Bài 15. Đòn bẩy

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hải | Ngày 26/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 15. Đòn bẩy thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:




THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN DẠY HỌC KIẾN THỨC
“ĐÒN BẨY” – VẬT LÍ 6
THEO PHƯƠNG PHÁP “ BÀN TAY NẶN BỘT”
NHẰM PHÁT HUY TÍNH
TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH.
Sinh viên thực hiện: Đào Việt Phương.
Nguyễn Thị Minh Lý.
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Xuân Thành. Phạm Quốc Toản.
Theo phương pháp này, chúng tôi đã thiết kế tiến trình dạy học kiến thức “Đòn bẩy” Vật Lí 6 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động nhận thức.
Chuẩn bị giảng dạy
Tiến trình dạy học bài “Đòn bẩy” theo BTNB
Pha 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
Pha 2: Hình thành câu hỏi của học sinh.
Pha 3: Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.
Pha 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu.
Pha 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức.


2. Chế tạo thí nghiệm

- 20 ngôi sao nhỏ có khối lượng kích thước như nhau có đục lỗ ở giữa để gắn lên trục của hộp.
- Hai hộp nhỏ có gắn đinh ốc để đặt vật nặng.
- Một thước dài 30cm và một thước dài 50 cm có chỉ rõ tâm thước.
- Hai thanh đàn hồi, một thanh tiết diện là hình vuông, một thanh tiết diện là hình tam giác.
- Đặt mỗi hộp nhỏ vào một đầu của thanh thước sao cho hộp có thể di chuyển được trên thước; sau đó đánh dấu hộp 1, hộp 2.
Chuẩn bị giảng dạy
Thực nghiệm sư phạm
Buổi 1+2(Giảng dạy pha 1 và 2)
Tình huống xuất phát và hình thành câu hỏi của học sinh
Theo em, làm thế nào di chuyển được hòn đá ra chỗ khác để chàng trai thực hiện được lời hứa của mình?
Trong quá khứ khi chưa có máy móc, thiết bị hỗ trợ hiện đại thì con người đã dùng những cách nào để nâng một vật nặng lên dễ dàng hơn, giảm bớt công sức cho con người?
Theo các em, làm thế nào để giảm bớt công sức nâng vật khi sử dụng đòn bẩy?
Thực nghiệm sư phạm
Buổi 2(pha 3) Xây dựng giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.


Nếu tính toán chính xác khoảng cách từ vật đến trục quay thì chúng ta có thể nâng vật lên dễ dàng hơn
Phiếu tổng kết kiến thức

- Mỗi đòn bẩy đều có môt điểm tựa, trọng lực của vật cần nâng và lực cần để nâng vật.
- Khi trục quay ở giữa đòn bẩy, 2 bên của tải sẽ cân bằng nhau.
- Vật gần trục quay thì dễ nâng lên hơn nhưng lên một độ cao thấp hơn.
- Vật xa trục quay hơn thì khó nâng lên hơn nhưng lại nâng được lên cao hơn.
Củng cố kiến thức
Kết quả thu được
Điều tra tại lớp 6A3 – THCS Nguyễn Tất Thành.
86 % học sinh trả lời rằng thu được nhiều kiến thức thực tế từ bài học.
73 % học sinh trả lời rằng tham gia tích cực vào quá trình thảo luận nhóm.
61 % học sinh trả lời rằng được rèn luyện khả năng thuyết trình khi thảo luận nhóm.
67 % học sinh trả lời rằng được rèn luyện khả năng viết và vẽ khi thảo luận nhóm.
95 % học sinh mong muốn
được tiếp tục
những giờ học
theo phương pháp này.
Khả năng áp dụng
Học sinh hứng thú học tập,
nghiên cứu tìm tòi kiến thức mới
Học sinh được rèn luyện kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết
Khả năng áp dụng
Qua phiếu điều tra, chúng tôi vui mừng nhận thấy học sinh rất mong có thêm những giờ học như vậy.
Vì có sự hạn chế về mặt thời gian cũng như năng lực của người thực hiện, nghiên cứu chỉ được thực hiện tại 1 lớp của trường THCS THPT Nguyễn Tất Thành nhưng đã đạt được những thành quả đáng kể như trên.
Chúng tôi hi vọng rằng phương pháp dạy học này có thể được áp dụng và triển khai rộng rãi trên toàn quốc.
Xin chân thành cảm ơn
các quý thầy cô
cùng các bạn sinh viên
đã chú ý lắng nghe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)