thịt”, xuân, ngọc ngà) có một nét chung gì về nghĩa?
Trẻ trung…
Nhận xét về cách diễn đạt của tác giả? Điều đó cho em hiểu gì về sức sống của Sài Gòn?
Cách diễn đạt gợi tả, gợi cảm ...
Trẻ trung, tươi mới, tràn đầy sức sống, năng động
có nét hấp dẫn riêng.
Ấn tượng chung về Sài Gòn
và tình yêu của tác giả đối với
Sài Gòn.
a. Ấn tượng chung về Sài Gòn
Từ trái nghĩa
So sánh
Thành ngữ
Nhân hoá
Tiết 64: SÀI GÒN TÔI YÊU-Minh Hương-
I. Tìm hiểu chung
II. Tìm hiểu văn bản
Ấn tượng chung về Sài Gòn
và tình yêu của tác giả đối với
Sài Gòn.
a. Ấn tượng chung về Sài Gòn
b. Tình yêu của tác giả đối với
Sài Gòn.
“Tôi yêu Sài Gòn da diết…Tôi yêu trong nắng sớm,một
thứ nắng ngọt ngào vào buổi chiều lộng gió nhớ thương,
dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ.Tôi yêu thời tiết
trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong
vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng
ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào
những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng
tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên
một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nếu cho là
cường điệu , xin thưa:
Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.”
-Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống ở Sài Gòn được tác giả cảm nhận như thế nào? (trao đổi với bạn cùng bàn để trả lời)
* Thiên nhiên, khí hậu:
* Thời tiết trái chứng:
* Nhịp sống nhanh, khẩn trương, sôi động:
Tiết 64: SÀI GÒN TÔI YÊU-Minh Hương-
I. Tìm hiểu chung
II. Tìm hiểu văn bản
Ấn tượng chung về Sài Gòn
và tình yêu của tác giả đối với
Sài Gòn.
a. Ấn tượng chung về Sài Gòn
b. Tình yêu của tác giả đối với
Sài Gòn.
“Tôi yêu Sài Gòn da diết…Tôi yêu trong nắng sớm,một
thứ nắng ngọt ngào vào buổi chiều lộng gió nhớ thương,
dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ.Tôi yêu thời tiết
trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong
vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng
ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào
những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng
tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên
một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nếu cho là
cường điệu , xin thưa:
Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.
-Em có nhận xét gì về sự cảm nhận đó của tác giả?
Sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc điều đó còn cho thấy
tác giả là người gắn bó gần gũi với Sài Gòn.
-Để ghi lại những cảm nhận tinh tế đó tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
-Điệp từ: tôi yêu
-Điệp cấu trúc câu.
-Biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ chuyển đổi
cả giác (nắng ngọt ngào…), từ láy (ui ui, buồn bã,
thưa thớt …)
-Câu văn biểu cảm trực tiếp
-Bằng biện pháp nghệ thuật đó tác giả đã bộc lộ tình cảm gì đối với Sài Gòn?
Tha thiết, sâu đậm.
Tiết 64: SÀI GÒN TÔI YÊU-Minh Hương-
I. Tìm hiểu chung
II. Tìm hiểu văn bản
Ấn tượng chung về Sài Gòn
và tình yêu của tác giả ối với
Sài Gòn.
2. Cảm nhận và bình luận về
phong cách con người Sài Gòn.
*Đặc điểm cư dân:
“Ở trên đất này, không có người Bắc, không có người
Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ-me …mà chỉ
toàn là người Sài Gòn cả. Sống lâu, sống quen một
thời gian dài ở Sài Gòn, rồi cứ ngỡ là mình sinh ra ở
đây và vô hình trung đã thừa nhận ơi đây là quê quán
của mình. Sài Gòn bao giờ cũng dang hai cánh tay
mở rộng mà đón nhiềutừ trăm nẻo đất nước kéo đến.
Nếu siêng năng, chịu khó thì bạn sẽ được đãi ngộ thân
tình như hàng triệu người khác.”
- Qua đoạn văn, tác giả giúp ta hiểu đặc điểm nào của cư dân thành phố ?.
Sài Gòn là nơi hội tụ của người bốn phương
nhưng họ sống hòa hợp, xem Sài Gòn là quê hương.
Tiết 64: SÀI GÒN TÔI YÊU-Minh Hương-
I. Tìm hiểu chung
II. Tìm hiểu văn bản
Ấn tượng chung về Sài Gòn
và tình yêu của tác giả đối với
Sài Gòn.
2. Cảm nhận và bình luận về
phong cách con người Sài Gòn.
*Đặc điểm cư dân:
*Phong cách người Sài Gòn.
-Tác giả cảm nhận được phong cách nổi bật của người Sài Gòn là gì?
Cởi mở, bộc trực, chân tình
và trọng đạo nghĩa.
*Vẻ đẹp của các cô gái Gài Gòn
- Các cô gái Sài Gòn có những nét đẹp nào đáng quý?
+Nét đẹp trang phục:



+Nét đẹp dáng vẻ:



+Nét đẹp giao tiếp:
Nón vải vành rộng, áo bà ba trắng, quần đen rộng,
giày bố trắng, xăng đan da, guốc vuông.
Khỏe khoắn, cặp mắt sáng rỡ, nụ cười
thiệt tình, tươi tắn. .
Chào người lớn thì cúi đầu chắp tay, gặp trang
lứa thì cúi đầu và cười.
-Những nét đẹp đó tạo thành vẻ đẹp chung như thế nào?
Giản dị mà tươi tắn, khỏe mạnh mà dịu dàng,
lễ độ nhún nhường mà tự tin, mạnh mẽ.
Tiết 64: SÀI GÒN TÔI YÊU-Minh Hương-
I. Tìm hiểu chung
II. Tìm hiểu văn bản
Ấn tượng chung về Sài Gòn
và tình yêu của tác giả đối với
Sài Gòn.
2. Cảm nhận và bình luận về
phong cách con người Sài Gòn.
-Người Sài Gòn còn có tấm lòng nào đáng quý nữa?
Yêu nước.
Tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn như thế nào?
Yêu mến, cảm phục, trân trọng họ.
Tiết 64: SÀI GÒN TÔI YÊU-Minh Hương-
I. Tìm hiểu chung
II. Tìm hiểu văn bản
1. Ấn tượng chung về Sài Gòn
và tình yêu của tác giả đối với
Sài Gòn.
2. Cảm nhận và bình luận về
phong cách con người Sài Gòn.
3. Khẳng định lại tình yêu của
tác giả đối với Sài Gòn.
-Để khẳng định tình yêu của mình đối với Sài Gòn và con người ở đây, tác giả ước mong gì?
Yêu chân thành, tha thiết.
III. Tổng kết
Bài 1. Những nét nghệ thuật đặc sắc của văn bản?
A. Dùng thể tuỳ bút để bộc lộ cảm xúc
thiết tha, nồng nhiệt.
B. Lời văn giàu hình ảnh, từ ngữ mang
màu sắc địa phương.
C. Sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật:
điệp từ, nhân hoá, so sánh.
D. Cả ba phương án trên. .
1. Nghệ thuật::
2. Nội dung:
Bài 2. ý nào không đúng với nội dung văn bản?
A.Sài Gòn là thành phố trẻ trung, năng động có
nét hấp dẫn riờng của thiên nhiên, con người.
B. Người Sài Gòn có phẩm chất cởi mở, bộc trực,
chân tình và trọng đạo nghĩa.
C. S�i Gòn là thành phố cổ kính.
D. Thể hiện tình cảm sâu đậm của tác giả với Sài
Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và
cảm nhận tinh tế.
Tiết 64: SÀI GÒN TÔI YÊU-Minh Hương-
I. Tìm hiểu chung
II. Tìm hiểu văn bản
Ấn tượng chung về Sài Gòn
và tình yêu của tác giả đối với
Sài Gòn.
2. Cảm nhận và bình luận về
phong cách con người Sài Gòn.
3. Khẳng định lại tình yêu của
tác giả đối với Sài Gòn.
III. Tổng kết
Dặn dò:
-Học bài, chọn đoạn văn mà em yêu thích
học thuộc lòng.
-Làm bài tập phần luyện tập.
-Soạn bài mới
Quảng trường chợ bến thành
Bến cảng Nhà Rồng
thành phố hồ chí minh
Nhà hát lớn TP Sài Gòn
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÍ THẦY CÔ CÙNG CÁC EM HỌC SINH !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị cẩm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)