Bài 15. Mùa xuân của tôi

Chia sẻ bởi nguyễn ngọc anh | Ngày 09/05/2019 | 128

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Mùa xuân của tôi thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô về dự dờ thăm lớp
Tiết 64 : SÀI GÒN TÔI YÊU

I/ Tìm hiểu chung
1/ Tác giả:
Minh Hương (1924-2002)
Tên thật là Lê Võ Đài, nhà văn, nhà giáo.
Năm 20 tuổi, ông vào Sài Gòn viết báo cho đến khi ông mất
2/ Tác phẩm:
Văn bản là bài mở đầu
Trong tùy bút – bút kí
Nhớ Sài Gòn tập 1 của Minh
Hương
3/ Thể loại: Tùy bút- bút kí
Hãy tìm bố cục của bài nào
Bố cục của bài văn

Phần 1: Từ đầu  tông chi họ hàng
 Ấn tượng chung về Sài Gòn và tình cảm của tác giả đối với thành phố ấy.
Phần 2 : Ở trên  hơn năm triệu
 Cảm nhận và bình luận về phong cách con người Sài Gòn.
Phần 3 : Phần còn lại
 Khẳng định lại tình yêu của tác giả


II/ Tìm hiểu chi tiết:
1/ Sự thay đổi của thiên nhiên, con người Sài Gòn
Nhiều hiện tượng thời tiết với những nét riêng
Sự thay đổi nhanh chóng và đột ngột của thời tiết
Không khí, nhịp điệu của thành phố đa dạng trong các thời khắc khác nhau
2/ Tình cảm của tác giả với Sài Gòn
- Nồng nhiệt, thiết tha.: Tác giả biện minh bằng câu ca dao nói về quy luật tâm lí thông thường của con người: “Yêu nhau yêu cả đường đi …”.
 Biện pháp điệp từ ở đầu câu, điệp cấu trúc câu đã nhấn mạnh tình cảm của tác giả và thể hiện sự phong phú của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn.
Câu hỏi thảo luận
Nhóm 1+2+3: Em có nhận xét gì về đặc điểm dân cư ở Sài Gòn?
Nhóm 4+5+6: Tác giả đã miêu tả cô gái Sài Gòn qua những chi tiết nào? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả?
Nhóm 7+8 : Cảm nhận của em về phong cách các cô gái Sài Gòn? Tình cảm của tác giả như thế nào khi nhắc về các cô gái?
Ở trên đất này không có người Bắc, không có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ-me... mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả. Sống lâu, sống quen một thời gian dài ở Sài Gòn, cứ ngỡ là mình đã sinh ra ở đây và vô hình trung đã thừa nhận nơi đây là quê quán của mình.
Cách đây gần năm mươi năm, vào đây được gần gũi với người Sài Gòn, tôi đã thấy phong cách bản địa mang nhiều nét đặc trưng. Họ ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi. Phần đông ít dàn dựng tính toán. Người Sài Gòn cũng phần lớn người Lục tỉnh rất chơn thành, bộc trực
Trang phục: nón vải trắng, vành
rộng, như nón Hướng đạo. Áo bà
ba trắng, đính một túi nhỏ xíu bên thân áo. Quần đen rộng. Mang giày
trắng hay xăng đan da. Có người
đi guốc vông trơn trắng nõn quay da

Xã giao: chào người lớn, thì cái đầu,
chắp hai bàn tay lại và xá, gặp
người lớn thì hơi cái đầu và hơi cúi đầu và cười

Dáng vẻ: khỏe khoắn, yểu điệu,
thướt tha, e thẹn, ngượng ngịu...
cặp mắt sáng rỡ, nhí nhảnh ánh lên vài tia hóm hỉnh cười ngậm miệng, cười chúm chúm, cười mủm mỉm, cười he hé, tùy theo mức thân quen
Tuy nhiên, đến những hồi nghiệm trọng và sôi sục nhứt của đất nước, thì các cô gái ấy cũng như các chàng trai và khác giới đồng bào của Sài Gòn bất khuất, không chút do dự, dấn thân vào khó khăn, nguy hiểm và có khi hi sinh cả tánh mạng , xuyên suốt ba chục năm từ 1945 đến 1975
Tôi yêu Sài Gòn, yêu cả con người ở đây. Một mối tình day dẳng, bền chặt. Thương mền bao nhiêu cũng không uổng công, hoài của. Tôi ước mong mọi người, nhất là những bạn trẻ, đều yêu Sài Gòn như tôi.
3/ Phong cách con người Sài Gòn:
-Đặc điểm của cư dân SG: Nơi hội tụ của người bốn phương nhưng đã hoà hợp, không phân biệt nguồn gốc.
-Phong cách nổi bật: chân thành, bộc trực, cởi mở, các cô gái có vẻ đẹp tự nhiên, dễ gần mà ý nhị.
-SG là nơi đất lành, dù ít chim chóc.
*Nét tính cách ấy được biểu hiện qua hình ảnh các cô gái SG trước năm 1945, với dáng vẻ và trang phục tự nhiên khoẻ khoắn, vừa ý tứ vừa mạnh dạn, có vẻ cổ xưa nhưng mang tinh thần dân chủ.
Ý nghĩa văn bản là gì?
III/ Tổng kết
1/ Nghệ thuật
Lời văn miêu tả giàu cảm xúc, so sánh mới lạ, âm hưởng ngọt ngào như thơ
2/ Ý nghĩa văn bản
Sài Gòn là thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn về thiên nhiên
Người Sài Gòn phong cách cởi mở, bộc trực, chân tình, trong đạo nghĩa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn ngọc anh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)