Bài 15. Luyện tập sử dụng từ

Chia sẻ bởi Dương Thu Oanh | Ngày 28/04/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Luyện tập sử dụng từ thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

3, Em hãy nêu những chuẩn mực sử dụng từ trong tiếng Việt?
Chuẩn mực sử dụng từ:
+ Dùng từ đúng âm, đúng chính tả.
+ Dùng từ đúng nghĩa.

+ Dùng từ đúng tính chất ngữ pháp

+ Dùng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách.

+ Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.
.
Kiểm tra bài cũ:
- Đọc lại các bài văn của em từ đầu năm đến nay. Ghi lại những từ em đã dùng sai (về âm, về chính tả, về nghĩa, về tính chất ngữ pháp và về sắc thái biểu cảm) và nêu cách sửa .
Bài tập 1/ sgk- 179- (vở bài tập NV 7 trang 149):
Hoạt động nhóm:
4 nhóm thống kê các lỗi tìm được trong bài làm văn của các bạn trong nhóm theo mẫu sau và trình bày trước lớp:
- Thời gian thống kê: 2 phút
Câu văn có
Từ dùng sai
Bài tập 2 sgk tr 179:
Chỉ ra các trường hợp dùng từ không đúng chính tả, không đúng nghĩa, không đúng tính chất ngữ pháp và sắc thái biểu cảm trong bài văn của bạn.
Hoạt động nhóm:
4 nhóm thống kê các lỗi tìm được trong bài làm văn của các bạn trong nhóm theo mẫu sau và trình bày trước lớp:
- Thời gian thống kê: 2 phút
Câu văn có
Từ dùng sai
Bài được ch?a: .................. Người ch?a lỗi: .............
Phiếu học tập:
Bài tập 2: (làm trên phiếu học tập) Nhận xét bài làm của bạn. (thời gian: 3`)
Nhóm 2: Chỉ ra những từ dùng không đúng nghĩa, không đúng tính chất ngữ pháp, không đúng sắc thái biểu cảm và không hợp với tình huống giao tiếp trong mỗi đoạn văn sau:
a. Mẹ ơi, con yêu mẹ nhiều lắm. Con cam đoan sẽ cố gắng học giỏi để không phụ công lao chăm bẵm của mẹ...
b. Ôi đôi bàn tay mẹ trai sần lên vì công việc, bàn tay thô giáp mà sao em cứ muốn áp đôi má mình lên đó...
c, Nhà không có bố, mẹ gánh vác cả một người cha và một người mẹ...
d, Rồi sau này có lớn lên, dù đi đến chân trời góc bể, em sẽ luôn nhớ về nơi chôn rau cắt rốn của mình, nơi có người mẹ đang đứng chờ em trở về với mẹ.
e, Dù bề ngoài chiếc cặp không hào quang, nhưng tôi vẫn thấy hạnh phúc vô biên trứơc tấm lòng của mẹ.
Bài tập 3:
Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

a, Nhìn hai cánh tay .. của người phụ nữ, anh thấy động lòng thương.
(còm cọm, gầy còm, gầy mòn)

Bài tập 3:
Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:


b, Trên khúc sông này đã từng .. chiến thắng Bạch Đằng lịch sử. (diễn tả, diễn ra, trình diễn)

Bài tập 3:
Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

c, Bà ơi, cháu ..... bà hộp sữa để bà uống cho mau khỏe, bà nhé. (cho, biếu, tặng)

Bài tập 3:
Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

d, Tập thể lớp 7 A chúng em ......... Ban giám hiệu có hình thức khen thưởng xứng đáng việc làm tốt của bạn Liên.
(xin phiền, đề nghị, mơ ước)
Bài tập 3:
Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

a, Nhìn hai cánh tay gầy còm, của người phụ nữ, anh thấy động lòng thương.

b, Trên khúc sông này đã từng diễn ra chiến thắng Bạch Đằng lịch sử.
c, Bà ơi, cháu biếu bà hộp sữa để bà uống cho mau khỏe, bà nhé.
d, Tập thể lớp 7 A chúng em đề nghị Ban giám hiệu có hình thức khen thưởng xứng đáng việc làm tốt của bạn Liên.
Bài tập 4:
Quan sát các bức tranh sau và đặt các câu văn kể, tả, hoặc bộc lộ cảm xúc...
Hình thức: Thi tiếp sức giữa hai đội. Đội nào đặt được nhiều câu hơn (dùng từ chuẩn mực) đội đó thắng.
Thời gian dành cho 2 đội: 3 phút.
Bài tập 4:
Đặt câu
Bài tập 5:
Chọn một trong hai nội dung sau viết đoạn văn 4- 6 câu, chú ý sử dụng từ ngữ chuẩn mực.

+ biểu cảm về một môn thể thao em yêu thích;
+ tuyên truyền phòng chống HIV- AIDS

Trò chơI ô chữ
6
7
1
8
2
4
5
3
6
7
1
8
2
4
5
3
t
n
r
u
y

d
i
t
r
u
y
d
i
t
d
i
t
i
t
r
u
y
d
i
t
r
u
y
Câu 3: Bằng cách n�y b?n v?a cú thờm hiờ? biết v?a
có thể hạn chế được lỗi chính tả khi viết văn?.
Ô chữ hàng dọc
Câu 5 : Nguyên nhân dùng từ sai âm khi nói?
Câu 6 : Từ láy diễn tả vẻ non, mượt, tươi tốt, đấy sức sống của cây lá?
Câu 7 : Từ đơn biểu thị tâm trạng khó chịu về 1 điều gì?
Câu 1 : Vị hăng nồng, làm nóng, tờ đầu lưỡi
Câu 8 : Điền từ này vào chỗ . của câu sau:
Sau khi phạm tội ác, hắn không hề thấy ... lương tâm.
Câu 2 : Phong tục đã bị lỗi thời.
Câu 4 : Từ Hán Việt có nghĩa là ăn uống?
Từ điển vui về Văn
- Học văn gọi là... Văn học.
- Văn có thể biến hóa là... Văn hóa!
- Văn ăn được là... Văn khế!
- Văn có thể mặc là... Văn khố!
- Văn biết nói là... Văn tự.
- Văn viết về đề tài chiến tranh là... Văn võ!
- Văn viết trong vở gọi là... Văn vở
- Văn tạo ra gió là ..Văn phong
- Văn thi đấu thể thao là ..Văn vật
- Văn dùng để cống gọi là ...Văn hiến
- Văn có thể tiêu được là ... Văn hào
- Văn để lâu gọi là Văn cổ
- Văn của mÊy chú trong tù thì gọi là.. gọi là .. Văn phạm

Học sinh với bóng đá
- Thầy cô giáo: Trọng tài.
- Cha mẹ học sinh: Huấn luyện viên.
- Học sinh: Cầu thủ, thủ môn.
- Bị gọi lên bảng : Thủ môn đứng trước quả phạt đền!
- Điểm kém : Sút thủng lưới nhà !
- Điểm cao : Ghi bàn rồi !
- Quay bài bị nhắc nhở : Thẻ vàng.
- Bị phạt đứng góc lớp : Phạt góc !
- Bị đuổi ra khỏi lớp : Thẻ đỏ.
- Học kỳ 1 : Đá lượt đi.
- Học kỳ 2 : Thi đấu trận lượt về !
- “To nhỏ” trong giờ kiểm tra : Phối hợp ghi bàn !
- Bị viết bản kiểm điểm : Treo giò !
- Ra chơi : Thời gian nghỉ giữa hai hiệp đấu !
- Từ tiết 1 đến tiết 4 : Hiệp 1, hiệp 2, hiệp phụ thứ nhất và thứ 2 !
Tiết 5 : Thi sút luân lưu 11m !
Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục đối chiếu những lỗi dùng từ sai đã tìm được ở lớp với một bài làm (ở môn học khác) của bản thân để sửa lại cho đúng.
- Rèn luyện kĩ năng nói, viết dùng từ chuẩn mực.
- Soạn: ôn tập tác phẩm trữ tình:
Hệ thống hóa các tp trữ tình đã học theo mẫu:

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thu Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)