Bài 15. Mùa xuân của tôi

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Anh Tuấn | Ngày 28/04/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Mùa xuân của tôi thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

MÙA XUÂN CỦA TÔI
-VŨ BẰNG-
I.TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Vũ Bằng (1913 – 1984)
Sở trường viết truyện ngắn, tuỳ bút, bút kí
2. Tác phẩm
- Trích từ thiên tuỳ bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt”, trong tập tuỳ bút - bút kí “Thương nhớ mười hai”.
- Tác phẩm viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống trong vùng kiểm soát của Mĩ – ngụy, xa cách quê hương đất Bắc.


3. Thể loại : tùy bút
4. Bố cục
- Đ1 (từ đầu -> mê luyến mùa xuân): Tình cảm của con người với mùa xuân là một quy luật tất yếu, tự nhiên.
- Đ2 (tiếp -> mở hội liên hoan): cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người
- Đ3 (còn lại):Cảm nhận về mùa xuân sau rằm tháng giêng
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Tình cảm của con người đối với mùa xuân
- Tình cảm có sẵn và hết sức tự nhiên.
- Điệp từ: đừng thương, ai cấm được.
-> Nhấn mạnh tình cảm của con người đối với mùa xuân.
=> Thể hiện sự nâng niu, trân trọng, thương nhớ, thuỷ chung của tác giả với mùa xuân.
2. Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất Bắc – mùa xuân Hà Nội
*Ngoài trời:
- Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo, câu hát huê tình.
*Trong nhà:
Nhang trầm, đèn nến, bàn thờ, tình cảm gia đình yêu thương thắm thiết.
Sử dụng điệp từ, phép liệt kê và dấu chấm lửng ở cuối câu
 Nhấn mạnh các đặc trưng của mùa xuân đất Bắc – mùa xuân Hà Nội.
Gợi 1 bức tranh xuân với không khí và cảnh sắc hài hoà, tạo nên một sự sống riêng của mùa xuân đất Bắc.

“Nhựa sống ở trong … của loài nai.
Tim người ta... ngày đông tháng giá “
-> Hình ảnh so sánh mới mẻ – Diễn tả sinh động và hấp dẫn sức sống của mùa xuân.
Mùa xuân đã khơi dậy sức sống cho muôn loài, khơi dậy những năng lực tinh thần cao quí và tình yêu cuộc sống, quê hương.
3. Cảm nhận về mùa xuân sau rằm tháng giêng
Sử dụng một loạt những từ ngữ gợi tả kết hợp với hình ảnh so sánh
-> Miêu tả sự thay đổi chuyển biến của cảnh sắc và không khí mùa xuân.
=> Thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên của tác giả.
III. TỔNG KẾT
1.Nghệ thuật
- Trình bày nội dung theo mạch cảm xúc lôi cuốn, say mê.
- Lựa chọn từ ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh.
- Có nhiều so sánh, liên tưởng phong phú, độc đáo, giàu chất thơ.
2. Ý nghĩa văn bản
- Vẻ đẹp của mùa xuân trên quê hương miền Bắc trong nỗi nhớ của người con xa quê.
- Thể hiện sự gắn bó máu thịt với quê hương, xứ sở - một biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Anh Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)